Trường sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và có tổ hợp 3 bài thi/môn thi: Toán, Hóa học, Sinh học để xét tuyển.
Không sử dụng kết quả điểm thi THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển.
Trường ĐH Y Hà Nội sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường (nếu có) sau khi Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng chất lượng đầu vào đối với khối ngành sức khỏe.
Chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành đào tạo như sau:
![]() |
![]() |
Với 1.120 tổng chỉ tiêu (dự kiến), trường dành tối đa 25% chỉ tiêu cho học sinh tuyển thẳng, công bố kết quả tuyển thẳng trước 17h ngày 20/8/2020.
Trường ĐH Y Hà Nội tuyển thẳng đối với những học sinh sau:
![]() | ||
|
Về hồ sơ tuyển thẳng, thí sinh phải nộp các giấy tờ về Sở GD-ĐT trước 20/7/2020, Sở sẽ chuyển về cho trường gồm:
+ Phiếu đăng ký tuyển thẳng (theo mẫu của Bộ GD-ĐT).
+ Bản phô tô có công chứng giấy chứng nhận đạt giải.
+ Bản phô tô có công chứng học bạ THPT gồm: Lớp 10, lớp 11, học kỳ I lớp 12.
+ Báo cáo đề tài đạt giải (Tiếng Việt: đối với những thí sinh đạt giải cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc gia; Tiếng Anh: đối với những thí sinh đạt giải cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế).
Về ưu tiên xét tuyển (áp dụng cho các thí sinh không đạt điều kiện tuyển thẳng hay không dùng điều kiện tuyển thẳng), thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh sẽ được cộng điểm thưởng vào tổng điểm 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học để xét tuyển.
Cụ thể: Giải Nhất cộng 5 điểm; giải Nhì cộng 4 điểm; giải Ba cộng 3 điểm; giải Khuyến khích cộng 2 điểm; thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh cộng 1 điểm.
Hồ sơ ưu tiên xét tuyển, thí sinh nộp về sở GD-ĐT tạo trước 20/07/2020, gồm các giấy tờ sau:
+ Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển (theo mẫu của Bộ GD-ĐT).
+ Bản phô tô có công chứng giấy chứng nhận đạt giải.
+ Giấy chứng nhận tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh.
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy sẽ theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP và theo Quyết định tự chủ của Trường ĐH Y Hà Nội.
Thanh Hùng
Học phí dự kiến ở nhiều trường đào tạo chuyên ngành Y sẽ tăng vọt trong năm học mới, có ngành lên tới hơn 70 triệu đồng/năm.
" alt=""/>Trường ĐH Y Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh đại học năm 2020Để Ân Nhã có thể ngồi học, người mẹ đã thiết kế lại sạp bày bán thức ăn để cô con gái 7 tuổi có thể ngồi học ngay dưới gầm sạp hàng. Chị đã trải một tấm bìa cứng làm đệm, lấy hai thùng các tông xếp chồng lên nhau làm bàn đặt sách vở, đèn và laptop.
Người mẹ này quyết định đưa con tới sạp thức ăn của mình tại chợ.
Tranh thủ những lúc vắng khách để kiểm tra bài vở của con
Đến nay, sau hơn 1 tháng, Ân Nhã đã dần quen với góc học tập nhỏ của mình. Mẹ Ân Nhã cho biết, vì muốn quan tâm đến việc học hành của con lại muốn kiếm tiền trang trải cuộc sống, bất đắc dĩ chị phải đưa con cùng ra chợ và học bài luôn tại đó.
Không gian chật chội ở ngay dưới sạp hàng khiến không ít lần Ân Nhã bị va đầu vào thành bàn. Mỗi lần như vậy, cô bé 7 tuổi kêu “Đau quá” rồi tự xoa đầu. “Học thế này thi thoảng cháu cũng bị mỏi mắt nhưng không thể ra ngoài chơi”, cô bé nói.
Tranh thủ những lúc vắng khách, mẹ Ân Nhã lại cúi xuống động viên, cùng con sửa lỗi khi làm bài tập.
Lớp học đặc biệt được sắp xếp ngay dưới sạp hàng
Một vài người khách thích thú trước sự ngoan ngoãn, chăm chỉ của cô bé 7 tuổi
Mặc dù gia đình không có nhiều điều kiện nhưng Ân Nhã rất hiểu chuyện và luôn chăm chỉ học hành. Lúc làm xong bài, cô bé lại tự chơi xung quanh quầy hàng của bố mẹ.
Cô giáo chủ nhiệm của Ân Nhã sau khi biết được câu chuyện đã đến thăm và động viên em. “Ân Nhã học chăm, chữ viết đẹp, kết quả các bài kiểm tra đều rất tốt”, cô giáo nói.
Nụ cười đáng yêu của Ân Nhã
Câu chuyện của cô bé 7 tuổi khiến nhiều người cảm động. “Ánh sáng trong mắt của cô bé đã truyền cảm hứng cho tôi!”, một người viết.
“Cố lên con nhé. Tương lai đang chờ con ở phía trước!”, một người khác nhắn nhủ.
Về phần Ân Nhã, cô bé mong sớm có thể quay lại trường để được gặp lại bạn bè, thầy cô và cố gắng học tập tốt.
Trường Giang (Theo AsiaOne)
- Học xong lớp 9, bố mẹ Mí Xá giục cậu ở nhà lấy vợ. Nhưng cậu trai người Mông vẫn quyết phải đi học cho bằng được. Ước mơ duy nhất của Mí Xá từ thuở bé là trở thành cán bộ xã.
" alt=""/>Cô bé 7 tuổi học bài dưới gầm sạp hàng của mẹ