![]() |
Băng rôn kêu gọi để lại túi nilon, đồ thờ sau khi thả cá. |
![]() |
Các tình nguyện viên cũng tích cực gom rác và khuyên người dân không nên đổ tro bụi xuống sông. |
![]() |
Nhưng sau ngày ông Công ông Táo, rác, tro bụi… thậm chí là cả bàn thờ góp phần làm đen kịt và ô nhiễm mặt sông. |
![]() |
Tàn hương bị đổ thẳng xuống sông. |
![]() |
Bàn thờ bị vứt bỏ ngay bên bờ sông. |
![]() |
Một bàn thờ khác bị ném xuống sông Nhuệ Giang. |
![]() |
Không chỉ khu vực Hà Đông, một số nơi khác, cũng có người dân thiếu ý thức trong việc phóng sinh. Trong ảnh là đĩa và bát hương trên mặt hồ Văn Quán. |
![]() |
Được biết, việc thả rác sau khi thờ cúng không chỉ xuất hiện trong ngày ông Công ông Táo mà có từ trước đó. |
Tại khu vực cầu Đen, cầu Trắng (quận Hà Đông), mặc nước sông đen kịt, ô nhiễm, người dân vẫn thi nhau thả cá phóng sinh.
" alt=""/>Sau ngày ông Công ông Táo, rác, tro bụi… đen kịt mặt sôngNgày 27/12 âm lịch, công ty tôi cho nhân viên nghỉ Tết. Tôi dự tính, chiều hôm đó sẽ đi mua ít bánh kẹo, đồ dùng, quần áo cho các cháu rồi về nhà chị gái đón giao thừa. Dù cái Tết đầu tiên xa nhà nhưng tôi vui vì có nhiều thời gian chơi với cháu lớn, được chăm chị mấy ngày trong bệnh viện khi chị sinh.
Có một điều làm tôi băn khoăn là việc anh rể khi biết tôi về nhà anh ăn Tết và chăm chị gái sinh đã liên tục nhắn tin. Nội dung tin nhắn anh gửi rất mùi mẫn, gợi cảm và kiểu như thổ lộ tình cảm. Có khi anh nhắn tâm sự đang buồn, muốn giải quyết nhu cầu vì không thể gần vợ đang mang bầu. Anh nhắn rất liên tục. Đã nhiều lần tôi nhắn cảnh cáo anh, nhưng anh không dừng lại, thậm chí còn nhắn thô tục hơn.
Tôi đã có bạn trai. Hai chúng tôi dự định ăn Tết xong sẽ làm đám cưới. Vì không muốn bạn trai biết chuyện nên khi có tin nhắn của anh rể, tôi đã xóa hết.
Bây giờ, tôi có nên nói chuyện của anh rể cho chị gái và bố mẹ, ông bà thông gia biết thì có nên không. Tôi phải làm thế nào để có một cái Tết trọn vẹn và yên tâm chăm chị sinh. Thật sự, tôi không muốn chị gái phải buồn, vì chị sắp sinh và chăm con nhỏ rồi. Mong mọi người giúp tôi gỡ chuyện khó giải quyết này. Tôi xin cảm ơn.
Sau 4 năm ở xứ người, tôi về nhà vào đúng dịp cuối năm. Cứ tưởng, Tết này nhà tôi vui lắm, nào ngờ...
" alt=""/>Chưa về nhà chị gái ăn Tết, tôi đã bị anh rể nhắn tin tâm sựPhố ông đồ ở Cung Văn hóa Lao động (TP.HCM) đêm đầu xuân đông vui nhộn nhịp. Mặc kệ bao người qua lại, ông vẫn cứ 'hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay'. Những chữ vốn tạo được duyên cho người, những câu đối thể hiện chút an lành trong cuộc sống được ông chăm chút công phu.
Ông là ông đồ Phan Thanh Sơn năm nay tròn 64 tuổi. Ông từng là Trung tá, giảng viên bộ môn Radar của Trường Kỹ thuật quân sự Trần Đại Nghĩa (Gò Vấp, TP.HCM). Tóc ông đã bạc. Nét mặt ông tươi vui, miệng luôn nở nụ cười. Chiếc khăn đóng và áo dài màu xanh đậm đã làm tăng vẻ lịch lãm hơn cho ông đồ.
Ông đến với thư pháp đã hơn 10 năm. Năm nào cũng thế, cứ Tết đến, ông vào chùa viết thư pháp tặng bà con. Ông đã từng ngồi tại chùa Tây Tạng trên đường Thích Quảng Đức, Bình Dương từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm trong 4 ngày liền để viết 700 bức liễn thư pháp.
Đến nay, ông Sơn đã có 10 năm viết thư pháp. Công việc này cho ông nhiều niềm vui trong những năm nghỉ hưu. |
Không thu nhập bằng nguồn thư pháp, những chữ do ông đồ Sơn viết ra nhẹ nhàng và thanh thoát.
Ông nói, đã cầm cây bút làm ông đồ, vấn đề quan trọng hơn chữ viết là tác phong phải chuẩn mực.
'Ngoài kiến thức thông thiên văn rành địa lý ra, ông đồ còn phải nặng về đạo đức chân tâm. Nếu một người nào đó đến xin chữ Phúc mà bản thân anh thiếu đức thì làm sao có phúc? Không có phúc thì chữ phúc anh cho không còn linh hiển nữa.
Tôi đến với thư pháp chẳng qua là chút duyên hơn là nặng nợ. Sau khi hưu trí, về nhà, thời gian rảnh rỗi không việc gì làm tôi buồn chán lắm. Tôi tìm đến thư pháp và cũng chính nhờ thư pháp đã giúp tôi thanh thoát hơn trong cuộc sống. Hạnh phúc là có việc gì đó để làm, có ai đó để yêu thương và có điều gì để hi vọng. Phải không anh?
Năm nay là năm đầu tiên tôi mở quầy thư pháp ở phố ông đồ. Cùng với tôi còn có nhiều quầy khác của những anh em cùng chung câu lạc bộ thư pháp với tôi. Tôi cũng đã từng đào tạo nhiều bạn trẻ để có lớp kế thừa khi chúng tôi không còn khả năng góp mặt với đời', ông đồ Phan Thanh Sơn nói.
Đây là một bức thư pháp ông Sơn vừa hoàn thành. |
Ông cũng cho biết, viết thư pháp hay làm ông đồ ngày Tết cần có tâm. Chữ có đẹp, nét có hồn là nhờ vào tâm người viết. Thư pháp không phải là nghề mà là một trong nhiều bộ môn nghệ thuật. Hãy cho chữ những ai cần chữ bởi chữ còn có linh hồn.
'Người trồng cây hạnh người chơi - Ta trồng cây đức để đời mai sau'. Câu thư pháp ông viết cũng giúp chúng tôi hiều rõ ông hơn.
Mình được ngắm rất nhiều cảnh đẹp của Tết. Đó là những vườn hoa đủ sắc màu, chợ quê ngày Tết rồi những người lao động nghèo mưu sinh trong đêm khuya nữa. Tất cả, rất đẹp, mình đã ghi lại hết rồi.
" alt=""/>Ông đồ 10 năm viết thư pháp tặng người Sài Gòn