
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quang Toả, chuyên viên Vụ Khoa học Công nghệ, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, chuẩn hoá quy trình ISO sẽ giúp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin, truyền thông. Theo thống kê, đến nay đã có 10/10 cơ quan, tổ chức thuộc diện bắt buộc công bố đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 (ISO).
Đến nay, 20/22 Bộ, ngành đã triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng (QLCL) theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001; 62/63 tỉnh thành triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001; 100% các cơ quan, tổ chức thuộc diện bắt buộc đã triển khai hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc gia; 70% cơ quan, tổ chức thuộc diện khuyến khích đã triển khai áp dụng ISO 9001.
Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, 100% thủ tục hành chính đã được chuẩn hoá theo ISO và đưa vào áp dụng thực tiễn; 10/10 cơ quan tổ chức thuộc diện bắt buộc và 9 cơ quan thuộc diện khuyến khích công bố đang áp dụng Hệ thống QLCL ISO 9001:2015.
Hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống ISO được triển khai qua nhiều bước. Trước hết là lập kế hoạch triển khai xây dựng, thành lập kiện toàn Ban chỉ đạo ISO, đưa ra kế hoạch chi tiết, bố trí nguồn lực thực hiện.
Tiếp đến là quá trình đào tạo nhận thức chung về ISO, tập huấn các kỹ năng triển khai xây dựng, áp dụng hệ thống ISO hiệu quả và bền vững.
Xác định, xây dựng các quy trình hệ thống quản lý chất lượng: kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ, quản trị rủi ro, xử lý sự không phù hợp, họp xem xét của lãnh đạo, cải tiến hệ thống QLCL.
Cùng với đó là xác định, xây dựng các quy trình nghiệp vụ; xây dựng tài liệu hệ thống quản lý chất lượng. Mục tiêu chất lượng thường được xây dựng hằng năm (ban hành vào đầu năm, được đánh giá tình hình thực hiện từng mục tiêu chất lượng cụ thể vào cuối năm) và được xây dựng ở hai cấp (cấp tổ chức, doanh nghiệp và cấp đơn vị, bộ phần trực thuộc).
Theo ông Tỏa, trong việc áp dụng thống ISO, doanh nghiệp và tổ chức phải duy trì bộ phận giám sát quản trị rủi ro, đồng thời, thực hiện theo nguyên tắc cải tiến liên tục, tập trung vào khách hàng và chú trọng đến nhu cầu của các bên liên quan.
Doanh nghiệp và tổ chức cần thường xuyên rà soát, cập nhật kịp thời các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến các tài liệu, quy trình ISO để tiến hành cải tiến.
“Để đảm bảo duy trì và cải tiến được tốt, cần bảo đảm tổ chức tốt, nghiêm túc các cuộc đánh giá nội bộ, tổ chức xử lý triệt để các sự không phù hợp, điểm khuyến nghị qua các đợt đánh giá nội bộ”, ông Tỏa nói.
Để nâng cao hiệu quả việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thông tin, truyền thông cần chú trọng tới các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng việc thực hiện chuyển đổi số (về quyết tâm, kinh phí, nhân lực, thời gian).
“Chuẩn hóa quy trình ISO theo quy mô tinh gọn, vận hành hiệu quả hệ thống này trong doanh nghiệp, tổ chức sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Thông qua việc đôn đốc xây dựng các quy trình điện tử, phần mềm triển khai ISO điện tử; tổ chức các khóa/lớp tập huấn, đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng về ISO, hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp và tổ chức sẽ được đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn mà ISO đặt ra”, ông Tỏa nhấn mạnh.
Thế Vinh
" alt=""/>Chuẩn hoá quy trình ISO thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực thông tin truyền thôngQua nhiều nghiên cứu hiện nay, bởi nguyên do bỏ sót không được chẩn đoán, các bệnh về tuyến giáp có thể chiếm từ 20-60% trong tổng số những người có bị bệnh. Dù là bệnh có đặc thù theo tuổi tác và giới tính nhưng tỷ lệ bệnh về tuyến giáp đang ngày càng tăng lên theo tuổi và có khoảng 30% là người từ 18-65 tuổi.
Một số bệnh tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, ung thư tuyến giáp… nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, thậm chí có thể gia tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp .
9 triệu chứng cần nghĩ ngay tới bệnh suy giáp
Khi tuyến giáp giảm sản xuất hormone giúp điều hòa các hoạt động của cơ thể sẽ gây nên bệnh suy giáp. Bệnh thường do tuyến giáp giảm hoạt động, hình thành sau điều trị, phẫu thuật cắt bỏ nang giáp hoặc u bướu, ung thư tuyến giáp.
Trên thực tế, ở giai đoạn đầu có thể có 9 triệu chứng bất thường rõ ràng trên cơ thể:Tăng cân; Mệt mỏi, lo âu; Tóc, móng khô xơ; Tim đập chậm; Rong kinh ở nữ; Dễ cảm lạnh; Đau nhức cơ khớp; Chuột rút; Táo bón.
Khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều nội tiết tố T4, khiến tốc độ chuyển hóa chất tăng bất thường sẽ gây nên bệnh suy giáp. Bệnh thường do tuyến giáp hoạt động quá mức, hình thành các bướu, nang giáp.
Một số triệu chứng điển hình dễ nhận biết bệnh như: Tuyến giáp to (bướu cổ); Mệt mỏi; Tăng nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy; Tăng khẩu vị nhưng giảm cân; Kinh nguyệt không đều ở nữ; Nhịp tim nhanh, không đều; Bồn chồn; Da mặt đỏ.
Nếu không được phát hiện và điều trị tuân thủ, bệnh cường giáp có thể hình thành các biến chứng như bệnh về mắt, loãng xương, rung tâm nhĩ và cơn bão giáp... Đáng lưu ý, bệnh cường giáp có thể dẫn đến mức cholesterol thấp hơn bình thường.
6 triệu chứng thường gặp cần kiểm tra nguy cơ ung thư tuyến giáp
Khi tuyến giáp to nhanh trong thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng như: tinh thần thất thường, hay căng thẳng, hồi hộp, khó thở, run chân tay, suy nhược, sụt cân nhanh… cần nghĩ ngay tới bệnh ung thư tuyến giáp vì đây là một bệnh lý ác tính của tuyến giáp.
Một số triệu chứng điển hình cần nghĩ ngay đến ung thư tuyến giáp như: Sưng ở cổ; Đau phía trước vùng cổ; Thay đổi giọng nói, khàn tiếng; Khó nuốt; Khó Thở; Ho liên tục.
Giải pháp dinh dưỡng y học cho bệnh về tuyến giáp
Để chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, các nhà khoa học Nutricare đã nghiên cứu và ra mắt bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người bệnh tuyến giáp trong từng giai đoạn, bệnh lý khác nhau.
Sữa Leanpro Thyro dành cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi suy giảm chức năng tuyến giáp giáp, sau phẫu thuật tuyến giáp và sau điều trị phóng xạ Iod131. Sản phẩm cung cấp nguồn năng lượng, đạm quý từ hạnh nhân và yến mạch, các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp, cải thiện hoạt động hormone tuyến giáp, hỗ trợ phòng loãng xương, tốt cho tim mạch.
Sữa Leanpro Thyro LID với lượng I-ốt thấp, mà vẫn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho người trong chế độ ăn kiêng I-ốt. Sản phẩm giảm tới 88% lượng I-ốt, đáp ứng khuyến nghị do Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ về chế độ ăn kiêng I-ốt.
Đặc biệt bộ sản phẩm này loại bỏ thành phần Goitrogens, Gluten thường có trong đậu nành gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Cả 2 được xem là giải pháp dinh dưỡng tiện lợi cho người bị suy yếu tuyến giáp trong từng giai đoạn điều trị, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tình trạng suy yếu do kiêng khem quá mức.
Nutricare đang triển khai chương trình: Dinh dưỡng chuyên biệt - tặng ngàn quà tuyệt. Xem tại: https://bit.ly/3xIpyJ0 Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại: Website: Dinhduongyhoc.com.vn Fanpage: Dinh dưỡng y học chuyên biệt - Leanmax, Leanpro Hotline: 1800 6742 (tư vấn miễn cước) |
Lệ Thanh(Tổng hợp)
" alt=""/>Những triệu chứng cảnh báo bệnh về tuyến giápNolen, một người đam mê chơi guitar, có khối u ở thùy trán bên phải và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Tiến sĩ Ricardo Komotar, Giám đốc Chương trình khối u não tại Sylvester, nói với Fox News: “Nolen gặp vấn đề với phần bên trái của cơ thể, đặc biệt là tay trái, ảnh hưởng tới khả năng chơi guitar”.
Do đó, Nolen cần phẫu thuật để xác nhận chẩn đoán và xác định loại u vì mỗi khối u có lựa chọn điều trị khác nhau và cũng để loại bỏ càng nhiều càng tốt.
Cuộc phẫu thuật được tiến hành 10 ngày sau khi khối u được phát hiện. Nolen rất ngạc nhiên khi các bác sĩ hỏi liệu anh có sẵn sàng chơi đàn trong suốt ca mổ hay không.
“Khi một khối u xâm lấn hoặc ở gần một phần quan trọng của não - bộ phận kiểm soát khả năng nói, hiểu ngôn ngữ hoặc cử động - chúng tôi muốn thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân ở trạng thái tỉnh táo để liên tục theo dõi và đánh giá”, Tiến sĩ Komotar giải thích.
Bác sĩ Komotar cho biết, khi bệnh nhân ngủ say, ê-kíp không có khả năng nhận được phản hồi: “Các ca mổ sẽ trở nên nguy hiểm hơn nhiều vì bạn có thể cắt bỏ một khối u liên quan đến chức năng não bình thường và gây ra tác hại mà không hề hay biết”.
Nolen được gây mê để bắt đầu ca phẫu thuật mở hộp sọ kéo dài 2 tiếng nhưng sau đó, anh được đánh thức. Nhân viên y tế đưa guitar và yêu cầu anh chơi đàn.
Nolen nhớ lại: “Khi tỉnh lại, tôi cảm thấy choáng ngợp khi nhìn thấy mọi thứ xung quanh và phải đấu tranh với phản ứng tự nhiên là ngồi dậy”. Anh đã cố gắng hết sức để chơi một số bài hát từng tập luyện.
Khi cắt bỏ khối u, các bác sĩ theo dõi sát chức năng tay của Nolen lúc chơi guitar.
Tiến sĩ Komotar kể: “Khi đang xử lý phần phía sau của khối u, chúng tôi nhận thấy chức năng tay của anh ấy bắt đầu suy giảm. Khối u đã chạm vào phần não điều khiển chuyển động của tay. May mắn thay, chúng tôi có thể cắt bỏ toàn bộ khối u và không ảnh hưởng tới chức năng tay của anh ấy”.
Mỗi năm, Tiến sĩ Komotar và các đồng nghiệp thực hiện vài trăm ca phẫu thuật cho bệnh nhân đang tỉnh táo. “Hầu hết người bệnh đều thấy quá trình này thu hút. Họ nói và cử động tay chân để chúng tôi có thể liên tục kiểm tra”, vị bác sĩ kể.
Các bác sĩ cũng trấn an bệnh nhân rằng họ sẽ không cảm thấy đau. Tiến sĩ Komotar nói: “Bạn càng sử dụng ít thuốc mê trong quá trình phẫu thuật thì bệnh nhân càng tỉnh táo. Họ thức dậy càng nhanh thì khả năng xuất viện sớm càng cao”.
Ca phẫu thuật của Nolen diễn ra suôn sẻ và toàn bộ khối u được cắt bỏ. Anh về nhà chỉ một ngày sau ca phẫu thuật. Hiện anh đã quay lại tập gym và chơi đàn, chức năng tay trái cải thiện đáng kể.
Anh đang chờ kết quả kiểm tra cuối cùng và quá trình điều trị tiếp theo có thể bao gồm sáu tuần xạ trị và hóa trị.