![]() |
Giao Bộ Xây dựng chủ trì, kiểm tra giải quyết kiến nghị của các hộ dân việc UBND quận Ba Đình cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ có 4 tầng hầm |
Theo đó, xét báo cáo của Thanh tra Chính phủ (TTCP) và báo cáo của UBND TP. Hà Nội, Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp UBND TP Hà Nội kiểm tra, giải quyết phản ánh, kiến nghị của các hộ dân theo đúng quy định của pháp luật, trả lời cho các hộ gia đình.
Các đơn vị giải quyết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết trước ngày 1/6 tới đây.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký báo cáo số 86 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, giải quyết phản ánh, kiến nghị của các hộ dân ở đây. Tại báo cáo này, UBND TP Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP báo cáo các nội dung liên quan tới việc UBND quận Ba Đình cấp giấy phép xây dựng có 4 tầng hầm cho nhà ở riêng lẻ tại 15 phố Sơn Tây trực tiếp với tổ kiểm tra của TTCP.
Liên quan đến công trình này, như VietNamNetthông tin, ngày 24/9/2019, ông Tạ Nam Chiến, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình (hiện là Chủ tịch UBND quận Ba Đình) đã ký giấy phép xây dựng (GPXD) số 447 cho công trình "nhà ở riêng lẻ" tại thửa đất lô B3 (diện tích 311,7m2) cho ông Lê Công và bà Lương Thị Lan Anh cao 5 tầng + 1 tầng hầm, với chiều cao công trình tính từ cốt hè phố Trần Phú đến mái công trình là 19,35m (tổng diện tích sàn xây dựng là 1.420 m).
Chỉ sau 3 tháng (ngày 19/12/2019), ông Tạ Nam Chiến lại ký GPXD số 617, điều chỉnh nội dung của GPXD số 447.
Tại GPXD lần này công trình được điều chỉnh thành 5 tầng + 4 hầm. Như vậy theo GPXD cấp lần 1, ở lần điều chỉnh này công trình được cấp phép tới 4 tầng hầm (thêm 3 tầng hầm so với 1 tầng hầm ban đầu- PV), tổng diện tích sàn xây dựng điều chỉnh lên tới 2.223,1m2 (trong đó riêng tổng diện tích sàn tầng hầm lên đến 1.070,8m2, chiếm gần một nửa diện tích công trình).
![]() |
Theo phân cấp quy mô kết cấu, nhà ở riêng lẻ thuộc công trình cấp III độ sâu ngầm nhỏ hơn 6m và số tầng hầm 1 tầng. Đối với công trình cấp II thì mới được cấp phép từ 2 đến 4 tầng hầm, độ sâu ngầm từ 6 đến 18m. Theo luật sư công trình xây dựng có 4 tầng hầm là tương đương với công trình cấp II. Nếu là cấp II thì thẩm quyền cấp GPXD là của Sở Xây dựng |
Theo phương án thiết kế được điều chỉnh GPXD được thiết kế 4 tầng hầm với công năng sử dụng của các tầng hầm gồm tầng hầm 4 để xe ô tô; tầng hầm 3, 2 là diện tích kho chứa, kỹ thuật và tầng hầm 1 để xe máy. Chiều cao các tầng hầm đều là 3,3m.
Trước đó, trong văn bản trả lời Sở Xây dựng Hà Nội về việc cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố, Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, việc xác định thẩm quyền thẩm định thiết kế đối với công trình nhà ở riêng lẻ có tầng hầm từ 2 tầng đến 5 tầng hầm theo phân cấp công trình quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD (ngày 10/3/2016).
Nêu ý kiến về việc thẩm định hồ sơ thiết kế đối với nhà ở riêng lẻ có tầng hầm từ 2 tầng đến 5 tầng, theo Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước) của công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng, chiều cao không quá 75m; công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng đối với công trình cấp II,III được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.
Hồng Khanh
UBND TP Hà Nội đề nghị Thủ tướng cho phép báo cáo trực tiếp với tổ kiểm tra của Thanh tra Chính phủ việc UBND quận Ba Đình cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây (phường Điện Biên) có 4 tầng hầm
" alt=""/>Bộ Xây dựng chủ trì giải quyết vụ cấp phép nhà dân có 4 tầng hầmÔng cũng chia sẻ, cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã cướp đi tính mạng của nhiều người dân, trong đó có cả những cán bộ y tế và lực lượng tuyến đầu. Các y bác sĩ trải qua những sang chấn tâm lý khi phải chứng kiến sự tàn khốc của đại dịch gây ra cho người bệnh, cho đồng nghiệp và cho chính bản thân mình.
Đội ngũ thầy thuốc đã bỏ nhiều công sức, mồ hôi, nước mắt trong điều kiện làm việc căng thẳng, đồng thời cũng gác lại tình cảm riêng tư và chịu mất mát, hy sinh.
“Cuộc chiến chống Covid-19 của cả nước nói chung và ngành y nói riêng còn khó khăn, thách thức, nhưng tất cả những điều đó không làm chúng ta chùn bước, sờn lòng, bởi vì đằng sau chúng ta là hàng triệu người dân, trong đó có người thân của chúng ta đang dõi theo, tin cậy và hy vọng. Đó là động lực, là sự quyết tâm để chúng ta vững tin chiến đấu với dịch bệnh”, Bộ trưởng nói.
Ông khẳng định, niềm vui của người thầy thuốc lúc này là có thêm nhiều địa phương kiểm soát được dịch, nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch được khỏi bệnh, quay trở lại với cuộc sống.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định trong chiến dịch thứ 4 chống Covid-19. Chưa bao giờ như lúc này, nhân dân cả nước cùng các lực lượng tuyển đầu đang dồn tâm, sức, lực để kiểm soát dịch bệnh tại các tỉnh thành phía Nam với mục tiêu đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường mới.
Mỗi cán bộ, nhân viên y tế cần phát huy tinh thần trách nhiệm, vừa làm tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch, điều trị người bệnh Covid-19; vừa khám chữa bệnh khi người dân ốm đau, bệnh tật. Đồng thời, phối hợp với các cấp, các ngành để tuyên truyền vận động, thuyết phục người dân tham gia và thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch.
“Với sự đồng lòng của nhân dân, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của các bộ, ngành, địa phương, tôi kêu gọi các đồng nghiệp cùng quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19”, Bộ trưởng kêu gọi.
Ông cũng bày tỏ mong muốn chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và cộng đồng dành sự quan tâm lớn hơn nữa đối với đội ngũ y bác sỹ, cán bộ, nhân viên y tế, các lực lượng tình nguyện và các lực lượng ở tuyến đấu chống dịch. Sự quan tâm, ủng hộ, yêu thương lúc này sẽ là động lực mạnh mẽ để các lực lượng sớm kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Quỳnh Anh
Sau buổi làm với một số bệnh viện dã chiến, Tổ công tác đặc biệt (Bộ Y tế) đánh giá cao tinh thần làm việc của các nhân viên y tế đồng thời chỉ ra nhiều bất cập đối với lực lượng này.
" alt=""/>Cuộc chiến với CovidHai vợ chồng lập nghiệp ở thành phố nhưng xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp. Vì vậy, họ có chung sở thích làm vườn, trồng cây.
![]() |
Nhà vườn nằm bên con đường dân sinh. |
Cách đây 5 năm, hai vợ chồng đã lên phương án “nghỉ hưu” sớm bằng việc ra các vùng ngoại ô tìm mua đất làm nhà vườn. Tuy nhiên, qua nhiều lần đi xem đất, cả hai vẫn chưa ưng ý.
Một năm trước, được người quen giới thiệu, anh Huân và chị Cẩm Tú về Vũng Tàu thăm mảnh đất 6000m2, đang được chủ trồng nhiều loại cây trái. Chị Cẩm Tú đã ưng ý ngay khi đặt chân đến đây.
Mảnh đất có sẵn ngôi nhà cấp 4, con suối nhỏ, nhà chòi ngồi hóng mát…
![]() |
Trước cổng, chị Tú trồng cỏ đậu phụng xanh mướt. |
Khi nhận bàn giao từ chủ cũ, chị lên phương án cải tạo, ngoài trồng cây ăn trái, chị trồng thêm một số loại dược liệu, ngũ cốc, sầu riêng và hoa.
Chiếc hồ nhỏ được lấp đi, thay vào đó chị sẽ đào chiếc hồ lớn hơn, có hệ thống lọc nước để nuôi cá.
"Sau này nghỉ hưu về đây ở, vợ chồng tôi có thể sẽ xây lại nhà theo thiết kế hiện đại, tiện nghi nhưng vẫn đảm bảo hòa hợp với thiên nhiên", chị chia sẻ.
Vườn có bơ, xoài, chuối, roi, đu đủ, dừa, sapoche, dứa...
Cẩm Tú vốn là người Đà Lạt, ngay từ nhỏ thường theo bố mẹ đi làm vườn nên có vốn kiến thức kha khá về trồng trọt.
Chị cho biết thêm, nguyên nhân nữa khiến mình muốn làm nhà vườn, thay vì đầu tư vào các khu nhà mặt phố, chung cư cao cấp… là lo ngại về vấn đề thực phẩm bẩn.
Trước đây, hàng tuần chị phải nhờ mẹ chồng mua rau, củ, quả và thịt sạch dưới quê gửi lên.
Vợ chồng chị luôn thích được sống tại môi trường thoáng đãng, có vườn cây, ao cá cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Mảnh đất rộng 6000m2 này đã đáp ứng đủ các tiêu chí bản thân chị đặt ra.
![]() |
Nhà chòi hóng mát. |
Theo chị Tú, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Vũng Tàu rất phù hợp để trồng cây, làm vườn.
Mảnh đất mới được bàn giao, đến giờ gia đình chị vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Khu nhà vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, cải tạo thêm.
Ngoài những cây sẵn có, chị trồng thêm rau, hoa, một số loại cây ăn quả như: Sầu riêng, măng cụt và nuôi thêm gà, vịt. Thời gian tới, chị dự định trồng thêm vườn mai.
Toàn bộ việc cải tạo đất, trồng cây hai vợ chồng chị tự làm nhưng thuê thêm một nhân công trông coi khi mình vắng mặt.
Cẩm Tú cho biết, chị chứng kiến nhiều nơi trồng cây lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích… khiến nguồn nước và không khí ở đó ô nhiễm nặng nề. Bởi vậy, chị hướng đến nông nghiệp xanh, trồng bằng công nghệ an toàn sinh học.
Nếu muốn cây ít bị sâu, nấm, chị tiến hành cải tạo đất. Đây là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
![]() |
Cái ao nhỏ sẽ được lấp đi, lấy đất trồng cây. |
Trước khi trồng, chị Cẩm Tú đánh tơi đất. Sau đó, chị rắc hỗn hợp vôi bột trộn với phân bò đã qua xử lý và thuốc sinh học Trichoderma theo tỷ lệ nhất định xuống đất và xới đều. Sau khi rắc xong, chị Cẩm Tú để đất khoảng 1 tuần mới trồng cây.
Bên cạnh đó, chị tận dụng rác thải từ rau, đầu cá, thực phẩm thừa… trộn với Trichoderma, ủ một thời gian rồi mang bón cho gốc cây.
Chị còn chế thuốc trừ sâu sinh học từ hỗn hợp ớt, tỏi xay nhuyễn, trộn với rượu, rồi xịt lên vùng rau bị sâu.
Giá úp bát, bồn rửa được làm từ tre trong vườn.
Các con chị rất hào hứng khi tham gia vào các giai đoạn chăm sóc cây của bố mẹ. Từ tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu, bón phân và thu hoạch.
Trong vườn, anh chị còn trồng gừng, riềng, rong, nghệ đen, nghệ vàng, hồng hoa…
Dậu mồng tơi trồng hữu cơ và bữa cơm từ thực phẩm chị Cẩm Tú tự nuôi, trồng.
Từ khi có vườn, các con chị Tú rất thích thú vì những trải nghiệm thực tế và học thêm được nhiều kỹ năng sống.
Nhà vườn làm theo mô hình vườn - ao - chuồng.
Nhà vườn 900m2 của vợ chồng Thu Thảo ở Đan Mạch mang đậm phong cách Bắc Âu, với 5 phòng ngủ, 1 phòng bếp rộng rãi thông với phòng ăn, 1 phòng khách.
" alt=""/>Chốn đi về rộng 6000m2 ở Vũng Tàu của cặp vợ chồng 8X