
![]() |
Sau hàng hóa là các bác sĩ "Made in China" |
Số trường đại học, cao đẳng y khoa Trung Quốc mà sinh viên Ấn Độ theo học từnăm 2007 đến nay đã tăng gấp đôi từ 24 trường lên 50 trường, với trung bình mỗinăm có khoảng 150 lưu học sinh Ấn Độ.
Nhờ quảng cáo rầm rộ và chi phí sinh hoạt, học tập rẻ hơn so với tại châu Âu,Trung Quốc nhanh chóng nổi lên như Nga, quốc gia từ lâu vốn là điểm đến ưa thíchcủa những người Ấn Độ muốn tìm kiếm học vị về y học. Nhiều trường đại học TrungQuốc dạy học bằng tiếng Anh mặc dù các sinh viên được yêu cầu học một chút tiếngTrung Quốc đủ để trò chuyện với bệnh nhân.
Các tài liệu của Bộ Y tế Ấn Độ cho thấy cử nhân y khoa được đào tạo tại TrungQuốc chiếm số đông trong tổng số thí sinh tham gia thi tuyển công chức tại Hộiđồng Y tế Ấn Độ (MCI) mỗi năm. Một số trường đại học Trung Quốc thậm chí cònchọn lọc giáo trình của MCI và huấn luyện cho các sinh viên về những kỳ kiểm tramà cử nhân được đào tạo tại nước ngoài phải trải qua trước khi hành nghề tại ẤnĐộ.
Đại học Y khoa Thiên Tân, vốn tự nhận đảm bảo 72% tỷ lệ thành công trong kỳthi của MCI, đang tìm cách lôi kéo sinh viên Ấn Độ.
Trivedy tới từ công ty Growell Consultancy, đóng vai trò hỗ trợ cho cáctrường đại học cho biết: "Tôi đã gửi các sinh viên tới Thiên Tân từ năm 2003.Tính tới năm 2005, có xấp xỉ 150 sinh viên Ấn Độ tới học tại các trường đại họcTrung Quốc mỗi năm. Tổng học phí, nhà trọ và các chi phí khác cho 4,5 năm cộngthêm một năm thực tập nữa là khoảng 22,5 vạn Rupee (khoảng 4.000 USD).
Bác sĩ Kewal Jogadia, người tốt nghiệp trường Đại học Thanh Đảo vào năm 2011,cho biết cuộc sống tại Trung Quốc tốt hơn nhiều so với ở Ấn Độ. Anh họ của bácsĩ Jogadia, Jolly, cử nhân đại học Thiên Tân cũng chia sẻ rằng giáo viên đã giúpđỡ anh rất nhiều.
Tuy nhiên, bác sĩ Milan Pandya, người tốt nghiệp Đại học Trịnh Châu năm ngoáicho rằng: "Mọi thứ dường như đều tốt khi tôi ở đó nhưng giờ tôi nhận ra rằng nókhông phải là chuẩn mực cho các trường đại học y khoa Ấn Độ."
Sầm Hoa(Theo Indianexpress)
Các tin bài khác: |
Đi tìm nguồn gốc khủng bố của anh em Tsarnaev Mỹ bác bỏ yêu cầu trở thành quốc gia hạt nhân của Triều Tiên Cuộc sống không nhà của nạn nhân động đất Tứ Xuyên Động thái im ắng lạ thường ở Triều Tiên Hàn Quốc bừng bừng phẫn nộ vì một cú bắt tay Trẻ em Ấn Độ biểu tình phản đối cưỡng hiếp |
" alt=""/>Bác sĩ 'Made in China' tràn ngập Ấn Độ
Musk tiếp tục đuổi việc một nửa nhân sự Twitter chỉ trong vài ngày. Đêm ngày 3/11 và sáng 4/11, vô số nhân viên thông báo bị khóa khỏi tài khoản email doanh nghiệp hay các kênh liên lạc nội bộ khi Twitter bắt đầu hành động.
Hàng loạt bộ phận bị ảnh hưởng như đạo đức AI, tiếp thị, truyền thông, tìm kiếm, chính sách công… Khi mọi người gửi lời tạm biệt lẫn nhau, Musk hầu như im lặng về quyết định của mình. Không chỉ có vậy, ông còn công khai sa thải một kỹ sư vì “đấu tố” trên Twitter.
Tối hậu thư cho người ở lại
Đêm muộn ngày 16/11 sau khi “thanh lọc” nhân viên, Musk gửi tối hậu thư cho những người ở lại, yêu cầu họ cam kết “làm việc cật lực” hoặc rời công ty với ba tháng lương đền bù. Ông cho rằng đây là điều cần thiết để xây dựng “Twitter 2.0” và thành công trong thế giới ngày càng cạnh tranh.
Trong thư, Musk vạch ra lộ trình tiếp theo của Twitter sẽ do các kỹ sư dẫn dắt nhiều hơn. “Nếu chắc chắn muốn là một phần của Twitter mới, hãy bấm Yes vào liên kết phía dưới”. Những ai chưa hoàn thành mẫu đăng ký vào 5 giờ chiều ngày hôm sau sẽ bị thôi việc.
Nhà quảng cáo tháo chạy
Cùng với sự ra đi của nhân viên Twitter là sự tháo chạy của các nhà quảng cáo. Từ khi Musk tiếp quản Twitter, nhiều nhãn hàng lớn xác nhận tạm dừng quảng cáo trên nền tảng do các tổ chức hoạt động cộng đồng dấy lên lo ngại về hướng đi của Twitter.
Gần một tuần sau khi thâu tóm Twitter, Musk cho biết nền tảng ghi nhận “doanh thu giảm mạnh” dù không có gì thay đổi đối với việc quản trị nội dung và đang làm mọi thứ để trấn an các nhà quảng cáo. Musk tố cáo các nhà hoạt động “cố gắng hủy hoại tự do ngôn luận tại Mỹ”.
Hỗn loạn quanh dấu tích
Một khía cạnh khác bị Musk đảo lộn tại Twitter là dấu tích xanh. Từ lâu, dấu tích dùng để xác thực tài khoản của các chính khách, nhà báo, nhân vật của công chúng. Song, Musk gọi hệ thống cũ là “vớ vẩn” và muốn mang lại công bằng cho mọi người với giá 8 USD/tháng.
Ngày 5/11, Twitter ra mắt phiên bản Twitter Blue mới để người dùng đăng ký và nhận được tích xanh mà không cần xác thực. Chỉ trong vài ngày, Twitter bị chìm trong làn sóng giả mạo người nổi tiếng, doanh nghiệp. Chính vì vậy, Musk phải thông báo hoãn dịch vụ mới đến cuối tháng. Ngày 24/11, Musk lại đưa ra kỳ hạn 2/12 và tiết lộ về các dấu tích mới tùy thuộc theo loại tài khoản. Cụ thể, Twitter sẽ có tích xanh, tích xám và tích vàng.
Khôi phục tài khoản bị cấm
Ngày 19/11, Musk khôi phục tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump bị Twitter cấm sau vụ bạo loạn Đồi Capital ngày 6/1/2021. Trước đó, Twitter cũng mở lại tài khoản cho một số nhân vật gây tranh cãi.
Musk đã trưng cầu ý kiến của người dùng Twitter về việc có mở tài khoản của ông Trump hay không. 51,8% người tham gia đồng ý. Musk tweet:“Mọi người đã lên tiếng. Ông Trump sẽ được khôi phục. Tiếng nói của mọi người là tiếng nói của Chúa”.
Dù vậy, ông Trump cho biết chưa thấy lý do gì để quay lại Twitter. Từ khi được mở khóa tới nay, ông chưa đăng gì trên tài khoản.
Những quyết định gần đây của Musk xung đột với phát ngôn lúc trước. Vài ngày sau khi mua lại Twitter, Musk khẳng định mạng xã hội sẽ thành lập hội đồng quản trị nội dung với các quan điểm đa dạng. Ông nói sẽ không có quyết định lớn nào hay khôi phục tài khoản nào xảy ra trước khi hội đồng ra đời.
(Theo CNN)
" alt=""/>Tháng đầu hỗn loạn của Elon Musk tại TwitterMETI cũng coi đây là “cơ hội cuối cùng” để Nhật Bản bắt kịp TSMC, Samsung, Intel hay IBM trong lĩnh vực vi mạch logic tiên tiến.
Hiện Tokyo đang phải phụ thuộc vào TSMC khiến nước này trở nên dễ tổn thương trước khả năng gián đoạn nguồn cung chip từ Đài Loan, trong khi các nhà sản xuất thiết bị logic của Nhật Bản đang tụt hậu so với các đối thủ, khi Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ đều đang phát triển trên quy trình 3nm - 2nm.
Intel, tập đoàn đang theo đuổi công nghệ 2nm cùng với IBM, được cho là những bên được hưởng lợi lớn từ quyết định của Nhật Bản. Các nhà sản xuất vật liệu và thiết bị bán dẫn tại Nhật coi Intel là một trong những khách hàng lớn và quan trọng nhất của họ, đồng thời có chung mục tiêu đưa hãng này bắt kịp Samsung và TSMC.
Tương tự như Trung Quốc, Nhật Bản bắt đầu hành trình đưa công nghệ sản xuất bán dẫn vươn lên top đầu thế giới. Tuy nhiên, điểm khác biệt là quốc gia “mặt trời mọc” là một phần của hệ sinh thái hợp tác quốc tế, trong khi Bắc Kinh đang bị các lệnh cấm vận của Washington cô lập.
Thế Vinh(Theo AsiaTimes)
" alt=""/>Đến lượt Nhật Bản tìm cách thoát ly bán dẫn Đài Loan