Hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình cung cấp, quản lý chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2012 - 2017 vừa được Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức hôm nay, ngày 26/10 tại Hà Nội.
Ông Đặng Vũ Sơn, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ nhấn mạnh, hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đánh giá toàn diện kết quả đạt được trong 5 năm qua và làm rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; đồng thời tìm ra nguyên nhân, đề xuất phương hướng, giải pháp kiến nghị các cấp có thẩm quyền để tiếp tục triển khai có hiệu quả dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng trong thời gian tới, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ bảo mật, xác thực và an toàn thông tin trong các giao dịch điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Bên cạnh đó, theo ông Sơn, hội nghị sơ kết 5 năm về chữ ký số chuyên dùng cũng là dịp để Ban Cơ yếu Chính phủ trao đổi, giới thiệu với các đại biểu về những nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm đang thực hiện, thống nhất cơ chế phối hợp với các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các sản phẩm mật mã, các giải pháp bảo mật và an toàn thông tin của Ban Cơ yếu Chính phủ đáp ứng yêu cầu triển khai các chương trình, dự án CNTT.
![]() |
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Bộ TT&TT, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đã đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong thời gian qua của Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc cung cấp, quản lý chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2012 - 2017.
Thứ trưởng nhận định, cùng với việc cấp chứng thư số, các đơn vị chức năng của Ban Cơ yếu Chính phủ đã tư vấn, hỗ trợ triển khai, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan nhà nước trong quá trình sử dụng chứng thư số, chữ ký số.
“Việc sử dụng chứng thư số trong các cơ quan nhà nước đã góp phần đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí, góp phần tích cực trong công tác cải cách hành chính, hình thành Chính phủ điện tử”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Việc ứng dụng và triển khai chữ ký số, theo Thứ trưởng, cũng đã nhận được sự đồng thuận cả về nhận thức và hành động của các cấp lãnh dạo và cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Hầu hết các địa phương trên cả nước đã thể chế hóa việc ứng dụng chữ ký số thông qua việc ban hành các quy chế, quy định về việc sử dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai chữ ký số.
" alt=""/>93% bộ, ngành đã ứng dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùngTheo thông tin vừa được Văn phòng UBND TP.HCM công bố trên Cổng thông tin điện tử Thành phố (www.hochiminhcity.gov.vn), để ổn định hoạt động vận tải trên địa bàn TP, UBND Thành phố đã giao Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đề nghị các đơn vị cung cấp ứng dụng phần mềm và các đơn vị vận tải hoạt động trên địa bàn Thành phố tạm thời ngưng kết nối và ngưng đầu tư thêm xe mới (xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống) cho đến khi Bộ Giao thông Vận tải tổ chức tổng kết thí điểm.
Cùng với đó, UBND TP.HCM cũng đã giao Cục Thuế Thành phố tham mưu việc quản lý thuế đối với các đơn vị kinh doanh vận tải taxi, kinh doanh dịch vụ Uber, Grab và các loại hình tương tự trên địa bàn TP; đồng thời có hình thức thông tin công khai minh bạch để báo cáo Trung ương và định hướng dư luận, tránh để xảy ra khiếu kiện của các đơn vị taxi tuyền thống về việc “Uber, Grab được ưu ái về nghĩa vụ thuế.
Trước đó, như ICTnews đã thông tin, vào trung tuần tháng 10/2017, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp động báo cáo tình hình hoạt động và kết quả vận chuyển trong thời gian thực hiện thí điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục đích của việc báo cáo là để phục vụ công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô và đánh giá hiệu quả công tác thí điểm.
" alt=""/>TP.HCM yêu cầu công khai, minh bạch về nghĩa vụ thuế của Uber, Grab