Đến nay Mark Zuckerberg cam kết sẽ thực hiện ít nhất 3 biện pháp để khắc phục tình hình. Biện pháp thứ nhất là Facebook rà soát lại tất cả những ứng dụng bên thứ 3 có dấu hiệu thu thập quá nhiều thông tin người dùng hoặc phát tán, sử dụng sai mục đích thông tin.
Biện pháp thứ hai là Facebook siết chặt lại quyền hạn thu nhận thông tin cá nhân người dùng của ứng dụng bên thứ 3, ví dụ như hủy ngay khả năng truy cập thông tin người dùng của ứng dụng nếu người dùng không sử dụng ứng dụng trong 3 tháng.
Biện pháp thứ ba là mang những công cụ điều chỉnh mức độ công khai thông tin cá nhân ra ngoài chỗ dễ nhìn thấy trên Facebook mà cụ thể là trên đầu News Feed.
Mặc dù Facebook có những biện pháp nâng cao hệ thống bảo vệ quyền riêng tư khách hàng như vậy nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng ảnh hưởng từ vụ Cambridge Analytica là khó có thể sửa chữa.
Facebook giờ đây chỉ có thể cung cấp cho người dùng công cụ để kiểm tra xem mình có bị ảnh hưởng từ vụ Cambridge Analytica hay không, và nếu có thì biết được những thông tin cá nhân nào đã bị phát tán qua vụ này để biết đường đề phòng.
Để kiểm tra xem thông tin cá nhân trên Facebook của mình có thể bị chia sẻ cho Cambridge Analytica đến mức nào, chúng ta có thể vào đây.
![]() |
Như trong hình minh họa trên, Facebook chẩn đoán rằng: "Bạn có vẻ chưa từng sử dụng Facebook để đăng nhập ứng dụng This Is Your Digital Life trước khi chúng tôi gỡ bỏ ứng dụng này năm 2015. Tuy nhiên, một người bạn của bạn đã đăng nhập. Vì thế, những thông tin sau đây có thể đã bị chia sẻ: thông tin giới thiệu công khai, những trang bạn thích, ngày sinh..."
" alt=""/>Hướng dẫn kiểm tra thông tin cá nhân trên Facebook bị phát tán trong vụ Cambridge Analytica