- Tin sao Việt ngày 19/3: MC 'Bạn muốn hẹn hò' đăng bức hình selfie kèm trạng thái lưỡng lự không biết chọn đôi nào trong bộ sưu tập dép tổ ong khiến các fan phì cười.
- Tin sao Việt ngày 19/3: MC 'Bạn muốn hẹn hò' đăng bức hình selfie kèm trạng thái lưỡng lự không biết chọn đôi nào trong bộ sưu tập dép tổ ong khiến các fan phì cười.
Phát biểu tại lễ khai giảng, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, Chủ nhiệm Câu lạc bộ VCDC cho biết: “Hoàn thiện hạ tầng số được xem là điều kiện tiên quyết trong kế hoạch đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số của Việt Nam. Ở đó, chữ ký số đóng một vai trò quan trọng và sự ra đời của chữ ký số từ xa Remote Signing chính là giải pháp hữu hiệu để hiện thực hóa mục tiêu phổ biến chữ ký số. Chúng tôi tin rằng, giải pháp Remote Signing sẽ tạo ra một cú huých cho phát triển giao dịch điện tử”.
Qua hơn 10 năm phát triển, chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đóng một vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng chính phủ điện tử… tại Việt Nam. Trái ngược với thị trường chữ ký số cho tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam về cơ bản đã bão hòa, thị trường chữ ký số cho cá nhân vẫn bị bỏ ngỏ, chỉ chiếm 5% thị phần.
Việc Bộ TT&TT cuối năm 2019 ban hành Thông tư 16/2019/TT-BTTTT quy định hạng mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa Remote Signing đã tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển chữ ký số cho cá nhân.
![]() |
Ông Vũ Văn Xứng, Chuyên gia VCDC, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm định sản phẩm mật mã dân sự, Ban Cơ yếu Chính Phủ là một trong những giảng viên của khóa đào tạo. |
Là một hoạt động nằm trong kế hoạch thúc đẩy triển khai chữ ký số cho cá nhân tại Việt Nam, khóa đào tạo triển khai chữ ký số từ xa Remote Signing có sự góp mặt của các học viên đến từ 10 đơn vị CA công cộng, bao gồm: VNPT, Viettel, BKAV, CMC, FPT, EFY Việt Nam, Nacencomm, Vina CA, MISA, SoftDreams.
Tham gia khóa đào tạo với giảng viên là những chuyên gia trong lĩnh vực chứng thực điện tử, các CA nắm được quy mô thị trường chữ ký số cá nhân và hướng tiếp cận khai thác, yêu cầu triển khai Remote Signing và cách tiếp cận xây dựng bộ tiêu chí đáp ứng và kiểm định giải pháp ký số từ xa.
Ông Phùng Huy Tâm, Giám đốc điều hành CA2, Phó Chủ nhiệm VCDC đồng thời là giảng viên của khóa đào tạo chia sẻ: “Chương trình đào tạo này thể hiện mong muốn của tất cả các đơn vị CA đồng hành cùng Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia thúc đẩy nhanh chóng việc triển khai cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa ra thị trường. Chúng tôi đặt kế hoạch dịch vụ Remote Signing sẽ chính thức được cung cấp cho khách hàng vào quý II/2021”.
Trước đó, vào đầu tháng 11/2020, VCDC đã ký kết hợp tác với Công ty HPID và Công ty HPSI - 2 đơn vị đại diện của các hãng phần cứng bảo mật lớn trên thế giới để cùng phát triển giải pháp ký số di động “Make in Vietnam”.
Tại thời điểm đó, đại diện VCDC cho biết, nhắm tới đối tượng người dùng cá nhân, giải pháp ký số di động “Make in Vietnam” sẽ được phát triển dựa trên cơ sở hợp tác 3 bên. Giải pháp được kỳ vọng góp phần đẩy nhanh hơn quá trình triển khai chữ ký số cá nhân với giá thành hợp lý, giúp việc áp dụng chữ ký số cho các cá nhân, hộ kinh doanh tại Việt Nam được khả thi và sớm đưa vào thực tế.
Được thành lập từ cuối năm 2017, Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam – VDCA là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và giao dịch điện tử, với tôn chỉ và mục đích góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam, góp phần đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các giao dịch điện tử. Tính đến nay, Câu lạc bộ VDCA đã tập hợp được 14 thành viên gồm VNPT, Viettel, FPT, Bkav, EFY Việt Nam, Nacencomm, NewCA, Vina CA, Thái Sơn, HPID, SafeCA, MK Group, CMC và SoftDreams." alt=""/>Đào tạo triển khai chữ ký số từ xa cho các CA công cộng"Tôi bất ngờ, không nghĩ bản thân đã làm tốt như vậy", Lang Tranh chia sẻ về điểm thi ĐH. Nam sinh cho biết sẽ đăng ký chuyên ngành Lịch sử và Quan hệ Quốc tế của ĐH Bắc Kinh.
Nói về lý do lựa chọn chuyên ngành, Lang Tranh mong muốn sau khi tốt nghiệp sẽ làm công chức nhà nước. "Tôi hy vọng trong tương lai có thể phục vụ cho nhân dân và trả ơn những người đã cứu sống tôi", nam sinh nói thêm.
Đối với Lang Tranh, việc đỗ vào ĐH danh giá là cách duy nhất để đền đáp công ơn, kỳ vọng và sự quan tâm của mọi người dành cho anh.
Kể từ sau khi trận động đất qua đi, Lang Tranh luôn được truyền thông chú ý. "Lòng biết ơn là điều quan trọng nhất mà tôi đã học được sau trận động đất", Lang Tranh nói.
Sở hữu số điểm ấn tượng, Lang Tranh nhận được lời mời của ĐH Bắc Kinh và ĐH Nhân dân Trung Quốc. Nói về phương pháp học, nam sinh cho biết điều quan trọng nhất, mỗi người phải có một phương pháp học phù hợp với bản thân.
"Mỗi tối, tôi thường xem trước bài học hôm sau. Vạch ra những ý chính, làm rõ nội dung của bài, những kiến thức không hiểu tôi tập trung nghe giảng trên lớp và hỏi lại giáo viên", nam sinh cho biết.
Trong giai đoạn nước rút, Lang Tranh cho biết cần phải biết cân bằng giữa việc ôn tập và thời gian nghỉ ngơi, luôn giữ tâm lý thoải mái. Bố mẹ Lang Tranh kể con trai luôn tự đề ra một kế hoạch học tập chi tiết, họ chưa bao giờ phải thúc giục hay nhắc nhở con về vấn đề học hành.
Thầy Lưu Xương Chí - Hiệu trưởng trường THPT ở Miên Dương cho biết Lang Tranh là học sinh có tinh thần trách nhiệm xã hội cao. "Em luôn có mục tiêu học tập rõ ràng. Tôi đánh giá cao sự nỗ lực và tinh thần học hỏi của Lang Tranh. Em ý thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân", người này nói.
Khi nhắc đến cậu học trò, ông không giấu được sự tự hào: "Lang Tranh mong muốn làm công chức nhà nước trong tương lai là cách em đền đáp lại công ơn của xã hội. Tôi tự hào vì em có trái tim biết ơn những người xung quanh".
Hình ảnh Lang Tranh nằm giữa đống đổ nát trong trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008 may mắn được cứu sống khiến người dân Trung Quốc xúc động. Thời điểm đó, nam sinh mới 3 tuổi, mắc kẹt trong đống đổ nát gần 20 tiếng, tay trái bị thương. Khi được một nhóm binh sĩ phát hiện và giải cứu, cậu bé đã giơ tay phải trong tư thế chào cờ như lời cảm ơn. Từ đó, Lang Tranh có biệt danh là "cậu bé chào cờ".
Theo 163