Ngày 20/9, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo giáo dục 2019 với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”. |
Toàn cảnh hội thảo Giáo dục Việt Nam năm 2019 |
Bà Wendy Cunningham, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho hay xu thế hiện nay nhiều nhà đầu tư lớn đang đầu tư, dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam. Do đó lao động Việt Nam càng cần phải được đào tạo nghề. Tuy nhiên, hiện nhiều lao động chưa sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng lao động toàn cầu.
“Lao động Việt Nam hiện nay chưa có khả năng cạnh tranh cao, 8% lao động có trình độ nghề từ cao đẳng trở lên, 67% lực lượng lao động có trình độ THCS trở xuống, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng chậm hơn các nước khác. Một trong những vấn đề mà nhà đầu tư quyết định khi chọn quốc gia để đầu tư, đó chính là năng suất của người lao động. Đó là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực của Việt Nam”.
Theo bà Wendy Cunningham, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam chưa đạt chuẩn, còn thua kém các quốc gia khác và rất cần phải cải thiện.
“Đào tạo nghề cần theo yêu cầu của nhà tuyển dụng; phải bảo đảm tính công bằng trong phân bổ ngân sách Nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở đào tạo nghề phải bảo đảm chuẩn đầu ra cho người học, để họ ra trường là có thể làm việc…”, đại diện Ngân hàng Thế giới nói.
Còn theo ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay, chất lượng và số lượng nhân lực đào tạo từ giáo dục nghề nghiệp chiếm tới 70% trong tổng số nhân lực của Việt Nam. Do đó, nếu không phát triển và nâng cao trình độ của giáo dục nghề nghiệp thì rất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Vì thế nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn này là làm thế nào để đột phá và có những bước tiến mới.
Nhiều khó khăn
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM cho rằng, giáo dục nghề nghiệp sẽ mãi khó khăn nếu vẫn giữ nguyên hệ thống như hiện nay. Những bất cập về chính sách đầu tư, về tư duy quản lý khiến cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như đang phải tham gia một cuộc đua không công bằng.
“Giáo dục nghề nghiệp hiện nay đang bị tách rời ra khỏi hệ thống giáo dục chung. Ngay cả tuyển sinh, giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh khó, phải chạy vạy. Các trường phải đi đây đó tìm cách lôi kéo học viên nghề. Ngay cả dữ liệu các học sinh phổ thông tốt nghiệp đăng ký tuyển sinh, Bộ GD-ĐT cũng làm riêng và hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải làm riêng mà không được chia sẻ cơ sở dữ liệu. Chương trình đào tạo riêng rẽ như hai đường thẳng song song thì làm sao liên kết với nhau được?”, ông Dũng chia sẻ.
 |
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM |
Về chất lượng đào tạo, theo ông Dũng, ngoài việc mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất thì yếu tố người thầy là rất quan trọng."Thầy mà không giỏi về nghề đó thì làm sao đào tạo nghề cho các học viên được”, ông Dũng nói.
Một đại diện Hiệp hội chế biến gỗ của TP.HCM và cũng là phó tổng giám đốc của doanh nghiệp chia sẻ thực tế khi phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp:
“Giáo viên dạy kiến thức xong, học viên tới doanh nghiệp thực hành thì việc lấy các nguồn tại doanh nghiệp thấy không khớp với nhau”.
Do đó, theo vị này cũng cần phải xây dựng tiêu chuẩn, chương trình phù hợp khi liên kết doanh nghiệp. “Trong quá trình liên kết, chúng tôi cũng thấy hệ thống máy móc, thiết bị và công nghệ của các nhà trường thường không đáp ứng được yêu cầu và thực tiễn của các doanh nghiệp đang sử dụng. Do đó học viên khi ra các doanh nghiệp thì không sử dụng được những máy móc đó”, vị này nói.
Ông Bùi Trần Ngọc, hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Phú Yên cho hay các trường cao đẳng dạy nghề đang đứng trước thách thức lớn từ chính chính sách, đặc biệt là nguy cơ bị tước quyền tự chủ tuyển sinh. "Đại học được cho mở cửa quá rộng rãi, tuyển hết rồi thì cao đẳng lấy đâu học viên để tuyển. Không có học viên thì không có tiền, mà không có tiền thì khó nói đến tự chủ hay đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Ngọc nói.
Ông Bùi Phương Việt Anh, một người có thâm niên đưa học sinh đi thi tay nghề quốc tế cho rằng, GDNN chưa phát triển không phải lỗi của người học chỉ thích đại học và cũng không phải do các trường đại học hút hết người. “Mà do chúng ta chưa giúp cho xã hội nhận thức được rằng quan trọng là trình độ năng lực chứ không phải bằng cấp”.
Cũng là chủ doanh nghiệp, ông Việt Anh nêu một loại các vấn đề tồn tại hiện nay: đào tạo quá lệch yêu cầu thực tế và nhu cầu của doanh nghiệp, chỉ dạy những gì mà trường có chứ không phải đào tạo theo nhu cầu của thị trường.
"Nhiều giảng viên, cán bộ quản lý ở các trường nghề không hề có thực tế về nghề nghiệp. Do đó chất lượng đào tạo theo hướng chủ quan hóa. Doanh nghiệp tôi giờ phút này thiếu tới 14 kế toán nhưng không thể tuyển được. Bởi có chuyên môn thì mù tịt ngoại ngữ, có ngoại ngữ thì không sử dụng được máy tính,…”, ông Việt Anh nói.
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay Ủy ban nhận thấy 3 vấn đề mấu chốt trong GDNN gồm Hệ thống cơ chế, chính sách quản lý giáo dục; Chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; Mối quan hệ giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp.
Chỉ khi 3vấn đề này giải quyết tốt mới tác động mạnh mẽ đến vấn đề thứ tư là tâm lý xã hội, thể hiện trong xu thế lựa chọn GDNN.
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến tháng 6/2019, cả nước có 1.917 cơ sở GDNN, trong đó 400 trường cao đẳng, 492 trường trung cấp, 1.025 trung tâm GDNN. Như vậy, so với năm 2018, giảm 37 cơ sở (giảm 1,2%), tính riêng các cơ sở GDNN công lập giảm khoảng 4,28%. Ước hết năm 2019 còn 1.904 cơ sở, trong đó các cơ sở GDNN công lập giảm 4,92% so với năm 2018. Từ năm 2017 đến 2018, một phần do hệ thống GDNN đã vận hành ổn định, một phần do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh nên kết quả tuyển sinh đã có những biến chuyển tốt hơn so với năm 2016. Trong 2 năm 2017 và 2018, cả nước đã tuyển được hơn 2,2 triệu người/năm, trong đó: tuyển sinh cao đẳng, trung cấp hơn 540 ngàn người/năm; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hơn 1,6 triệu người/trên năm, đạt từ 100,2 -100,5%. Theo bà Hà, nhiều trường cao đẳng đã thực hiện tuyển sinh theo mô hình 9+ với đối tượng tốt nghiệp THCS để học liên thông lên trình độ cao đẳng. Người học vừa được học văn hóa THPT vừa được đào tạo nghề nghiệp. Đây là mô hình đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian và chi phí đào tạo để người học sớm tham gia thị trường lao động. Đây cũng được xem là giải pháp đột phá cho GDNN trong thời gian tới và là hướng đi hiệu quả trong tháo gỡ nút thắt phân luồng sau THCS tại Việt Nam. |
Thanh Hùng

Sẽ ưu tiên doanh nghiệp thành lập trường nghề
- Theo dự thảo Quyết định thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, doanh nghiệp sẽ được ưu tiên thành lập trường nghề.
" alt=""/>“Thầy mà không giỏi về nghề thì làm sao đào tạo nghề cho các học viên”

- Hàng thủ là nơi mà HLV Park Hang Seo yên tâm nhất trong 3 tuyến của tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2018, nhưng giờ đây đang trong cảnh phải chắp vá trước chiến dịch Asian Cup 2019.Đối thủ của ĐT Việt Nam liên tiếp nhận tin dữ trước Asian Cup
Thầy Park gạt quân bầu Đức, chờ Trọng Hoàng đến giờ chót
Báo Hàn ca ngợi kỷ lục tuyển Việt Nam, dự đoán "vụ nổ" Asian Cup 2019
Không phải là một hàng công sắc bén, chính hàng thủ mới là nền tảng cho sức mạnh của tuyển Việt Nam trên hành trình chinh phục thành công ngôi vô địch AFF Cup 2018 sau 10 năm chờ đợi.
Dễ nhận thấy tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo được xây dựng theo xu thế của bóng đá thế giới, đó là hàng phòng ngự vững chắc để hạn chế bàn thua trước khi nghĩ tới việc ghi bàn.
 |
Vắng Đình Trọng là tổn thất lớn nhất với hàng phòng ngự tuyển Việt Nam |
Tại AFF Cup 2018, hàng thủ tuyển Việt Nam chỉ để thủng lưới 4 bàn trong cả giải đấu. Thậm chí ở vòng bảng, thủ thành Văn Lâm và các đồng đội còn giữ sạch mành lưới.
Tuy nhiên, đến với Asian Cup 2019, HLV Park Hang Seo buộc phải chắp vá hàng thủ khiến nhà cầm quân này không khỏi đau đầu. Tổn thất lớn nhất chính là việc vắng Đình Trọng. Đây chính là nhân tố quan trọng nhất của hàng phòng ngự tuyển Việt Nam ở AFF Cup vừa qua.
 |
Lục Xuân Hưng mất cơ hội lần đầu được đá chính ở tuyển Việt Nam. Ảnh S.N |
Thực tế thầy Park đã có ý định gọi lại trung vệ CLB Hà Nội, nhưng sau đó lại thay đổi quyết định, bởi chấn thương xương bàn chân của anh cần được xử lý dứt điểm nếu không sẽ dẫn đến mãn tính.
Không có Đình Trọng, ông Park cũng mất luôn cả Lục Xuân Hưng. Cầu thủ CLB Thanh Hóa không được ra sân phút nào ở AFF Cup 2018, nhưng lại là sự thay thế tốt nhất cho vị trí mà Đình Trọng để lại. Tiếc là chấn thương trong một buổi tập gần đây khiến Xuân Hưng phải chia tay đội tuyển trong nước mắt.
Chưa hết, chấn thương dây chằng đầu gối của Trọng Hoàng cũng khiến thầy Park lo lắng. Dù không loại cầu thủ người Nghệ An trong danh sách đi Qatar tập huấn, nhưng việc Hoàng “bò” có kịp hồi phục trước Asian Cup 2019 hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.
Hàng thủ tuyển Việt Nam vẫn còn đó Đặng Văn Lâm chơi ấn tượng ở AFF Cup 2018, còn Duy Mạnh và Quế Ngọc Hải có sự ổn định cao về phong độ, nhưng những người mới vẫn cần thêm thời gian để tạo nên sự gắn kết.
 |
Khả năng kịp bình phục chấn thương của Trọng Hoàng không cao. Ảnh S.N |
Để dự phòng cho trường hợp Trọng Hoàng không kịp bình phục, ông Park gọi Ngân Văn Đại, xếp cầu thủ này đá trái sở trường. Văn Đại đã có một màn trình diễn khá tốt ở trận giao hữu với CHDCND Triều Tiên.
Còn ở bộ 3 trung vệ, nếu Bùi Tiến Dũng được đá chính, HLV Park khả năng có sự điều chỉnh nhằm phù hợp với sở trường của cầu thủ CLB Viettel. Theo đó, Tiến Dũng thi đấu chếch sang cánh trái như sở trường. Còn Ngọc Hải được đẩy vào trung tâm trám vào vị trí của Đình Trọng.
Từ một hàng thủ được “đóng khung” ở AFF Cup 2018, HLV Park Hang Seo đang phải “liệu cơm gắp mắm” cho chiến dịch VCK Asian Cup 2019. Rất nhiều phương án đã được thầy Park chuẩn bị, và rõ ràng để có một hàng phòng ngự thép hướng tới nhiệm vụ không thua sớm trước các đại diện Tây Á như Iraq, Iran, không phải là điều đơn giản.
Song Ngư
" alt=""/>Tuyển Việt Nam: Giải bài toán hàng thủ cho Asian Cup 2019
Sau trận ra mắt hoành tráng bằng cú đúp cùng MUthắng giòn Newcastle 4-2 ở Ngoại hạng Anh, Ronaldo tiếp tục ra sân ngay từ đầu khi Quỷ đỏ mở màn chiến dịch Champions League. |
Ronaldo đăng thông điệp khích lệ toàn độ kèm hình ảnh cho thấy MU cần sự gắn kết, đồng lòng |
Và Ronaldokhiến các fan thêm nức lòng khi tiếp tục ‘nổ súng’, đưa MU vượt lên trên sân khách ở ngay phút 13, sau tình huống kiến tạo của một người Bồ khác – Bruno Fernandes.
Tuy nhiên, việc Wan-Bissaka bị thẻ đỏ ở phút 37 làm thay đổi cục diện và MU đã phải chịu thất bại 1-2 trên sân Young Boys.
Đáng chú ý, bàn thua của Quỷ đỏ xảy đến vào cuối trận, khi mà cả Ronaldo và Bruno Fernandes được HLV Solskjaerrút ra từ hơn 20 phút trước đó.
 |
Solskjaer bị chị trích vì rút Ronaldo và Bruno Fernandes ở phút 72 để thay bằng Matic và Lingard, người biếu cho chủ nhà bàn quyết định |
Đây là trận đấu mà MU với những sai lầm cá nhân và Solskjaer bị chỉ trích về chiến thuật và cách dùng người.
Ronaldo được cho không đếm xỉa đến đồng đội cũ giờ là thầy sau tiếng còi mãn cuộc. Tuy nhiên, trên trang cá nhân anh cho thấy sự điềm tĩnh bằng những khích lệ tinh thần đến toàn đội.
 |
MU thua nhưng Ronaldo vẫn ghi điểm mạnh vì cách cư xử rất hay của mình cho 'sự cố' nhỏ ở sân Young Boys |
“Không có được kết quả như chúng ta muốn, nhưng giờ là lúc để phục hồi một cách nhanh chóng và tập trung cho trận kế tiếp”.
Ronaldo cũng gặp một ‘sự cố’ ngoài ý muốn trên sân Young Boys và đã có cư xử ghi điểm sau đó. Chẳng là trong lúc khởi động, một cú sút nhắm vào cầu môn của CR7 không may đi chệch bay thẳng vào một nữ nhân viên an ninh khiến cô ngã lăn quay.
Ronaldo không chỉ đến kiểm tra tình hình ngay sau đó (thật may, mọi thứ đều ổn), cũng như cuối trận còn tặng áo cho nữ nhân viên an ninh này và được cô rạng rỡ khoe quà!
L.H

Ronaldo đợi Haaland ở MU, Chelsea ‘thưởng’ Mason Mount
MU sẽ đưa Haaland về chơi cùng Ronaldo, Chelsea ‘thưởng’ Mason Mount, Bayern ký Timo Werner vào tháng 1/2022 là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 15/9.
" alt=""/>Ronaldo lên tiếng thất bại của MU và ‘sự cố’ ở sân Young Boys