“Với mình ngày 20/11 luôn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nên năm nay mình đã rủ các bạn streamer trong công ty cùng thực hiện bộ ảnh này để ghi lại khoảnh khắc tinh nghịch của những cô cậu học sinh”- MisThytâm sự.
Đặc biệt, MisThycòn chỉ thêm cho cậu bạn Hàn Quốc – Woossithêm một số điểm nổi bật và khác biệt giữa học sinh Hàn Quốc và học sinh sinh Việt Nam. “Ở Việt Nam được hơn 9 năm và cũng học các bạn người Việt, nhưng có một số từ ngữ cũng như một số trò tinh nghịch mà các bạn học sinh Việt Nam hay làm mà Woossi không thể hiểu được, thông qua sự giải thích của MisThy, Woossiđã hiểu một phần nào. Woossi thấy các bạn học sinh Việt Nam cũng dễ thương và tinh nghịch lắm” - Woossi chia sẻ.
Chia sẻ với GameSao,MisThycho biết thông qua bộ hình, cô nàng và những người bạn của mình muốn gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến những người thầy, người cô trên khắp nước Việt, những người lái đò tận tụy những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất. Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
Luật NetzDG của Đức có mục đích quản lý các mạng xã hội, bảo đảm họ xóa bỏ phát ngôn thù ghét trong một khoảng thời gian định sẵn - 24 giờ hoặc 7 ngày tùy theo mức độ phức tạp - sau khi nhận khiếu nại. Nếu không tuân thủ, số tiền phạt có thể lên tới 50 triệu EUR, dù vậy theo trang Spiegel Online, vẫn có thời gian chuyển đổi để doanh nghiệp chuẩn bị, kết thúc vào ngày 1/1/2018.
Luật được thông qua từ tháng 6 nhưng có hiệu lực từ 1/10. Bộ tư pháp sẽ lập nhóm 50 người để thi hành luật, được hỗ trợ tâm lý để đương đầu với những nội dung họ nhìn thấy.
Một dịch vụ phải có ít nhất 2 triệu người đăng ký mới bị luật mới quản lý. Facebook, YouTube và Twitter là các đối tượng ban đầu của luật song Spiegel Online dẫn nguồn tin giấu tên cho biết chính phủ đang tìm cách ứng dụng luật rộng rãi hơn, bao gồm nội dung trên các nền tảng như Reddit, Tumblr, Flickr, Vimeo, VK và Gab.
Trang tin cũng viết rằng mọi công ty mạng xã hội, bất kể quy mô, đều phải cung cấp danh tính một người cụ thể tại Đức để người dùng nộp đơn khiếu nại hoặc tiếp nhận yêu cầu thông tin từ điều tra viên. Câu hỏi cần được trả lời trong vòng 48 giờ nếu không muốn bị phạt.
" alt=""/>'Luật Facebook' của Đức chính thức có hiệu lựcMike Murphy, phóng viên của tờ Quartz vừa đưa ra một so sánh trên Twitter cá nhân. “Tôi có 6 chiếc smartphone đặt trước mặt và chúng đều giống nhau như đúc”. Mike hứa tặng 4 USD cho bất kỳ ai gọi tên đúng 6 chiếc smartphone như trong hình.
![]() |
Đối với Mike, các smartphone hiện tại đều giống nhau. Ảnh: Twitter. |
Theo Mike Murphy, chúng đến từ nhiều thương hiệu và có tên gọi khác nhau, tuy nhiên ông sẽ không thể gọi tên chính xác của chúng nếu được xếp trước mặt. Mike từng sử dụng di động đầu bảng mới nhất của Apple và Google là iPhone 7 Plus và Google Pixel, chúng đều có thiết kế mới mẻ và không quá xấu.
Với Mike, những model còn lại như Samsung Galaxy S7, LG V20, OnePlus 3, LeEco Pro 3... khiến ông có cảm giác mới nhưng lặp lại thiết kế của nhau. Dù chắc chắn rằng sẽ có sự khác biệt giữa smartphone cao cấp và tầm trung về chất lượng, tính năng hay giá cả, nhưng theo ông, Galaxy S7 cũng chỉ mang đến người dùng các tính năng mà Le Pro 3 có thể làm.
Mike cho rằng, công nghệ ngày càng phát triển, người dùng sẽ không còn mấy lý do để háo hức chờ đợi một siêu phẩm smartphone mang thiết kế độc quyền nào đó xuất hiện. Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra việc iPhone 7 mang dáng vẻ và tính năng không quá xa lạ với thế hệ tiền nhiệm. Họ cho rằng không còn nhiều chỗ để sáng tạo, ngay cả khi đó là một Apple từng làm thế giới điên đảo.
Các thương hiệu smartphone khác, dù đang là tập đoàn hùng mạnh hay chỉ mới chớm nở như Xiaomi, cũng đã nắm trong tay những công nghệ hiện đại như máy ảnh rõ nét, màn hình độ phân giải cao, quét vân tay, trợ lý ảo,... Bên cạnh đó, họ còn nâng cao dây chuyền sản xuất lắp ráp, và đang tiến gần tới mức độ chuyên nghiệp mà Apple đang có.
Suy cho cùng, khi đứng trước thị trường đầy ắp các dòng smartphone hiện đại, lý do để người dùng chọn mua chúng chỉ còn là nhãn hiệu. Liệu họ có phản là fan trung thành của Táo khuyết hay khách hàng lâu năm của Samsung, sẵn sàng chi ra số tiền không nhỏ để sở hữu phiên bản độc nào đó với chức năng không khác các bản thường.
Ở khía cạnh khác, người dùng sẽ không còn ngạc nhiên khi smartphone có thể làm được tất cả công việc mà máy tính bàn, hay laptop có thể làm. Kỹ thuật ngày càng tiên tiến, chip xử lý trên smartphone hiện nay mang sức mạnh không thua kém và có thể bỏ xa các dòng chip trên máy tính.
![]() |
Smartphone dần được ưa chuộng hơn máy tính. Ảnh: Morning Ticker. |
Điện thoại thông minh, máy tính bảng dần thay thế máy tính bàn và laptop trong cuộc sống bởi ưu điểm duy nhất là tính di động. Chúng dễ dàng mang theo, cất gọn, sử dụng nhanh chóng trong bất cứ điều kiện nào.
Thị trường smartphone phát triển đồng nghĩa thị trường máy tính giảm sút. Chỉ trong quý đầu năm nay, thị trường này đã giảm 10-12% lượng máy bán ra, theo IDC. Trải nghiệm khi sử dụng smartphone và máy tính luôn khác nhau, nhưng điện thoại thông minh sẽ phát triển phổ biến hơn thứ công nghệ sinh trước nó hàng chục năm.
Năm 2007, Apple phát minh ra khái niệm smartphone và nó đã bắt đầu phát triển từ lúc đó. Nhiều nhà phân tích dự đoán Táo khuyết có thể “tái phát minh” smartphone một lần nữa vào 2017, với model được cho mang tên iPhone 8 của hãng. Cùng với Apple, Samsung cũng sẽ ra mắt Galaxy S8 của họ vào năm sau.
Cả hai model này có thể mang nhiều công nghệ tiên tiến, đột phá so với những gì người dùng từng trải nghiệm. Cây bút Mike Murphy cho rằng, đây chắc chắn là lý do còn lại để người dùng có thể trông chờ vào các smartphone mới.
Và sau đó, có thể chẳng ai háo hức trông chờ một chiếc smartphone mới nữa. Thiết bị cầm tay đã phát triển đến giới hạn của mình. Smartphone rồi sẽ như PC, không ai còn quá quan tâm đến những model mới mà chỉ lựa chọn theo cảm giác về thương hiệu, giá tiền.
Theo Zing
" alt=""/>Không còn lý do để háo hức chờ smartphone mới