Đấu trường nâng cao vinh dự nhân vật
Đây là chiến trường dành cho tất cả các cá nhân đang hành tẩu ở Vạn Kiếm. Mỗi ngày sẽ có tối đa 20 lần khiêu chiến (trong đó có 10 lần mất phí) để nhận điểm vinh dự. Thường thì người chơi nên chọn đối thủ xứng tầm, tuy nhiên để thách thức bản thân, game thủ có thể chọn đối đầu với các cao thủ trên cơ. Một mặt thể hiện sức lực hiện tại của mình, mặt khác là để trui rèn và học hỏi thêm kỹ năng từ đối thủ.
Mỗi thứ bậc trên bảng xếp hạng đều thể hiện quá trình phấn đấu của người chơi. Do vậy, có mặt trong top 20 là một vinh dự to lớn, sẽ được một lần thử sức khiêu chiến với top 03 nhân vật mạnh nhất server. Lúc này, dù thắng hay bại cũng là một thành công của mỗi người chơi.
Lãnh địa vinh danh những người cầm quân
Khác với đấu trường, lãnh địa là hoạt động bang hội, dành cho những cao thủ cấp 60 trở lên, trong đó bang chủ và phó bang nắm quyền “thao túng” sinh tồn của bang hội, bang chúng và các thành viên khác đóng vai trò hỗ trợ và hậu cần. Những cuộc chiến trên đỉnh Thái Sơn, Tung Sơn, Hoa Sơn “rần rần” nổ ra, các vị lãnh đạo cầm quân sẽ được gọi tên khi bang hội mình chiến thắng.
Chiếm lãnh địa là chiếm tài nguyên, xây dựng bang hội thêm phồn thịnh và củng cố thế lực của bang hội cũng như bản thân. Cuộc chiến lãnh địa chính là đất diễn của sức mạnh cá nhân tài ba và tổ chức hùng mạnh.
Long hổ đấu là cuộc chiến không mệt mỏi
Là cuộc đối đầu giữa hai phe Uyên Long vs Nộ Hổ kéo dài từ lúc Vạn Kiếm hình thành, tuy nhiên chỉ nhân vật cấp 60 trở lên mới có quyền tham chiến. Mỗi phe sẽ tấn công tiễn tháp và “sào huyệt” địch, nếu giành thắng lợi sẽ nhận điểm tích lũy cá nhân và nhận thưởng cuối cuộc chiến.
Nghe qua thì tưởng chừng đơn giản, thế nhưng đó là cuộc cân não không mệt mỏi giữa những người chơi bởi ngoài việc tấn công tiễn tháp, còn phải đánh NPC và kẻ địch. Do vậy, mỗi người phải hết sức cẩn trọng, tung hoành ngang dọc nhằm đạt mục đích của mình. Đây quả thực là sàn đấu của những cao thủ trong gang hồ.
Quyết chiến với người lạ
Không chỉ thể hiện sức mạnh mà còn là sự kiên trì của mỗi nhân vật trong bản đồ quyết chiến bởi bản đồ có đến 5 tầng và người chơi buộc phải tiêu diệt cả 5 người lạ mặt cai quản mỗi tầng. Nhân vật tích lũy điểm cá nhân đến các mốc 50, 100, 200 và 500 sẽ nhận điểm thưởng từ hệ thống. Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho những người chơi bền lòng, kiên nhẫn vượt qua cả 5 tầng phó bản quyết chiến.
Một điểm đáng lưu ý trong bản đồ quyết chiến là mỗi tầng đều có hiệu ứng thuộc tính. Chỉ cần nhân vật thu thập là triển khai được trong chính cuộc chiến đó và cả các cuộc chiến khác.
Võ lâm đấu ấy là con đường đến ngôi cao minh chủ
Đỉnh cao của PvP trong Vạn Kiếm chính là hoạt động Võ lâm đấu dành cho các bang hội. Ở lần đầu ra quân, các bang hội đều thuộc phe công, bang nào gây sát thương cho ngôi minh chủ nhiều nhất sẽ trở thành phe thủ, đối đầu với các phe còn lại. Ở lần giao chiến sau đó, bang chiến thắng ở lần trước sẽ thành thủ, đảm bảo thành công thủ thành trong 15 phút sẽ trở thành bang minh chủ và bang chủ dĩ nhiên là minh chủ võ lâm, đứng đầu quần hùng.
Dù là hoạt động cá nhân hay bang hội thì tính PvP trong Vạn Kiếm cũng được thể hiện rất rõ nét ở mỗi đấu trường. Và mỗi cá nhân dù ở vai trò nào đi nữa cũng cống hiến hết mình để võ lâm giang hồ thấy được kỹ năng của mình, đồng thời từng bước tạo thanh thế, chỗ đứng trong quần hùng thiên hạ.
Trang chủ:https://vk.360game.vn
Fanpage Vạn Kiếm: https://www.facebook.com/vk.360game.vn
Cổng 360 Game: http://360game.vn/
Cổng 360Game H5:https://360game.vn/h5
" alt=""/>Vạn Kiếm hút người chơi bởi hệ thống PvP cực đỉnhCác vệ tính có tên gọi Starlink này là một phần trong kế hoạch của ông Musk nhằm xây dựng một mạng lưới các vệ tinh cung cấp internet với quy mô chưa từng thấy. Vào năm 2015, ông Musk từng tiết lộ về kế hoạch này khi cho biết sẽ tạo nên gần 12.000 vệ tinh. Kể từ đó SpaceX đã tăng tốc việc gây vốn để chuẩn bị cho dự án này và một dự án quy mô lớn khác.
Nếu dự án thần thánh này đạt được mục tiêu của mình, người dùng internet trên toàn thế giới có thể đạt được tốc độ download, upload nhanh gấp 40 lần so với trung bình hiện tại, cho dù bạn đang sống ở đâu. Ông Musk và SpaceX không cho biết mức phí của dịch vụ này, nhưng mục tiêu là giữ giá ở mức thấp nhất và cạnh tranh tốt nhất với các mạng lưới tương tự như OneWeb hay dự án Project Kuiper của Jeff Bezos.
Cuối tháng Hai vừa qua, công ty tên lửa này cũng từng phóng thử nghiệm 2 vệ tinh cho dự án này, có tên "Tintin A" và "Tintin B". Ông Musk cho biết, dù hoạt động tốt, nhưng bộ đôi này chỉ là các thiết kế thử nghiệm, và vệ tinh sắp phóng vào hôm tới được thiết kế ở cấp độ sản phẩm.
Tuy vậy, chủ tịch và là COO của SpaceX, Gwyne Shotwell nhấn mạnh rằng, các vệ tinh này vẫn thiếu một số tính năng thiết kế cần thiết cho mạng lưới khi hoàn thành. Cho dù các ăng ten hiện tại trên vệ tính có thể liên lạc với trái đất và hoạt động trong không gian, chúng không thể liên lạc với nhau trong quỹ đạo.
Ông Musk cũng chia sẻ về kế hoạch của SpaceX. Để phủ sóng internet cho một khu vực nhỏ sẽ cần ít nhất "hơn 6 lần phóng 60 vệ tinh này", trong khi để phủ sóng cho một khu vực trung bình sẽ cần khoảng 12 lần phóng. SpaceX cho biết, họ nhắm đến việc phủ sóng internet bắt đầu từ năm 2020.
Trong lần phóng vệ tinh Starlink này, công ty vẫn sử dụng tên lửa Falcon, trong khi từ nhiều năm nay, Tesla đã nghiên cứu về một hệ thống phóng đầy tham vọng có tên Starship.
Ông Musk cho biết sẽ thông báo các chi tiết về phương tiện hai tầng này vào khoảng 20 tháng Sáu tới, nhưng các tuyên bố trước đây của ông đã cho biết nó có thể cao tới 400 feet (121,9 m), hoàn toàn có thể tái sử dụng và có thể đưa tới 150 tấn hàng vào quỹ đạo trái đất.
Nếu Starship hoạt động như ông Musk kỳ vọng vào đầu năm 2020, chiếc tàu vũ trụ này có thể đưa hàng trăm vệ tinh Starlink lên quỹ đạo trong mỗi lần phóng, thay vì chỉ con số vài chục như hiện nay. Thậm chí con tàu Starship còn được thiết kế để đưa con người đổ bộ lên mặt trăng và có lẽ cả Sao Hỏa.
" alt=""/>60 vệ tinh đầu tiên trong kế hoạch phủ sóng internet toàn cầu của SpaceX vừa được Elon Musk đăng tảiTheo Business Insider, người sáng tạo ra Pepsi, Caleb Davis Bradham, ban đầu muốn trở thành bác sĩ nhưng biến cố gia đình buộc ông phải nghỉ học sớm và trở thành một dược sĩ.
Đồ uống đầu tiên do ông chế ra có tên là "Brad's Drink" (thức uống của Brad), được làm từ hỗn hợp đường, nước, caramel, tinh dầu chanh và hạt nutmeg (nhục đậu khấu). Ba năm sau, Bradham đổi tên nước uống của ông thành "Pepsi-Cola", lấy ý tưởng từ chữ "dyspepsia" nghĩa là "chứng khó tiêu" do Brad tin rằng thức uống này giúp tiêu hóa tốt.
2. Google
Tên gọi Google xuất phát từ buổi họp của một nhóm sinh viên Đại học Stanford. Đồng sáng lập Google là Larry Page khi đó đang lên ý tưởng về một website cung cấp thông tin khổng lồ cùng với những sinh viên khác.
Một trong những gợi ý về tên gọi trang web là "Googolplex", thuật ngữ chỉ con số lớn nhất có thể tồn tại trong toán học. Cái tên "Google" ra đời do lỗi đánh máy của một sinh viên, nhưng cuối cùng Page đã đăng ký tên gọi này cho công ty của mình.
3. McDonald's
Raymond Kroc, người sáng lập McDonald's từng là nhân viên bán máy xay sinh tố. Kroc tình cờ gặp anh em Dick và Mac McDonald, chủ một hiệu bánh burger tại San Bernardino, California.
Anh em nhà McDonald đã mua máy xay của Kroc, và Kroc cũng rất ấn tượng với nhà hàng burger của McDonald nên đã hợp tác mở một chuỗi nhà hàng burger trên khắp nước Mỹ. Nhiều năm sau, Kroc đã mua quyền sở hữu tên gọi McDonald's.
4. Adidas
Nhiều người nghĩ rằng Adidas là tên viết tắt của "All Day I Dream About Soccer", nhưng sự thật không phải như vậy. Thực chất, tên gọi hãng thể thao này được đặt theo tên nhà sáng lập, Adolf Dassler, người bắt đầu sản xuất giày thể thao sau khi trở về từ Thế chiến I. Tên gọi Adidas kết hợp giữa biệt danh của ông, Adi, và ba chữ cái đầu trong họ, Das.
5. Rolex
Khi thành lập, Hans Wilsdorf, người sáng lập hãng đồng hồ siêu sang Rolex, muốn một cái tên mà có thể phát âm với bất cứ ngôn ngữ nào.
"Tôi đã thử kết hợp các chữ trong bảng chữ cái theo mọi cách có thể. Tôi có được hàng trăm cái tên, nhưng không có cái nào nghe ổn. Một buổi sáng, khi đang ngồi trên chiếc xe ngựa trên đường phố London, một vị thần ghé vào tai tôi rồi thì thầm 'Rolex'", Wilsdorf chia sẻ.
6. Zara
Amancio Ortega, nhà sáng lập Zara ban đầu đặt tên cho nhãn hiệu này là Zorba (lấy từ bộ phim 'Zorba the Greek' năm 1964), nhưng nó không tồn tại được lâu.
Cửa hàng đầu tiên của Zorba mở cửa vào năm 1975 tại La Coruña (Tây Ban Nha) nhưng tình cờ lại trùng tên với quán bar nằm gần đó. Người chủ quán bar từng tới gặp Ortega nói rằng sẽ rất khó cho cả hai nếu đặt tên trùng nhau.
Cuối cùng, Ortega phải sắp xếp lại các chữ cái để tạo ra tên gọi gần giống tên cũ nhất, Zara.
7. IKEA
Dù đến từ Thụy Điển nhưng IKEA lại không phải một từ trong tiếng Thụy Điển. Ingvar Kamprad, người sáng lập IKEA đã đặt tên thương hiệu bằng cách kết hợp hai chữ cái đầu trong tên gọi, IK, với chữ cái đầu trong tên nông trại và ngôi làng ông lớn lên ở miền nam Thụy Điển, Elmtaryd và Agunnaryd.
8. Starbucks
Trong một cuộc phỏng vấn với The Seattle Times, đồng sáng lập Starbucks Gordon Bowker đã chia sẻ về ý nghĩa tên gọi này. Lúc đầu, ông và các cộng sự đã xem qua rất nhiều cái tên bắt đầu bằng "St" vì cho rằng chúng mang ý nghĩa mạnh mẽ.
"Ai đó đã mang một tấm bản đồ cũ có những địa danh như núi Cascades, núi Rainier và một thị trấn khai thác mỏ tên là Starbo. Khi nhìn thấy tên Starbo, tôi nghĩ ngay đến nhân vật Starbuck trong cuốn tiểu thuyết 'Moby-Dick'".
9. Gap
Cửa hàng đầu tiên của hãng thời trang Gap khai trương vào năm 1969 với mục tiêu bán càng nhiều quần jeans càng tốt. Cái tên Gap mang ý nghĩa là khoảng cách thế hệ giữa người lớn và trẻ nhỏ.
10. Nike
Nike được thành lập năm 1964 với tên gọi Blue Ribbon Sports, mãi cho đến năm 1971 thì mới đổi thành Nike như hiện nay.
Đồng sáng lập Nike, Bill Bowerman, là một huấn luyện viên điền kinh, và Phil Knight, vấn động viên chạy bộ, ban đầu muốn đặt tên là Dimension 6, tuy nhiên quyết định chọn tên Nike sau đề xuất của một nhân viên tên là Jeff Johnson. Nike là tên vị nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp.
11. Under Armour
Trong cuộc phỏng vấn với Washington Post, CEO Kevin Plank cho biết cái tên Under Armour chỉ là sự tình cờ. Lúc đầu Plank định đặt tên công ty là Body Armor, nhưng không thể đăng ký thương hiệu cho nó. Buổi chiều sau khi biết tin đăng ký tên không được, Plank có cuộc hẹn với anh trai là Bill, khi gặp mặt, Bill nhìn xuống Plank rồi hỏi rằng "Công ty dạo này sao rồi, ờ... Under Armor?".
Vậy thì tại sao chữ Armor lại viết sai chính tả thành "Armour"?
"Đơn giản vì tôi muốn số điện thoại công ty là 888-4ARMOUR chứ không phải 888-44ARMOR. Tôi muốn nghĩ rằng đây là một chiến lược marketing bài bản nào đó, nhưng chỉ đơn giản là vậy thôi", Plank chia sẻ.
12. Amazon
Khi thành lập năm 1995, nhà sáng lập Jeff Bezos đã có nhiều ý tưởng khác nhau về tên gọi cho công ty mới thành lập, ban đầu là website bán sách.
Bezos muốn đặt tên cho hiệu sách là Cadabra. Nhưng nhân viên đầu tiên của công ty là Todd Tarbert cho rằng cái tên nghe quá giống với Cadaver (xác chết). Bezos cũng từng nghĩ đến cái tên Relentless, và hiện nếu truy cập website Relentless.com, bạn sẽ được chuyển hướng về Amazon.com, không tin thì thử đi.
Cuối cùng cái tên mà "tỷ phú tương lai" chọn là Amazon, con sông lớn nhất thế giới và đã lồng ghép hình ảnh con sông vào logo đầu tiên của công ty.
13. Verizon
Verizon là kết quả hợp nhất giữa hai hãng viễn thông Bell Atlantic và GTE. Tên gọi này là sự pha trộn giữa "Veritas" (trong tiếng Latin nghĩa là "sự thật"), và "Horizon" (chân trời), mang ý nghĩa luôn hướng về tương lai.
Phúc Thịnh
" alt=""/>Sự thật thú vị đằng sau tên các nhãn hiệu nổi tiếng