'Chân dài' đẹp miên man trên đường đua mạo hiểm
Ngẩn ngơ 'chân dài' tạo dáng bên xế sang
Ngắm siêu xe khủng của cảnh sát trên thế giới
Chân dung những người chơi xe “khủng” nhất Hà Nội
Người đẹp khoe dáng sexy bên siêu xe Lamborghini
Xu hướng smart home đang nổi lên mạnh mẽ
Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Từ nhà máy thông minh đến ngôi nhà thông minh” ngày 26/4, ông Lê Ngọc Tuấn, CEO Robo Solutions cho biết xu hướng nhà thông minh đang phát triển mạnh mẽ với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI). Thiết bị thông minh trong ngôi nhà có thể nhận biết để thay đổi nhiệt độ mà chủ nhân mong muốn. Với thiết bị của Google, chỉ sau 1 tuần điều khiển có thể học cách điều chỉnh điều hòa của một gia đình.
Trên thế giới, đã có những doanh nghiệp xuất phát từ nghề bán sách như Amazon rồi trở thành công ty đem thiết bị gia đình thông minh đến nhiều ngôi nhà. Hầu hết, các thiết bị trong ngồi nhà đều có thể giao tiếp bằng giọng nói bởi các chúng được kết nối với loa thông minh giá rẻ.
Ông Lê Ngọc Tuấn đưa ra con số tại Mỹ có khoảng 50% gia đình sử dụng thiết bị thông minh trong ngôi nhà, trong khi Việt Nam và Trung Quốc con số này chỉ dưới 10%. Nhưng đến năm 2028, số hộ gia đình Trung Quốc sử dụng thiết bị thông minh sẽ là trên 50%. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam sẽ đi sau Trung Quốc vài năm.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Tùng, CEO của Songnam Group cho rằng không chỉ có nhà thông minh mà xu hướng là tòa nhà thông minh, khu đô thị thông minh và thành phố thông minh. Để phục vụ xu hướng này cần có hệ thống chiếu sáng thông minh, công tắc thông minh… Dữ liệu của tòa nhà thông minh sẽ kết nối với đô thị thông minh để cung cấp những tiện ích cho người dân.
Doanh nghiệp smart home Việt cần hợp tác với nhau
Chia sẻ về bức tranh thị trường smart home Việt, ông Lê Ngọc Tuấn cho rằng những năm gần đây, Việt Nam bùng nổ công ty làm về smart home. Thế nhưng, những công ty này chủ yếu nhập sản phẩm và nền tảng của Trung Quốc đóng mác Việt Nam. Quy mô thị trường smart home Trung Quốc đến năm 2025 khoảng 37 tỷ USD, nhưng quy mô thị trường Việt Nam nhỏ hơn khoảng 100 lần. Bên cạnh lợi thế quy mô, Trung Quốc còn có công nghệ và nhiều nhà máy sản xuất thiết bị smart home giá rẻ.
Ông Tuấn đơn cử thị trường loa thông minh Việt Nam quá bé nên một số doanh nghiệp sản xuất không thể cạnh tranh nổi với sản phẩm từ Trung Quốc. Rất hiếm hoi loa của Việt Nam có thể tồn tại như Vivi trên xe ô tô của Vinfast. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam rất ít hợp tác với nhau nên chuỗi giá trị của Việt Nam không nhiều. Trường hợp hiếm là Rạng Đông kết hợp với FPT từ 2019 để phát triển nền tảng kết nối thiết bị thông minh Make in Vietnam. Đây là mô hình cần nhân rộng bởi thị trường này đang bị cạnh tranh từ Trung Quốc.
Tại hội thảo này, ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Trung tâm Phát triển kỹ thuật số Rạng Đông cho biết, trước năm 2020, Rạng Đông chưa có tên trên bản đồ smart home Việt Nam và phải đến năm 2022, công ty mới bước chân mạnh mẽ vào thị trường này. Rạng Đông mong muốn đến năm 2025 trở thành nhà cung cấp giải pháp smart home hàng đầu Việt Nam và có thể xuất khẩu sản phẩm smart home. Tuy nhiên, ông Cường cũng nhận định đây thực sự là mục tiêu rất thách thức.
Đại diện Rạng Đông cũng nhận định, thị trường smart home Việt Nam chưa bùng nổ mà mới ở giai đoạn đầu, nhưng đây là thị trường tiềm năng và rất cạnh tranh. Thị trường vẫn tương đối phân mảnh và độc quyền theo từng hãng bởi khi khách hàng sử dụng sản phẩm của một hãng nào đó sẽ khó chuyển sang hãng khác. Tại Việt Nam, tuy có nhiều công ty làm smart home, nhưng lại chưa chú trọng đến chứng chỉ, tiêu chuẩn quốc tế bởi đây là yêu cầu bắt buộc khi ra nước ngoài.
“Rạng Đông có phân ra 6 lớp sản phẩm, 3 lớp đầu tiên là làm sản phẩm truyền thống, 3 lớp sau là lớp smart home. Các công ty làm smart home thường là công ty công nghệ nên họ lấy sản phẩm từ bên thứ 3. Còn Rạng Đông là công ty chiếu sáng nên có lợi thế để sản xuất. Rạng Đông mong muốn hệ sinh thái sản phẩm smart home có đầy đủ từ thiết bị chiếu sáng, cảm biến, tích hợp camera, loa thông minh, công tắc… Chúng tôi mong muốn hợp tác với các đối tác, các nhà khoa học, doanh nghiệp để tạo ra hệ sinh thái sản phẩm Make in Vietnam”, ông Cường nói.
Ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó Tổng giám đốc Công ty Rạng Đông cho biết, Rạng Đông đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp số, tiên phong trong các xu hướng chuyển đổi kép của thời đại, phát triển nhanh và bền vững với tốc độ tăng trưởng từ 20-25%/năm. Và đến năm 2030, sẽ đưa thương hiệu Rạng Đông lên tầm khu vực, doanh thu vượt ngưỡng tỷ USD.
" alt=""/>Thị trường nhà thông minh tiềm năng nhưng làm sao để chiếm lĩnh?![]() |
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành Quyết định số 1580/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án khu chức năng đô thị hai bên tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đi khu đô thị mới Thượng Thanh, quận Long Biên.
Được biết, chủ đầu tư Dự án khu chức năng đô thị hai bên tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đi khu đô thị mới Thượng Thanh là Công ty Cổ phần Khai Sơn.
Dự án này có diện tích 380,084 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 2,954.6 tỉ đồng. Tổng số căn hộ của dự án khoảng 1.867 căn, trong đó, Nhà biệt thự khoảng 80 căn, nhà chung cư khoảng 1.787 căn.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ quý I/2016 đến quý II/2016. Trong đó, dự kiến khởi công đồng bộ với Dự án BT tuyến đường 40m trong tháng 6/2016. Giai đoạn thực hiện dự án từ quý III/2016 đến quý IV/2019.
Nguồn vốn thuộc sở hữu của nhà đầu tư, vốn vay và vốn huy động hợp pháp. Nhà đầu tư phải đảm bảo bố trí vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư.
Mục tiêu dự án nhằm xây dựng khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, tạo điểm nhấn về kiến trúc, mỹ quan đô thị; đồng thời là dự án đối ứng để khai thác thu hồi vốn đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh theo hình thức hợp đồng BT.
TheoTrí thức trẻ
Kỳ I: Vỡ tiến độ, đội vốn khủng
Những cụm từ như “vi phạm”, “sai phạm”, “lãng phí” xuất hiện khá dày trong bản kết luận của Thanh tra Chính phủ về Dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui - Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long do UBND TP. Hà Nội làm chủ đầu tư.
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2153/VPCP -V.I ngày 31/3/2016 về việc xử lý sau thanh tra Dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui - Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Dự án đường 5 kéo dài).
![]() |
Dự án đường 5 kéo dài có tầm quan trọng đặc biệt trong mạng lưới giao thông của TP. Hà Nội. Ảnh: Đức Thanh |
Theo đó, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tại thời điểm tháng 3/2016) đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Văn bản số 3860/KL – TTCP về Kết luận thanh tra Dự án đường 5 kéo dài; riêng với việc đấu thầu gói thầu số 13 (xây dựng cầu Đông Trù), đồng ý với đề nghị của UBND TP. Hà Nội tại Văn bản số 21/UBND – XDCT ngày 25/1/2016.
“UBND TP. Hà Nội tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và chỉ đạo kiểm điểm các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền có liên quan đến các khuyết điểm, sai phạm được nêu trong Kết luận Thanh tra”, Phó thủ tướng yêu cầu.
Được biết, UBND TP. Hà Nội cũng được yêu cầu phải xử lý triệt để các kiến nghị về kinh tế của Thanh tra Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/6/2016.
Trước đó, sau gần 2 năm tiến hành thanh tra (bắt đầu từ tháng 2/2014), cuối tháng 12/2015, Thanh tra Chính phủ đã hoàn tất Kết luận Thanh tra Dự án đường 5 kéo dài. Việc một công trình hạ tầng giao thông phải tốn một khoảng thời gian dài kỷ lục để thanh tra như vậy đã cho thấy tính chất phức tạp xét trên cả khía cạnh quy mô lẫn tính chất sai phạm tại Dự án.
Được biết, Dự án đường 5 kéo dài có tầm quan trọng đặc biệt trong mạng lưới giao thông của TP. Hà Nội, với mục đích là gắn kết khu vực phía Bắc của Thủ đô và các tỉnh phía Bắc, với cạnh tam giác kinh tế Hải Phòng - Quảng Ninh, thông qua hệ thống đường vành đai II, III. Với ý nghĩa nói trên, công trình nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư và chấp thuận đưa Dự án nằm trong danh mục các công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đây là công trình do Ban quản lý Dự án hạ tầng Tả Ngạn (UBND TP. Hà Nội) trực tiếp chuẩn bị và triển khai đầu tư theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Nguồn vốn đầu tư công trình được lấy từ nguồn thu các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, khi chưa có nguồn thu từ đấu giá đất, tạm sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Theo Kết luận Thanh tra, công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án đường 5 kéo dài đã bộc lộ nhiều sai phạm, thiếu sót. Đến thời điểm thanh tra, tất cả các gói thầu đều chưa hoàn thành, chậm tiến độ tới 6 năm, “vỡ” mục tiêu đầu tư là hoàn thành kết nối giao thông khu vực trước Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trước đó, theo kế hoạch đấu thầu được UBND TP. Hà Nội phê duyệt, Dự án gồm 13 gói thầu xây lắp được triển khai từ tháng 6/2005 và hoàn thành vào năm 2008. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác triển khai của chủ đầu tư bị đứt đoạn, “giật cục”: năm 2005 khởi công được 2 gói thầu; năm 2006 triển khai 4 gói thầu, năm 2008 triển khai 2 gói thầu; các gói thầu còn lại phải sau 5 năm mới được khởi động tiếp.
Việc để tiến độ bị kéo dài gấp 2,5 lần tiến độ gốc đã khiến tổng mức đầu tư Dự án bị đội lên từ 3.532 tỷ đồng - theo Quyết định phê duyệt dự án 1881/QĐ - UBND ngày 15/4/2005 lên 6.661,75 tỷ đồng theo Quyết định điều chỉnh dự án số 909/QĐ - UBND ngày 7/2/2013. Đây là lý do khiến Thanh tra Dự án cho rằng, Dự án đã xuất hiện hiện tượng “lãng phí ngân sách Nhà nước” và hiệu quả đầu tư thấp.
Liên quan đến sai phạm tài chính được Thanh tra Chính phủ phát hiện tại Dự án lên tới 657,9 tỷ đồng, xấp xỉ 10% tổng mức đầu tư, trong đó số tiền 273,667 tỷ đồng đã được khẳng định; số còn lại 384,274 tỷ đồng, gồm: gói thầu 12 là 48,2 tỷ đồng và gói thầu số 13 là 336 tỷ đồng, cần phải tính toán cụ thể thêm.
“Trách nhiệm thuộc về Ban quản lý Dự án hạ tầng Tả Ngạn, tư vấn giám sát và các nhà thầu có liên quan, Thường trực UBND TP. Hà Nội”, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh khẳng định.
Theo Báo Đầu tư
[Chùm ảnh] 4 tuyến đường hiện đại trị giá 12.200 tỷ đồng quanh Thủ Thiêm" alt=""/>Sai sót lớn tại Dự án đường 5 kéo dài: Chậm tiến độ 6 năm, đội vốn hơn 3.000 tỷ