
- Vừa qua, 4 thầy trò Trường ĐH Lạc Hồng đã lập được một kỳ tích mà chưa trường đại học nào thực hiện được trước đó: Đem về 2 giải nhất trong cuộc thi Tài năng khoa học trẻ Việt Nam.Có 302 đề tài tham gia cuộc thi, và có 10 giải nhất được trao.
Hai cô sinh viên đi đo “lòng trung thành”
Đề tài Đo lường mức độ trung thành thông qua tính cách của nhân viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai do hai sinh viên Nguyễn Thị Kim Nguyên, Lê Thị Yến Nhi thực hiện với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Tân - giảng viên trường ĐH Lạc Hồng.
 |
Kim Nguyên và Yến Nhi |
Nhóm tác giả đã vận dụng mô hình năm nhân tố của Goldberg (1981) về tính cách và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trung thành thông qua tính cách của nhân viên trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, năm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trung thành của nhân viên theo thứ tự lần lượt là, nhân tố tận tâm, nhân tố hướng ngoại, nhân tố sẵn sàng trải nghiệm, nhân tố dễ chấp nhận, nhân tố nhạy cảm.
Nguyễn Thị Kim Nguyên, Lê Thị Yến Nhi cho biết, giá trị thực tiễn của đề tài nằm ở chỗ, Ban lãnh đạo thông qua kết quả khảo sát sẽ biết được xu hướng tính cách nào tác động đến lòng trung thành của nhân viên nhất, từ đó sẽ có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Đề tài cũng cung cấp thêm công cụ trong việc tuyển ứng viên đầu vào cho các tổ chức thông qua bảng Test tính cách đã được nhóm tác giả điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa và tính cách của con người Việt Nam. “Như vậy công cụ này sẽ giúp cho tổ chức chọn đúng người đúng việc” – nhóm tác giả khẳng định.
Và cậu sinh viên đếm “sự hài lòng”
Đề tài giúp cho Nguyễn Hoàng Phong ghi điểm là Đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo đại học ngoài công lập, cũng được TS Nguyễn Văn Tân hướng dẫn.
 |
Nguyễn Hoàng Phong và giáo viên hướng dẫn trong ngày nhận giải thưởng |
Kết quả nghiên cứu này cho biết các nhân tố tác động vào sự hài lòng của sinh viên và cách thức đo lường. Trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên là nhân tố Hình ảnh và Kết quả đạt được chung về khoá, thứ hai là nhân tố Tổ chức quản lý đào tạo, thứ ba là Đội ngũ giảng viên, thứ tư là Cơ sở vật chất, và cuối cùng là nhân tố Chương trình đào tạo. Nguyễn Hoàng Phong cũng đưa ra những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo đại học ngoài công lập.
Đề tài này được đánh giá cao bởi nó thực sự hữu ích cho các trường đại học ngoài công lập vì họ có thể theo dõi và tìm cách nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên thông qua các nhân tố chính tác động đến sự hài lòng - một điều lâu nay mọi người vẫn nói một cách khá cảm tính, chưa có những ngiên cứu, minh chứng cụ thể.
“Em mong rằng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các trường trong quá trình hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, em cũng muốn góp một phần sức lực của mình vào việc nghiên chất lượng đào tạo ĐH ngoài công lập một cách có hệ thống. Nếu được như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý giáo dục trong việc hoạch định chính sách của mình” - Nguyễn Hoàng Phong chia sẻ.
Nguyễn Thi Kim Nguyên, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh: Sau khi ra trường em muốn trở về quê hương để phục vụ, trước mắt em sẽ học cao học chuyên sâu ngành quản trị kinh doanh song song với việc học thì em sẽ đi làm để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và nếu khả năng cho phép thì em sẽ mở một công ty chuyên về da trăn và cá sấu tại quê hương. Đó là ước mơ khi em còn là một cô sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh. Bản thân nhìn thấy được tiềm năng kinh tế về du lịch ở Đà Nẵng rất lớn mạnh nên sẽ rất thuận lợi để phát triển ngành thời trang và lưu niệm ở đây. Lê Thị Yến Nhi, sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh:Sau khi ra trường, bản thân em muốn được làm việc trong các DN FDI _ nơi có nhiều cơ hội cho việc phát triển, và đặc biệt là khả năng giao tiếp Tiếng Anh. Hiện tại, em đang mong muốn được làm việc trong các công ty, tập đoàn đa quốc gia như Unilever, British American Tobacco (BAT), … Trong thời gian sắp đến, ngoài việc đi làm em sẽ học thêm ngoại ngữ khác để trau dồi thêm vốn kiến thức cho mình. Nguyễn Hoàng Phong, sinh viên khoa Quản trị Kinh tế Quốc tế, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp: Sau khi tốt nghiệp em sẽ ứng tuyển vào các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường hoặc bộ phận nghiên cứu thị trường của các công ty vì nghiên cứu thị trường là điểm mạnh cũng như là đam mê lớn nhất của em. |
" alt=""/>Nhóm sinh viên đo 'trung thành', đếm 'hài lòng'

 |
Trà My nói sức khoẻ không tốt những vẫn chạy show "điên đảo". |
-Trong danh sách chị kể tôi thấy toàn phim hài là chủ yếu, phải chăng làm hài đang hái ra tiền?
Khác với lĩnh vực phim ảnh thông thường, luôn cần các gương mặt trẻ, hotgirl, hotboy thì với phim hài, các đạo diễn thường chỉ tin tưởng những nghệ sĩ có thâm niên. Điều này cũng lý giải vì sao các nghệ sĩ hài khi đã có tên tuổi thường làm không hết việc. Bên cạnh đó, làng hài lại không có nhiều nghệ sĩ nên lại càng trở thành “của hiếm” mỗi khi Tết đến, xuân về.
Cũng chẳng phải kiếm tiền dễ dàng hơn so với các lĩnh vực điện ảnh khác đâu, nhưng với hoàn cảnh của tôi, một mẹ một con, lựa chọn những phim ngắn để tham gia là tối ưu nhất. Vì tôi muốn dành thời gian cho con đang bước vào tuổi mới lớn. Thêm vào đó cũng vì anh em bạn bè quý nhau, mời nhau nữa.
Nghệ sĩ chúng tôi, khi anh em đưa kịch bản, thấy thích, thấy hợp là nhận lời ngay chứ không hẳn là cát xê cao thấp. Tham gia nhiều phim, có nhiều phóng viên còn bảo tôi bị “tiền vật” nhưng kỳ thực tôi là người quá yêu nghề.
Sức khoẻ của tôi năm qua không tốt, bác sĩ khuyên tôi phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nhưng đã nhận lời anh em làm phim rồi mà bỏ thì khó xử quá. Loạt phim như vậy mà tôi nghỉ thì ảnh hưởng tới cả ekip. Rất may, những ngày làm phim, giá rét hay mưa rào, có phân đoạn đứng nhiều tôi không chịu được, các đạo diễn rất thương tình tạo điều kiện cho tôi ngồi nghỉ đôi chút. Cái tình của nghệ sĩ lớn như vậy nên tôi phải nhận lời thôi. Tôi bị “tình” vật chứ không phải “tiền” vật (cười lớn).
- Chị nói nhiều về tình nghệ sĩ nhưng mới đây cũng có một nghệ sĩ đã phải kêu gọi rằng, giữa xã hội bộn bề, nghệ sĩ nên sống có tình có nghĩa với nhau hơn, đây là góc khuất nghề nghiệp sau ánh hào quang?
Góc khuất chỗ nào tôi không hay nhưng những người tôi từng làm việc tôi đều trân trọng, tôi là người sống rất tình cảm. Nếu thân thì thường xuyên qua lại với nhau, chia sẻ công việc buồn vui. Còn không thân, không chơi gặp nhau vẫn vui vẻ. Tôi luôn quan niệm, trời đất bao la, ai với được tới đâu thì với, lộc tới ai người đó hưởng. Tôi làm việc gì cũng lặng lẽ.
Quan điểm của tôi sống phải có trên có dưới, biết trước biết sau. Chẳng biết nghệ sĩ chỗ nào sống không có tình có nghĩa nhưng những chương trình tôi kêu gọi từ thiện tôi luôn nhận được sự ủng hộ hết lòng từ nghệ sĩ.
Họ tham gia không đồng cát xê nào mà vẫn rất vui vẻ. Cặm cụi và một mình cứ thế thức khuya dậy sớm, vào dịp cuối năm làm phim hài tết, sáng nào cũng phải dậy và ra khỏi nhà từ 5h sáng để đến điểm quay, nếu muộn hơn là bị tắc đường và sẽ ko đến kịp giờ quay, chưa bao giờ tôi phải để cho đoàn phim chờ đợi phút nào, rất ý thức và làm việc rất kỷ luật.
 |
Dù hàng ngày trên sân khấu khiến bao khán giả cười nghiêng ngả với các tiểu phẩm hài nhưng 6 năm nay, sâu thẳm trong nghệ sĩ Trà My là nỗi buồn khó lòng san sẻ. |
Người ta có đôi có cặp, còn tôi...
-Tết đến, kênh nào cũng thấy chị ‘mua vui’ cho khán giả, ngoài đời ai mua vui cho chị?
Chính khán giả lại mua vui cho tôi. Tôi nói thật, chân tình. Có nhiều khán giả yêu quý tôi lắm, mùa gì thức đó, có ngô ngon họ gửi cho tôi, có vài mớ rau muống sạch họ cũng mang tận nơi, đôi khi cũng chỉ vài cân gạo họ tự tay trồng được. Có người biết chồng tôi từng bị ung thư, còn gọi điện hỏi han quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư như nào, chế độ ăn uống ra sao.
Lại nữa, có cặp vợ chồng đang căng thẳng muốn ly hôn, người vợ lại hỏi ý kiến tôi. Khi cô ấy nói ra câu chuyện của mình, tôi khuyên nhủ, câu chuyện xích mích không có gì to tát, hãy vì con mà bỏ bớt cái tôi của nhau.
Hơn ai hết, tôi hiểu những đứa trẻ thiếu cha hay thiếu mẹ trong lòng chúng đều rất khổ tâm, bố hay mẹ có bù đắp thế nào cũng không thể bằng cả hai cùng nhau yêu thương con. Cô ấy nghe ra và vài tháng sau lại gọi điện cảm ơn tôi, vì tôi mà vợ chồng cô ấy không tan vỡ. Như vậy là tôi vui lắm rồi. Cười như “ma làm” trên sân khấu nhưng tối về khóc một mình.
- Nhiều người vẫn nói đời nghệ sĩ hài giống kép Tư Bền, ẩn sâu trong những tiếng cười là những giọt nước mắt, chị cũng không ngoại lệ?
Từ ngày chồng tôi mất, 6 năm nay chưa năm nào tôi vui cả. Cứ tới khoảnh khắc giao thừa tôi lại buồn, buồn vô cùng. Tôi chỉ lặng lẽ sắp cơm, những món chồng thích rồi tụng kinh. Những ngày con còn nhỏ, ngủ chung với tôi, thấy tôi quay lưng là cháu lại kéo tôi lại rồi nhìn thẳng mắt mẹ, xem có khóc không. Tôi lau vội nước mắt.
Còn giờ cháu lớn, ngủ riêng, tôi có góc riêng để lúc buồn khóc thoải mái. Có những đêm cười trên sân khấu nhưng về nhà tôi nằm vật ra giường rồi khóc. Chồng là người yêu gia đình vô điều kiện và đứng đằng sau hỗ trợ sự nghiệp của tôi rất nhiều. Anh ấy mất đi để lại khoảnh trống lớn, dù cố gắng quên nhưng khoảng trống đó có lẽ không thể lấp đầy.
Rồi những ngày cận Tết, ra đường, thấy các cặp đôi cùng nhau sắm tết, vợ chồng bàn bạc mua gì, cắm hoa gì... Tôi thì một mình, làm gì cũng một mình, bày đẹp biện nhà cửa đẹp cỡ mấy cũng chẳng còn nghe tiếng động viên từ chồng. Đơn giản chỉ ra quán ăn bát phở, thấy vợ chồng người ta vui vẻ lau bát đũa cho nhau, tôi cũng thấy chạnh lòng.
Bây giờ tôi đi sắm Tết, tôi luôn nhớ sở thích của chồng, chẳng hạn anh thích đào đỏ, tôi không bao giờ mua đào phai về thắp hương. Tôi mua cái gì cũng hỏi ý kiến chồng, giờ vẫn thế, cứ lẩm bẩm bảo: Em mua cái này nhé, em lấy cái kia nhé! Tôi thực sự cô đơn, buồn lắm luôn. Bạn làm tôi khóc rồi đấy...
 |
Nghệ sĩ Trà My vừa là cha, vừa là mẹ trong nhà. Còn con chị vừa đóng vai trò là con trai - như bờ vai vững chãi cho chị, vừa đóng vai trò là con gái - phụ giúp chị việc nhà và những bữa cơm ngon. |
- 6 năm trôi qua, sao chị không tìm bờ vai để dựa, bớt cảnh cứ phải gồng mình lên chống chọi với sự cô đơn?
Có chứ, nhiều lúc tôi cũng nghĩ nên tìm một bờ vai để dựa nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Nếu hạnh phúc mỉm cười với mình một lần nữa thì không sao nhưng chẳng may không tốt, lại khổ mình khổ con. Tôi lại thôi đành, dành hết tình cảm cho con và lấy con là chỗ dựa tinh thần cho mình vậy.
- Nhà có một mẹ một con, 2 mẹ con dành hết tình cảm cho nhau, con chị cũng lớn, cháu có người yêu chị có sợ mình bị san sẻ tình cảm, nỗi buồn lại càng chất chứa?
Thực ra con tôi cũng lớn, tôi không thể giữ mãi cháu bên mình, đôi lúc phải buông để con trưởng thành va vấp. Lúc nào tôi cũng nói với con, dù thế nào mẹ cũng là số 1. Giống như tôi đang đối xử với mẹ mình, có gì ngon, mẹ ốm đau hay cần mình, phải có mặt ngay.
Nên tôi “mặc cả” với Phúc rằng, đi chơi với người yêu mà mẹ cần là phải về, không có chuyện từ chối. Tết dương lịch vừa qua, Phúc xin tôi đi chơi với bạn nhưng ở nhà một mình buồn quá, tôi gọi bảo Bao giờ con về? Phúc ngay lập tức về bên tôi, cháu là người biết nghe lời và thương mẹ.
Cháu luôn bảo mẹ yên tâm bao giờ mẹ cũng là số 1, tôi tin như thế.
- Nhưng “mặc cả” với con như thế, chị có sợ sẽ gây áp lực cho con dâu mình trong tương lai?
Không, tôi không cho đó là áp lực và quá đáng. Người Việt Nam luôn coi trọng đạo hiếu, dù gì đấng sinh thành ra mình cũng phải trân trọng, tôi luôn dạy con như vậy. Yêu con như vậy nhưng mẹ đẻ ra tôi giờ còn sống, tôi vẫn coi là số 1 cơ mà.
Tôi luôn gieo vào con một cách sống nhân ái, yêu thương nhau. Hàng ngày con chứng kiến những việc tôi làm, cháu ngấm dần và giờ như một phản xạ vô điều kiện. Chẳng hạn thấy cụ già bán rau bên đường, cháu nhìn thấy là nói mẹ đỗ xe mua hết rau cho bà cụ đi. Cha mẹ sinh con trời sinh tính, tôi luôn dạy con như vậy, chỉ mong con lớn lên trở thành người tốt.
Tình Lê

Ngôi nhà vắng bóng người chồng của nghệ sĩ Trà My
Sau nhiều năm đi diễn, vợ chồng nghệ sĩ Trà My đã xây được căn nhà khá khang trang tại Minh Khai, Hà Nội
" alt=""/>Trà My: Ngày cười 'như ma làm' trên sân khấu, tối về khóc một mình