Chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi số giáo dục, ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho rằng, thách thức từ đại dịch đã trao cho mọi người cơ hội ứng dụng triệt để CNTT để đổi mới tổ chức dạy học.
Lúc này, giáo viên gửi bài giảng cho học sinh qua các kênh trực tuyến, các hoạt động trên lớp chỉ tập trung vào thảo luận, truyền đạt trọng tâm của bài học. Trong giờ học, để chương trình giảng dạy mới thành công, cần ứng dụng CNTT sao cho giáo viên làm việc ít đi và học sinh làm việc nhiều lên.
Nhìn chung, theo ông Mai Tấn Linh, nhà trường cần thay đổi bằng cách ứng dụng các nền tảng trực tuyến như Microsoft Teams, Zalo… để truyền tải nội dung bài học rồi dành thời gian giao tiếp với học sinh. Tính ứng dụng cao của CNTT sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức và đôi khi giải được bài toán về kinh phí cơ sở vật chất.
Chia sẻ phương pháp hỗ trợ việc dạy và học trực tuyến khi ứng dụng CNTT, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho biết, cơ sở giáo dục này chọn Microsoft Office 365 như một công cụ để chuyển đổi số.
Theo cô Thu Anh, cứ sau một thời gian, các lớp học trên Microsoft Teams lại có sự cải tiến tốt hơn về mặt kỹ thuật. Việc cải tiến công cụ giao tiếp là một điều kiện quan trọng để các hoạt động tương tác trực tuyến trở nên hiệu quả.
Ông Phùng Việt Thắng - Giám đốc Kinh doanh phụ trách khối Doanh nghiệp và Chính phủ, Microsoft Việt Nam cũng chia sẻ, so với ở các doanh nghiệp, việc đầu tư, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục khó khăn hơn bởi không có những thước đo cụ thể. Hiệu quả đầu tư chính là thước đo về con người và phải trải qua rất nhiều năm.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, nói vậy không có nghĩa là chúng ta không có động lực đầu tư công nghệ vào giáo dục.
“Đầu tư công nghệ cho giáo dục chính là để phục vụ xu hướng phát triển tất yếu về giảng dạy và học tập. Đổi mới trong giáo dục không chỉ là việc thay vì đến lớp ta sẽ ngồi học từ xa, mà còn là việc ứng dụng công nghệ như thế nào để thay đổi công tác quản lý, vận hành và giảng dạy học tập”, ông Thắng nói.
Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Giáo dục Việt Nam trên nền tảng CNTT vì thế được kỳ vọng sẽ giúp các nhà giáo dục thay đổi việc học tập cho học sinh và xây dựng một thế giới tươi sáng hơn cho ngành giáo dục Việt Nam.
Trọng Đạt
" alt=""/>Thành quả chuyển đổi số giáo dục phải đo bằng rất nhiều nămĐối với bệnh nhân Thanh, nguy cơ tử vong lên tới hơn 70%. May mắn, bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời. Khi lọc máu, bác sĩ bất ngờ vì túi dịch đông đặc mỡ, chỉ số triglyceride rất cao.
Theo PGS Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, giai đoạn từ cuối tháng 12 Âm lịch tới hết tháng Giêng, trong số bệnh nhân nhập viện, ngoài các loại bệnh truyền nhiễm, viêm phổi, lượng người cấp cứu vì viêm tụy cấp tăng lên đáng kể. Khai thác thông tin của các bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy điểm chung là ăn nhậu quá độ. Nhiều bệnh nhân còn rất trẻ cũng cấp cứu vì viêm tụy cấp.
Về căn bệnh này, giáo sư Bình cho biết viêm tụy cấp là tình trạng viêm và tự hủy mô tụy cấp tính. Trước đây, nguy cơ tử vong của căn bệnh này lên tới 50%. Hiện nay, bệnh được điều trị tích cực bằng lọc máu và các biện pháp khác nên tỷ lệ tử vong thấp hơn. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn nguy cơ tử vong vẫn rất lớn.
Dấu hiệu chính nhận biết bệnh là:
- Đau bụng, người bệnh đau bụng dữ dội, đau sau ăn, đau vùng thượng vị dễ nhầm lẫn với đau dạ dày, đau quặn có thể xuyên ngang thắt lưng.
- Buồn nôn, các triệu chứng nôn ói, buồn nôn tăng lên, bí trung, đại tiện.
- Sốt khi đau bụng nhiều kèm theo nôn ói.
Vì vậy, sau khi liên hoan, người có tiền sử tăng mỡ máu cần lưu ý tới các biểu hiện của bệnh viêm tụy cấp để đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu bất thường, không nên chờ đợi ở nhà, tự uống thuốc giảm đau. Bởi bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong do suy đa tạng.
Để phòng bệnh, giáo sư Bình khuyến cáo mọi người cần có thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia. Những người có tiền sử tăng mỡ máu, đặc biệt là tăng triglyceride, cần thận trọng với viêm tụy cấp.
Ông Thông chia sẻ: “Trước đây khi còn thanh niên, tôi không có khái niệm đi khám, mà chỉ khi ốm mệt lắm mới đi khám, tôi thật sự mệt mỏi vì đi khám là phải chờ chực lâu.
Giờ đây bước sang độ tuổi thất thập, bệnh tật luôn “rình rập” nên với tôi lúc này không có gì quý hơn ngoài “tài sản” sức khỏe. Cũng may từ khi biết tới dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC thì việc chăm sóc sức khỏe của tôi và các thành viên trong gia đình trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều”.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi được GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí - Nhà sáng lập, nay là Chủ tịch Hội đồng cố vấn MEDLATEC Group “khai sinh” cách đây gần 3 thập kỷ với mong muốn mang đến người dân hình thức chăm sóc sức khỏe tiện lợi. Lựa chọn hình thức chăm sóc khỏe tại nhà này, không riêng gia đình ông Thông, mà hiện có 4 triệu người dân trên toàn quốc tin tưởng lựa chọn để chăm sóc sức khỏe tiện ích, chủ động.
“Tiến trình” xét nghiệm - Tiện ích “vàng” nâng cao trải nghiệm dịch vụ
Trước đây, mặc dù dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi mang đến nhiều tiện ích nhưng vẫn có khách hàng thấp thỏm về thời gian lấy mẫu - trả kết quả, nhân viên đến lấy mẫu là ai… nay với nhiều cải tiến từ MEDLATEC, người dân có thể chủ động theo dõi chi tiết tiến trình sử dụng dịch vụ tại nhà của mình.
Có được điều này là nhờ quản lý “Tiến trình lấy mẫu” trên ứng dụng y tế số My Medlatec, do Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Y tế số MED-ON (thành viên trực thuộc MEDLATEC Group) phát triển.
Với tính năng này, người dùng có thể chủ động theo dõi “tiến trình” dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của mình, gồm: thông báo lịch hẹn, thời gian cụ thể lấy mẫu, tình trạng kết quả và tư vấn kết quả xét nghiệm.
Lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà nhiều năm nay, ông Thông chia sẻ: “Tôi thấy dịch vụ không ngừng đổi mới và kiện toàn tiện ích. Giờ đây dịch vụ còn tuyệt vời hơn khi ngay trên điện thoại chỉ cần tải app My Medlatec đã mang đến cho chúng ta rất nhiều tiện ích thiết thực. Điều tôi tâm đắc nhất là chủ động được thời gian đặt lịch, sau đó ngay khi có kết quả, ứng dụng tự động lưu toàn bộ kết quả để trở thành hồ sơ sức khỏe số, rất thuận tiện cho tra cứu, so sánh các chỉ số/ danh mục giữa các lần khám/xét nghiệm”.
“Cá nhân hóa” chăm sóc sức khỏe bằng cái chạm tay
Bên cạnh trải nghiệm tuyệt vời của tính năng theo dõi tiến trình xét nghiệm, ứng dụng My Medlatec giúp “cá nhân hóa” người dùng. Theo đó, chỉ bằng một cái chạm tay trên ứng dụng y tế thông minh, người dân được hưởng ngay nhiều lợi ích thiết thực khác như:
Đặt lịch dễ dàng: Với thông tin khai báo khi cài ứng dụng được tự động lưu trên ứng dụng nên khách hàng không cần khai báo lại khi đặt lịch.
Tra cứu kết quả nhanh chóng: Ngay khi có kết quả xét nghiệm, khách hàng đồng thời nhận được tin nhắn thông báo và xem chi tiết kết quả.
Tránh lo lắng: Tính năng nhận diện chính xác nhân viên đến lấy mẫu để tránh các trường giả mạo đến lấy mẫu xét nghiệm.
Hồ sơ sức khỏe số: Tạo lập hồ sơ sức khỏe số khoa học cho bạn và gia đình.
Bảo mật: Toàn bộ thông tin cá nhân, hồ sơ sức khỏe của khách hàng, MEDLATEC cam kết bảo mật...
Với tính nhân văn và những giá trị đem lại cho cộng đồng, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi MEDLATEC vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm dịch vụ chất lượng ASEAN 2023". Đồng thời, ứng dụng My Medlatec được vinh danh “Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc” tại Lễ trao Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards năm 2023. Đây cũng là phần mềm y tế duy nhất đạt Giải thưởng Sao Khuê 2023 tại hạng mục “Lĩnh vực Y tế và chăm sóc sức khỏe”.
Tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 56 56 56.
Các bước cài đặt app My Medlatec Bước 1: Tìm kiếm từ khóa “My Medlatec” trên kho ứng dụng App Store, hoặc Google Play; Bước 2: Đăng ký số điện thoại và nhập mã OTP được gửi vào số điện thoại; Bước 3: Hoàn thiện thông tin cá nhân để đồng bộ dữ liệu trên hồ sơ sức khỏe tại MEDLATEC. |
Thế Định
" alt=""/>Theo dõi ‘tiến trình’ xét nghiệm