Bild đưa tin, các quan chức Bayern Munich đang hướng sang Premier League với hai mục tiêu Harry Kane và N'Golo Kante.
Bayern vốn có ý định lấy Kane từ tháng trước, nhằm thay thế Robert Lewandowski chuyển sang Barcelona.
Harry Kanelà mẫu tiền đạo yêu thích của HLV Julian Nagelsmann. Chính ông là người bày tỏ ý định để Lewandowski ra đi từ khi mùa giải 2021-22 còn chưa kết thúc.
Vì thế, Lewandowski quyết định từ chối gia hạn hợp đồng và yêu cầu được chuyển nhượng ngay lập tức.
Nagelsmann thậm chí công khai nói về Kane trong thời gian cùng Bayern Munich tham dự các trận giao hữu mùa hè.
Điều này khiến Antonio Conte nổi giận. Nhà cầm quân người Italy sau đó lên tiếng chỉ trích Nagelsmann.
Dưới sự phản đối của Conte, Chủ tịch Daniel Levy quyết định từ chối bán Kane cho Bayern. Ban đầu, ông chủ của Tottenham bị thuyết phục bởi khoản tiền thu về (khoảng 120 triệu euro).
Bayern không bỏ cuộc. CEO Oliver Kahn và GĐTT và GĐTT Hasan Salihamidzic tin tưởng họ sẽ buộc Tottenham phải bán Kane trong mùa hè năm sau.
Bởi vì khi ấy Kane bước vào năm cuối hợp đồng với Tottenham. Nếu không bán đội trưởng tuyển Anh cho Bayern, Spurs có nguy cơ mất trắng anh vào năm 2024.
Trong khi đó, Salihamidzic cũng chuẩn bị đàm phán với N'Golo Kante, người đang trong năm cuối hợp đồng với Chelsea.
Kante không có ý định gia hạn với Chelsea, đặc biệt là sau khi Thomas Tuchel bị sa thải.
Mặc dù Kante sắp bước sang tuổi 32, phía Bayern Munich vẫn tin tưởng anh có thể thi đấu đỉnh cao thêm vài năm nữa.
Salihamidzic và các quan chức Bayern đánh giá cao kinh nghiệm của Kante. Tiền vệ người Pháp sẽ giúp rất nhiều để đội ngũ trẻ ở Allianz Arena trưởng thành.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội năm 2023 sẽ được tổ chức trong 2 ngày từ 10-11/6 với 3 môn thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Cụ thể, sáng 10/6, học sinh sẽ thi môn Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút. Bài thi chấm theo thang điểm 10, nhân hệ số 2.
Buổi chiều, học sinh thi môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài 60 phút. Bài thi chấm theo thang điểm 10, hệ số 1.
Đối với bài thi môn Ngoại ngữ, thí sinh chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn. Thí sinh được đăng ký thi ngoại ngữ khác với tiếng đang học tại trường THCS.
Sáng ngày 11/6, học sinh thi môn Toán, thời gian làm bài 120 phút. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, nhân hệ số 2.
Sáng 23/3, trao đổi với VietNamNet, Thạc sĩ Lê Thị Loan - nguyên Phó khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), cho rằng, ứng xử hay đưa ra hình thức kỷ luật không phù hợp sẽ tạo ra nỗi đau về tinh thần có khi còn hơn cả nỗi đau thể xác với học sinh. Thậm chí, theo thạc sĩ này, hành vi trên có khi còn phản tác dụng khiến học sinh không hợp tác và tìm cách chống đối.
Vì thế, giáo viên phải nắm được các phương pháp giáo dục, tâm lý học sinh để có cách ứng xử phù hợp giúp các em tự nhận thức, tự rèn luyện và hoàn thiện mình mỗi ngày.
Cùng quan điểm, thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho biết: “Tôi rất buồn sau khi xem clip cô giáo cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng. Không hiểu tại sao cô giáo hành xử không phù hợp với tiêu chuẩn của một nhà giáo như vậy”.
Theo thầy Bình, cô giáo tự ý cắt tóc học sinh là xâm phạm thân thể học sinh. Trong khi việc cắt tóc nữ sinh này trước mặt các học sinh khác lại càng sai. Vị hiệu trưởng này cho rằng, lời nói của cô giáo trong quá trình cắt tóc cũng không phù hợp với tư cách cũng như văn hóa ứng xử cửa nhà giáo.
“Học sinh có sai phạm như thế nào cũng có nhiều cách giáo dục và các biện pháp giáo dục phải mang tính tích cực, phù hợp với môi trường giáo dục, với lứa tuổi học sinh, không thể hành xử thô thiển trước mắt học sinh khác.
Mỗi nhà giáo nên thận trọng về hành vi, đặc biệt, giáo dục là một quá trình. Không phải vì cắt tóc giữa lớp mà học sinh có thể thay đổi ngay. Giáo viên cũng đừng kỳ vọng vì hành vi đó có thể làm học sinh khác sợ và thay đổi. Đó là cách giáo dục bao biện, không phù hợp với môi trường giáo dục”, thầy Bình bày tỏ quan điểm.
Cũng theo thầy Nguyễn Quốc Bình, các trường có nội quy cấm học sinh nhuộm tóc nhưng nếu học sinh vi phạm nên xử lý theo từng bước.
Cụ thể, khi học sinh vi phạm quy định, đầu tiên, thầy cô làm công tác quản lý sẽ nhắc nhở, sau đó thông báo giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm giáo dục học sinh. Nếu học sinh vẫn không thay đổi, giáo viên sẽ trao đổi với phụ huynh để có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
Lúc này, nếu học sinh chưa thay đổi, nhà trường sẽ yêu cầu bố mẹ đón về hoàn thành đúng nội quy của nhà trường mới quay lại lớp học.
Thầy Bình nhấn mạnh, sai phạm phải có quá trình giáo dục, như vậy làm cho học sinh có thời gian nhận thức hành động, lỗi sai của mình để tự nhận thức, tự sửa chữa và phải chú trọng giáo dục theo tính chất tự giác, khích lệ các em tự thay đổi.
Như VietNamNet đã đưa tin, tối 22/3, mạng xã hội xôn xao với clip ghi lại cảnh cô giáo cầm kéo cắt tóc nữ sinh lớp 10A10 Trường THPT Đội Cấn (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) ngay trong lớp học.
Nguyên nhân hành động trên xuất phát từ việc nữ sinh này nhuộm tóc. Trong đoạn clip, cô giáo nói rõ: “Đây là việc đã có quy định rồi”.
Khi nữ sinh quay lại tỏ vẻ có ý kiến, cô giáo cũng nói thêm đã nhắc học sinh từ trước. Sau khi cắt một lọn tóc của nữ sinh này, cô tiếp tục tuyên bố: “Hôm nay tôi cảnh cáo… Lần sau những ai như thế này, tôi sẽ cắt thật nhiều, chứ không phải chỉ mỗi vậy. Tôi công khai trước lớp như thế”.
Sở GD-ĐT tỉnh cũng đã yêu cầu nhà trường, giáo viên viết tường trình và báo cáo sự việc. Theo vị này, sự việc xuất phát từ việc nữ sinh nhuộm tóc, vi phạm quy định của trường.
“Cô giáo đã có những hành vi, lời nói chưa đúng chuẩn mực. Cô cũng đã nhận thức lỗi sai và trách nhiệm. Giáo viên này nói cũng vì đã nhắc nhở nhiều lần nhưng học sinh không nghe, trong lúc nóng giận có hành vi bột phát chứ không phải ghét bỏ hay mâu thuẫn với học sinh”, vị này cho hay.