
Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu nam khoa thường gặp chiếm khoảng 17% các trường hợp đau bìu cấp tính.
Thạc sĩ - Bác sĩ Ma Ngọc Ba, Trưởng khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tuyên Quang cho biết bệnh nhân H. bị xoắn tinh hoàn trái. Kiểm tra thấy tinh hoàn trái của bệnh nhân đã chuyển màu tím đen và có dịch đen xung quanh, kíp phẫu thuật đã phải cắt toàn bộ tinh hoàn bên trái và cố định tinh hoàn bên phải.
Sau một ngày phẫu thuật, hiện bệnh nhân ổn, đỡ đau nhiều, tiếp tục được theo dõi và điều trị tích cực tại khoa Ngoại Thận - Tiết niệu.
Bác sĩ khuyến cáo tất cả các trường hợp xoắn tinh hoàn thường có biểu hiện đầu tiên là đau bụng cấp, đau bìu cấp, tinh hoàn bên bị xoắn treo cao. Xoắn tinh hoàn là cấp cứu ngoại khoa cần can thiệp phẫu thuật. Thời điểm vàng để phẫu thuật bảo tồn được tinh hoàn là trước 6 tiếng kể từ khi phát hiện ra triệu chứng đầu tiên. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ tinh hoàn.
Khi thấy người thân có dấu hiệu đau bìu cấp, gia đình cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm. Tránh tự điều trị tại nhà để bệnh tiến triển nặng hơn và có các biến chứng xảy ra.
" alt=""/>Chàng trai trẻ mất một bên tinh hoàn chỉ vì nghe lời truyền miệngGiải quyết việc này, ngoài việc tập huấn cho các địa phương, Bộ Y tế xây dựng sổ tay cẩm nang hướng dẫn đấu thầu thuốc để các địa phương triển khai thực hiện.
Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đến nay chưa được giải quyết triệt để (Ảnh minh họa: H.L).
Bên cạnh đó, Bộ trưởng thừa nhận thực tiễn có đơn vị, cán bộ chưa dám nghĩ, dám làm, e ngại sai phạm nên triển khai còn vướng mắc. Bộ Y tế cũng trình Thủ tướng ban hành chỉ thị quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh liên quan đến thực hiện đấu thầu, đảm bảo về thuốc, vật tư y tế.
Bộ Y tế mong muốn giám đốc cơ sở y tế tập trung triển khai nhiệm vụ hết sức quan trọng này.
Bộ trưởng cũng chỉ ra thêm vướng mắc về cơ chế khi có địa phương phân công cho trung tâm y tế, Sở Y tế mua sắm thực hiện. Trong quá trình triển khai có vướng mắc thì phân cấp cho cơ sở y tế.
Vì vậy, nhiều cơ sở y tế, bệnh viện tuyến huyện phải triển khai mua sắm khó khăn. Việc phân bổ nguồn lực, lên kế hoạch còn thiếu chủ động. Vì vậy, các giải pháp về tổ chức thực hiện cũng cần được xem xét triển khai hiệu quả.
Đồng thời, cũng theo Bộ trưởng, nhiều cơ sở y tế vì nợ đọng nên các doanh nghiệp không mặn mà bán thuốc cho các đơn vị y tế công lập. Bộ Y tế cùng với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết nợ đọng trên 11.000 tỷ đồng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang phối hợp cơ sở y tế giải quyết tình trạng nợ đọng.
"Tiền nợ đọng này được gửi lại cho cơ sở y tế là nguồn lực lớn để đơn vị này đảm bảo điều kiện cho các cơ sở y tế mua thuốc, đấu thầu thuốc", Bộ trưởng lý giải.
Về khó khăn của các nhà thuốc bệnh viện trong khâu đấu thầu, Bộ trưởng Lan cho biết, nhà thuốc bệnh viện do bệnh viện quản lý, tổ chức mua lẻ để bán cho người dân, không phải lấy tiền ngân sách, cũng không phải từ nguồn bảo hiểm y tế.
Trước đây, bệnh viện tự quyết định việc mua sắm. Tuy nhiên, Luật Đấu thầu 2023 quy định nhà thuốc bệnh viện cũng phải tổ chức đấu thầu, nhu cầu phát sinh của người bệnh rất đa dạng nên việc tổ chức đấu thầu của nhà thuốc bệnh viện gặp nhiều khó khăn.
Vì thế, Luật Dược sửa đổi (được ấn nút thông qua tại kỳ họp này) sẽ giải quyết được vấn đề này. Luật này sẽ giao lại quyền chủ động trong vấn đề mua sắm của nhà thuốc bệnh viện cho các cơ sở y tế. Trên cơ sở đó sẽ cung cấp những nguồn thuốc phục vụ người dân.
Câu chuyện thiếu thuốc không mới. Trước đây, tình trạng này vẫn xảy ra nhưng chỉ nhỏ lẻ, ở chỗ này, chỗ kia tuy nhiên sau dịch Covid-19, nó lại xảy ra ở nhiều tỉnh thành, nhiều bệnh viện, kể cả các bệnh viện lớn.
Trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như đấu thầu chậm, nguồn hàng quen bị gián đoạn chưa kịp phục hồi sau Covid-19, việc nhập khẩu cũng khó khăn do thủ tục nhập cảnh và một số nước hạn chế xuất khẩu các loại thuốc men, vật tư y tế…
Bên cạnh đó, sau đại dịch, hàng loạt các vụ thanh kiểm tra, xử lý sai phạm về y tế cũng dẫn đến tâm lý e dè, ngại mua sắm, ngại đầu tư, làm thiếu thuốc men, hóa chất, trang thiết bị y tế.
" alt=""/>Luật Đấu thầu có hiệu lực, vì sao bệnh viện vẫn thiếu thuốc?Huyện Đan Phượng khẳng định trên địa bàn không có trường hợp học sinh bị ngộ độc do sữa tươi và sữa chua (Ảnh minh họa: Getty).
Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND huyện Đan Phượng đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh.
Kết quả ban đầu xác định, sản phẩm từ sữa được báo chí nêu "sữa lạ" là sữa tươi thanh trùng "Núi Tản Ba Vì" và sữa chua "Núi Tản Ba Vì" do Công ty Cổ phần Sữa Núi Tản Ba Vì sản xuất.
Báo cáo của các đơn vị trường học và trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện không ghi nhận các trường hợp học sinh bị đau bụng, dị ứng hay dấu hiệu ngộ độc… do ảnh hưởng của sữa tươi thanh trùng "Núi Tản Ba Vì" và sữa chua "Núi Tản Ba Vì".
UBND huyện cũng đã lập đoàn liên ngành thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên sản phẩm sữa tươi và sữa chua của Công ty Cổ phần Sữa Núi Tản Ba Vì để xét nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia, Bộ Y tế.
Kết quả xét nghiệm 2 mẫu sữa tươi và sữa chua tại Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia cho thấy đều đạt tất cả các chỉ tiêu theo quy chuẩn quốc gia số QCVN 5-5:2010/BYT và 5-1:2010/BYT.
UBND huyện Đan Phượng cũng đã có văn bản số 2106/UBND-GD gửi Cục Báo chí. Văn bản khẳng định trên địa bàn huyện không có vụ ngộ độc thực phẩm nào trong các trường có tổ chức ăn bán trú.
" alt=""/>Hà Nội: Huyện Đan Phượng bác tin học sinh bị ngộ độc do "sữa lạ"