

|
Bà Hoa học Cử nhân Luật để đòi công bằng cho đứa em trai |
Học luật vì cái chết tức tưởi của đứa em trai
Bà Phan Thị Kim Hoa, SN 1960 (ngụ ấp Thạnh Lạc Đông, Thạnh Nhựt, Gò Công Tây, Tiền Giang) hàng ngày chạy xe ra chợ Vĩnh Bình (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây) ngồi bán chuối, trứng vịt và một số món lặt vặt khác kiếm sống. Suốt mười mấy năm buôn bán, bà chỉ mong có đủ tiền nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Đùng một cái, người dân ở chợ quê này bất ngờ khi biết tin bà có bằng Cử nhân Luật.
Câu chuyện học để biết luật của bà là cả một quá trình gian nan để đòi lại công bằng cho đứa em trai bị người ta đánh chết nhưng tòa xử không thỏa đáng. Bà Hoa tâm sự: “Trước đây tôi có đi học nhưng chỉ mới lấy bằng tốt nghiệp cấp 3 sau đó làm giáo viên mầm non, đến năm 1994 kinh tế gia đình khó khăn nên tôi nghỉ ra chợ bán lặt vặt để kiếm tiền nuôi 4 đứa con ăn học”.

|
Bà Hoa vừa bán chuối vừa nghiên cứu luật bảo hiểm |
Năm 2007, đứa em trai của bà Hoa tên Phan Chí Hiếu mắc chứng tâm thần nhẹ đi vào vườn bị người ta vu cho tôi ăn cắp rồi 7 thanh niên đánh đập, trói đưa vào công an xã Long Bình (Gò Công Tây) và sau đó chết tại bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi xử sơ thẩm 3 lần rồi đến 2 lần phúc thẩm tòa đều tuyên không thỏa đáng.
Bà Hoa nhớ lại: “Năm 2010 khi tòa xử phúc thẩm lần 2 vẫn tuyên không thỏa đáng nhưng tôi không biết luật nên rất uất ức. Trong khi kết luận bệnh viện và giám định pháp y em tôi chết không có tụ máu bầm, vết thương ở đầu còn biên bản lời khai là em tôi tự đập đầu vô cửa sắt mà chết. Cơ quan cảnh sát điều tra tạm giam 2 đối tượng 6 tháng 3 ngày thì tòa tuyên đúng ngày tạm giam để thả ra còn 5 đối tượng khác được hưởng án treo. Em tôi bị đánh chết nhưng tòa chỉ tuyên bắt giữ người trái pháp luật. Vì vậy, tôi tiếp tục đi khiếu nại và quyết học luật để đòi lại công bằng cho đứa em trai đã chết của mình”.

|
Chiếc xe "cà tàng" vừa là phương tiện mưu sinh vừa đi học của bà Hoa |
Theo bà Hoa, uất ức nhất là 7 đối tượng này không những không thi hành án 33 triệu tiền bồi thường, không hề đến thắp 1 nén nhang xin lỗi mà còn thách thức khi bà đi khiếu nại để đòi công bằng cho em trai.
Sau khi kết thúc phiên tòa vụ em trai bị đánh chết, bà Hoa lên ngay Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh hỏi thủ tục học Cử nhân Luật hệ từ xa do trường Đại học Cần Thơ tổ chức đào tạo. Do có bằng tốt nghiệp cấp 3 và đủ điều kiện nên bà đăng ký học.
Suốt 4 năm học là cả một quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi của bà khi đó đã ngoài 50 tuổi. Mỗi học kỳ bà đều phải học tập trung 3 đợt với mỗi đợt từ 15 đến 20 ngày. Những ngày đó bà phải thức dậy từ khuya để dọn hàng ra chợ nhờ mấy người bạn ở sạp kế bên bán giúp rồi chạy chiếc xe gắn máy "cà tàng" lên trung tâm tỉnh cách đó gần 30 km để học.

|
Bà Hoa là tấm gương để những đứa con phấn đấu noi theo |
Trong quá trình học, bà phải làm đủ thứ mọi việc từ việc bán chuối, trứng vịt đến lượm ve chai, bán bảo hiểm… để có tiền đóng học phí cho mình và 4 đứa con đang học phổ thông.
Tuy nhiên, số tiền kiếm được không đủ nên phải vay nợ khắp nơi với quyết tâm lấy cho được tấm bằng Cử nhân Luật. Bà Hoa tâm sự: “Học kỳ nào cũng vậy tôi và mấy đứa con đều đóng học phí vào giờ chót. Có đợt đi thi không có tiền nên tôi mượn của chị Nguyễn Thị Nê, Chủ tịch Hội khuyến học xã Thạnh Nhựt để có tiền lộ phí”.
Chuyện đi học Cử nhân Luật của bà Hoa nhiều người ủng hộ nhưng chồng bà kiên quyết không đồng ý vì biết rằng học xong cũng không biết để làm gì. Bà Hoa cho biết: “Lúc đó chồng tôi nói cán bộ công chức học để lên lương, lên chức còn tôi quanh năm suốt tháng chỉ bán chuối, trứng vịt thì học lấy bằng về cho “ông Táo” ở nhà bếp xem chứ chẳng giúp ích gì. Tuy nhiên, biết tính tôi cản cũng không được nên ổng đành chấp nhận”.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Chủ tịch Hội khuyến học huyện Gò Công Tây cho biết: “Tấm gương hiếu học của bà Hoa khiến nhiều người nể phục khi lớn tuổi, bận mưu sinh lại vừa học vừa làm để lấy bằng Cử nhân Luật. Huyện hội đang đề nghị UBND huyện khen thưởng để tuyên dương tấm gương hiếu học của bà và gia đình”.
Quyết đòi công bằng cho đứa em trai và giúp đỡ người nghèo

|
Bà Hoàng kể chuyện giúp bán hàng khi bà Hoa bận đi học |
Mấy ngày nay, khi có thông tin bà Hoa bán chuối lấy được bằng Cử nhân Luật khiến cả chợ Vĩnh Bình xôn xao. Không ngờ bà lão đầu bạc trắng, suốt ngày bán chuối, trứng vịt lại lấy bằng Cử nhân Luật mà ngay cả thế hệ trẻ cũng mơ ước.
Bà Cao Kim Hoàng, 52 tuổi bán đậu hủ ở chợ Vĩnh Bình cho biết: “Tôi bán đậu hủ kế bên sạp của bà Hoa nên thường bán giúp bà những lúc đi có công việc gì đó. Lâu lâu lại có đợt bà Hoa nhờ tôi bán giúp nói là đi học luật nhưng ban đầu mấy chị em ở đây không ai tin. Thời gian sau thấy bà vừa bán hàng vừa đem sách luật ra học rồi giờ bà có bằng Cử nhân Luật mọi người ai cũng bất ngờ và khâm phục ý chí của bà”.

|
Bà Hoa hôm nhận bằng Cử nhân Luật |
Hôm phóng viên ghé chợ Vĩnh Bình, bà Hoa vừa ngồi bán hàng vừa lấy sách Luật bảo hiểm ra nghiên cứu. Hỏi ra mới biết, khách hàng mua bảo hiểm xe gắn máy nhưng khi xảy ra tai nạn công ty bảo hiểm không chịu bồi thường, bà nghiên cứu để tìm cách giành quyền lợi cho họ. Bà Hoa tâm sự: “Người nghèo không hiểu biết pháp luật khổ đủ đường đến viết cái đơn cũng phải thuê, mướn nói gì đến đòi quyền lợi cho mình. Tôi mơ ước sẽ học Luật sư để giúp đỡ, tư vấn pháp luật cho người nghèo”.

|
Tấm bằng Cử nhân Luật của bà Hoa sau 4 năm miệt mài học tập |
Vừa rồi, bà Hoa gom góp tiền bạc bắt xe khách ra tận Hà Hội để đến trụ sở tiếp công dân Trung ương gặp Thường trực tiếp công dân của Quốc hội khiếu nại về vụ án của đứa em trai mình bị đánh chết. Sau khi nhận đơn, Thường trực tiếp công dân của Quốc hội đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao. Bà Hoa hy vọng sắp tới vụ án sẽ đưa ra xét xử giám đốc thẩm để lấy lại công bằng và đứa em trai chết được yên lòng.

|
Bà Hoa muốn trở thành Luật sư để giúp đỡ người nghèo |
Hằng ngày bà vẫn miệt mày bán dăm ba nải chuối, mớ trứng vịt để kiếm vài chục ngàn đồng lo cho con và chính bản thân mình ăn học. Mái đầu bạc trắng mà bà vẫn miệt mài nghiên cứu luật để đòi lại công bằng cho đứa em trai của mình và muốn giúp đỡ người nghèo khiến nhiều người khâm phục.
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Chuyện chưa kể về người bán chuối lấy bằng cử nhân Luật
Chương trình thực tế “Ước Mơ Việt Nam” đã kết thúc hành trình của năm thứ 2 với việc trao tặng 104 suất học bổng tương đương 1 tỷ 40 triệu đồng cho 104 học sinh nghèo trên khắp cả nước. Tiếp bước tới trường
Trong năm thứ 2 này, Ước mơ Việt Nam đã đi qua 63 tỉnh thành trên cả nước, tìm kiếm những em học sinh học giỏi nhưng không may có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cần có sự giúp đỡ của các mạnh thường quân.
Hầu hết các em được nhận học bổng từ chương trình đều là học sinh cấp 3 đang chuẩn bị bước chân vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Tiếp tục đến trường để tốt nghiệp cấp 3, thực hiện ước mơ trở thành những cô cậu sinh viên đại học hay buộc phải nghỉ học để phụ giúp gia đình.
Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, các em đều có một mong muốn là được đi học, để đổi đời, để sau này trở về giúp đỡ gia đình, hàng xóm và làng quê mình. Nhưng sự khó khăn, cực khổ cứ đeo bám các em và dần tước đi tia sáng đến trường mong manh của các em.
 |
|
Lâm Thị Hương, học sinh lớp 9A2 trường THCS thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã nhiều lần muốn bỏ học để đi làm thuê, kiếm thêm thu nhập giúp đỡ gia đình. Bố của em chạy xe ôm, thu nhập không ổn định, nhà lại không có ruộng vườn để canh tác. Hàng ngày, em vẫn về nhà để phụ giúp bố việc nhà như đi cắt rau cho dê ăn, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ cơm nước. Thức ăn của hai bố con và bà nội chỉ có cơm, rau. Ngày nào bố em kiếm được tiền thì bữa cơm đó mới có thêm ít thịt.
Gia đình khó khăn là vậy, nhưng bố Hương luôn động viên em đi học đầy đủ, có học thì mới mong thoát nghèo. Và Hương chưa bao giờ phụ lòng bố. Sau này, Hương muốn trở thành cô giáo để giúp đỡ các em học sinh nghèo có hoàn cảnh như em được học cái chữ.
Em chia sẻ: “Nghề giáo viên mang lại cho em nhiều hứng thú. Em có thể dạy cho các bạn học sinh đang tầm tuổi như mình. Dạy những em chưa có kiến thức nhiều. Với những bạn ở trên bản không có điều kiện đi học thì em có thể đến tận nhà giúp đỡ, vận động các bạn đến trường học”.
Lâm Thị Hương chỉ là một trong số 104 nhân vật chính của chương trình. Ngoài em, các hoàn cảnh khác cũng rất khó khăn và đáng thương. Nguyễn Ngọc Mai, cô gái nhỏ bé 15 tuổi ở vùng sông nước Vĩnh Long hàng ngày phải gánh vác việc nhà như một người mẹ, người chị trong nhà. Bố em chẳng may bị tai nạn, gần như mất hoàn toàn kí ức, mẹ em bỏ đi vì không thể chịu nổi cảnh túng thiếu, cơ cực. Ông nội em 70 tuổi hiện đang là trụ cột chính trong gia đình, hàng ngày, ông phải làm thuê kiếm tiền nuôi con trai bệnh tật và các cháu còn nhỏ.
Thắp sáng ước mơ trẻ em nghèo vượt khó
Nếu chỉ gặp gỡ các em trên lớp và thấy nụ cười lạc quan của các em ở trường thì có lẽ không ai có thể tưởng tượng được các em đang sống trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn và vất vả như vậy. Qua những tập phim được phát sóng, nhiều mạnh thường quân từ khắp nơi đã bày tỏ sự quan tâm và muốn giúp đỡ các em học sinh của chương trình. Mỗi suất học bổng 10 triệu tuy không lớn những đã thắp sáng ước mơ cho rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng học giỏi.
Hãy cùng Ước mơ Việt Nam chắp cánh ước mơ cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhưng học giỏi. Mọi đóng góp, xin vui lòng liên hệ: Hội Khuyến học Việt Nam. Số Tk: 26010000198557- Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội hoặc Ban biên tập của chương trình, P2606, tầng 26, tòa nhà Euro Window Multi Complex, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. Website chính thức của của chương trình: http://uocmovietnam.vn/và fanpage Facebook: https://www.facebook.com/UMVIETNAM.
Chương trình “Ước mơ Việt Nam” do Đài Truyền hình Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và IB Group Việt Nam thực hiện, được phát sóng vào 20h30 thứ 4,5 hàng tuần trên VTV2.
Thúy Ngà" alt=""/>Hơn 1 tỷ đồng tặng học sinh nghèo khắp cả nước