Máy sử dụng bộ vi xử lý RMI Alchemy Au1250 cho tốc độ đến 700 MHz và một màn hình LCD 5 inch với độ phân giải 800 x 480 pixel.
" alt=""/>Giải trí cùng P5Bắt cướp
'Trong suốt thời gian ở trường bắn, tôi sống với nghề lượm ve chai. Qua Làng Đại học Quốc gia TP.HCM cũng sống bằng nghề cũ. Thời đó, ve chai có giá lắm. Tôi lượm một ngày bán có thể sống được vài ngày.
Mỗi ngày tôi xách bao đi quanh khu vực chỉ một lát là đầy bao. Năm 2004, một hôm trong lúc đang lượm ve chai tôi phát hiện có một cặp nam nữ đang ngồi trò chuyện trong chỗ khuất. Cả hai đang vui vẻ thì bất ngờ từ phía sau, hai thanh niên đánh mạnh vào người nam và bắt người này phải đưa đồ, đưa tiền. Cô gái sợ quá đứng về một phía. Không chần chừ, tôi nhào vô đánh mạnh vào tên cướp. Tên còn lại dùng dao chém vào tay tôi rồi cả 2 tẩu thoát. Cặp nam nữ thoát nạn nhanh chóng bỏ chạy để lại tôi với cánh tay đầy máu'.
Kể đến đây, anh đưa cho tôi xem vết sẹo rồi nói, 'không phải một vết này đâu. Trên tay, trên lưng, ở chân tôi chi chít vết chém nhưng mà trời thương nên tất cả đều lành nhanh chóng.
Tôi đã giải cứu được nhiều người bị cướp trong các trường hợp tương tự như thế. Đa số đều là sinh viên đưa nhau đến nơi vắng vẻ trò chuyện.
![]() |
Chiếc giường nơi anh ngủ. Bên cạnh là bằng khen về những việc anh đã làm. |
Một lần khác, trong đoạn đường vắng, 3 thanh niên đi bộ đã uy hiếp, cướp tài sản 2 sinh viên. Tôi phát hiện, chúng hoảng sợ tháo chạy và tôi bắt được một tên giao cho công an.
Nhiều lần như vậy nếu không có tôi, chắc chắn các sinh viên trở thành nạn nhân của chúng. Một trường hợp đáng nhớ nhất cách nay mấy năm, lúc ấy đã 23h tôi đứng ở ngã tư phát hiện có hai tên đi xe chạy về hướng cổng 2.
Phát hiện có một cặp nam nữ đang ngồi tâm sự, một tên nhảy xuống. Ánh đèn của tôi rọi vào làm chúng hoảng sợ bỏ đi, nhưng sau đó, một cặp khác lại lao đến. Một tên nhảy xuống, kề dao vào cổ anh thanh niên. Tên còn lại lục túi lấy tiền và điện thoại.
Tôi nhào tới, không ngờ trên tay hắn có cây súng điện. Hắn chích tôi. Tôi dùng khả năng của mình lôi được hắn đi ra đường. Hắn vùng vẫy rồi thoát được nên chạy mất. Tôi vào bên trong, tên cầm dao sợ hãi vụt chạy bỏ xe lại. Tôi hô hoán nam sinh viên lên xe của hắn chạy ra ngoài báo bảo vệ. Rất đông công an, dân phòng được huy động lùng sục và kết quả, 2 tên bị bắt', anh Minh nhớ lại.
Anh cho biết, 'Một ngày của tôi làm việc tới khuya. Bất kể trường hợp nào cầu cứu, tôi đều ra tay giúp đỡ. Tôi chưa từ chối một ai và cũng nhờ vậy mà nhiều người thoát được những chuyện không may. Tôi mong sao cứ được khỏe mãi để có thể giúp được nhiều người. Cũng may, trời nuôi trời dưỡng đến nay tôi chưa lần nào bị bệnh nặng cả'.
Túp lều cô quạnh dưới lùm cây
Chúng tôi hỏi anh Minh, trong đời anh có yêu một cô gái nào không? Không ngập ngừng, anh nói ngay, 'đến giờ này tôi chưa yêu ai cả'. 'Anh nghĩ xem, tôi có gì để yêu người ta và người ta yêu tôi. Nhà cửa không, học thức không, tài sản không. Nói chung là tôi không có một điều kiện nào để yêu và được yêu. Thì thôi, một mình hơn 50 năm nay cũng đã sao đâu. Người ta gọi tôi là Minh cô đơn mà', anh nói, giọng có chút bùi ngùi, chút xót xa.
Chúng tôi đi theo anh để thăm nơi anh ở. Vượt qua gần 300m đường mòn, túp lều của anh ẩn dưới một lùm cây. Gọi là túp lều bởi không còn từ gì để có thể định hình được nơi anh ở. Không cửa nẻo, không tiện nghi. Chỉ một tấm bạt trải dài che cho một chiếc giường bên dưới. Dụng cụ đồ đạc ngổn ngang ...
![]() |
Túp lều của anh Minh. |
Anh cho biết, anh ngụ tại đây đã hơn 5 năm. Chỗ anh ở, nằm cạnh một miếu thờ. Xung quanh hoang vu vắng vẻ và ít người qua lại. Nhưng đêm nào cũng thế, cứ nửa đêm là anh trở về tìm giấc ngủ. Anh nói, anh ngủ rất ngon. Ở đây, không ai phá phách anh cả.
Chúng tôi nhìn bếp của anh. Tro củi vun đầy nhưng một ngày anh chỉ nấu cơm một lần cho cả 3 bữa. 'Vậy cho tiện anh à. Ăn sao cũng được, miễn qua ngày là vui rồi. Trước đây khi mới về đây cực lắm. Phải góp cả chục tấm áo mưa mới che được chỗ ngủ. Nhóm Kết nối yêu thương đã tặng cho tôi tấm bạt này đó. Nhờ vậy, giấc ngủ ấm hơn', anh Minh cười nói.
Anh cho biết, anh có 8 giấy khen nhưng vì không có tủ đựng, để ở ngoài nên có cái hư có cái rách. Giờ chỉ còn 2 cái. Chúng tôi nhìn vào. Giật mình, tấm giấy khen của Đại tá Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc công an Bình Dương nêu rõ công trạng của anh: Đã có tinh thần dũng cảm truy bắt các đối tượng cướp tài sản tại phường Đông Hòa, TX Dĩ An. Một giấy khen khác của ông Mai Thanh Dũng, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển khu đô thị ĐHQG TP.HCM cũng cùng lý do tương tự.
Anh cho biết, anh không có giấy tờ tùy thân, không hộ khẩu, không nhà cửa. Anh chỉ ở trong căn chòi đó hy vọng đến cuối đời. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều quan tâm đến anh. Anh cho tôi xem phát ngôn của Thiếu tá Dương Đình Thanh -Trưởng Công an phường Đông Hòa đăng trên báo Công An TP.HCM ngày 7/6/2019.
Qua đó, Thiếu tá Thanh xác nhận anh là người làm nhiều việc thiện và tích cực đấu tranh chống tội phạm. Anh là một quần chúng năng nổ ở địa phương nên CA phường sẽ báo cáo lên cấp trên để có giải pháp giúp đỡ...
Chiều ngày 30/7/2019, PV báo VietNamNet đã trực tiếp đến UBND phường Đông Hòa với mục đích tìm hiều thêm về trường hợp anh Minh cô đơn. Tại đây, một cán bộ phường cho biết, chỉ có Chủ tịch phường mới được trả lời báo chí nhưng chủ tịch đã đi họp, không có ở cơ quan. Chúng tôi đã để lại câu hỏi. Vị cán bộ này tiếp nhận và hứa sẽ chuyển cho chủ tịch để có câu trả lời sớm nhất.
'Nhiều người hỏi tôi, anh không sợ chúng hại anh sao? Tôi trả lời ngay, một thân một mình sao tôi phải sợ bọn chúng'.
" alt=""/>Bên trong túp lều của gã giang hồ cứu chục đôi sinh viên tình tự đêm vắng
![]() |
Thông điệp nói không với rác thải nhựa rất trẻ trung: “Thanh xuân như một tách trà/ Dọn rác tập thể thế mà lại vui”; “Môi trường đang căng, hãy năng nhặt rác”… |
![]() |
Bãi tắm Bãi Cháy sau khi được cải tạo mang vẻ đẹp lãng mạn với bờ cát trắng trải dài. Tuy nhiên mỗi ngày tại đây Ban quản lý bãi tắm thu được 6 tấn rác thải du lịch hầu hết là chai nhựa, vỏ hộp xốp… |
![]() |
Túi ni lông đựng rác được phát cho các tình nguyện viên đều là túi tự hủy sinh học, thân thiện với môi trường. Được biết, từ 1/8, Hạ Long phát động các đơn vị kinh doanh dịch vụ trên vịnh dừng sử dụng chai nhựa, ống hút dùng một lần. |
![]() |
Tự tay “đãi cát” tìm những mẩu hướng dương, hạt điều… |
![]() |
Chỉ sau 30 phút, số lượng rác gom về lên tới hơn 300kg. |
![]() |
Khách nước ngoài hào hứng tham gia |
![]() |
Mô hình cá bống xin rác được các bạn thanh niên tình nguyện dựng lên để thu gom rác thải trên biển Bãi Cháy. Lượng rác thu về sau 30 phút chất kín ruột cá bống. |
![]() |
Với mỗi kg rác thu về sẽ được đổi lấy một tấm hình check in cùng cá bống ăn rác – một biểu tượng của phong trào giữ sạch môi trường. |
Doãn Phong
" alt=""/>30 phút thu về hơn 300kg rác trên bãi biển Bãi CháyVợ chồng ông Chương cùng 66 tuổi. Trước đây, ông là giáo viên, bà mở quán bánh xèo lề đường bán. Khi nghỉ hưu, ông ra phụ vợ bán bánh xèo. Hằng ngày, bà đứng bếp đổ bánh, ông chạy lấy rau, bánh tráng, nước mắm cho khách. Khách ăn xong, ông dọn bàn, phụ vợ rửa chén đũa.
Ngày 22/12/2018, Sài Gòn đang mùa Giáng sinh, thời tiết se se lạnh, đường phố trang trí đẹp mắt, nhạc giáng sinh rộn ràng. Như thường lệ, ông Chương cùng vợ dọn hàng ra bán. Mùa Giáng sinh nên khách vào quán ông bà ăn nhiều hơn.
2 giờ chiều hôm đó, một người phụ nữ khoảng 30 tuổi, cao khoảng 1m60, da ngăm đen, mặc bộ đồ hoa dẫn con gái khoảng 3 tuổi đến quán gọi 5 chiếc bánh xèo ăn. Ông Chương lấy rau, bánh tráng, nước chấm và trà đá cho khách trước. Khi bà Luôn vừa làm xong 5 cái bánh xèo nóng hổi, thơm phức, ông đưa ra bàn cho mẹ con người phụ nữ ăn. Xong ông đi phục vụ ở bàn khác. Còn bà Luôn lui cui ở bếp đổ hết đợt bánh này đến đợt bánh khác.
Ăn xong, người phụ nữ không trả tiền, lẳng lặng bỏ đi, để con gái lại. Bên cạnh bé gái là một túi xách cũ, bạc màu. Bên trong túi có hai bộ đồ của bé gái đã cũ. ‘Khách đông, vợ chồng tôi không để ý’, ông Chương nhớ lại.
Khi nhìn thấy bé gái ngồi một mình, không thấy người phụ nữ đâu, ông đến hỏi: ‘Mẹ con đâu rồi’. Nét mặt mệt mỏi, bé gái vừa nói vừa mếu: ‘Mẹ đi rồi’.
‘Cháu bé lúc đó thương lắm. Bị mẹ bỏ lại nhưng không khóc. Cháu cứ ngồi im ở ghế, không quậy phá. Hai chân cháu đầy thẹo, bụi đất và cứ chà vào nhau’, ông Chương nhớ lại lúc nhìn thấy bé gái.
Gọi bé gái là cháu nội
Ông Chương cho biết, gần một năm qua, Tường Vy ngoan, ít bệnh và nghe lời ông bà. Bây giờ, ông chỉ mong hai vợ chồng có sức khỏe để lo cho bé. Ảnh: T.A. |
Căn nhà phố của vợ chồng ông Chương ở gần nhà thờ Giáo xứ Lạng Sơn. Nơi đây, từng có rất nhiều trẻ em bị người thân mang đến bỏ trước cổng rồi lẳng lặng rời đi. Từng chứng kiến nhiều câu chuyện đau lòng, ông Chương cùng vợ nghĩ, chắc bé gái đã bị mẹ bỏ rơi.
‘Người ta bỏ con như bỏ một món đồ vậy đó. Ít ra cũng có một lời nhắn để lại là con bao nhiêu tuổi, tên gì chứ. Đằng này, không có một cái gì cả’, ông Chương nói buồn.
Dù biết người phụ nữ kia đã bỏ con, bà Luôn vẫn nói chồng chờ đến tối, vì biết đâu, mẹ bé chỉ ‘gửi’ con đi công việc. Bà rửa mặt, tay chân cho bé, lấy nước cho bé uống, trái cây cho bé ăn rồi hai vợ chồng vừa làm, vừa thay nhau trò chuyện cho bé đỡ tủi.
Chờ đến chiều tối vẫn không thấy người phụ nữ kia đến đón con, bà Luôn cùng chồng quyết định mang về nhà nuôi, đặt tên là Nguyễn Ngọc Tường Vy, gọi là cháu, xưng là ông bà nội. ‘Con bé lanh lắm. Mặt, mũi, mắt rất đẹp, vậy mà bị mẹ bỏ’, bà Luôn nói.
Ông Chương cho biết, vợ chồng ông có hai cháu nội, ba cháu ngoại nên khi về nhà mới, có các anh chị chơi cùng, Tường Vy thích nghi nhanh. Điều ông thắc mắc là không hiểu sao, lúc nào bé cũng đưa hai chân chà vào nhau, miệng nói: ‘Con gián ông ơi. Con sợ lắm’. Hai ông bà phải mất một tuần để tập, giúp bé cai được tật xấu. ‘Chắc con bé sinh ra trong gia đình khó khăn, hoặc từng sống ở đường phố mới vậy’, ông Chương đặt nghi vấn.
Đến nay, Tường Vy đã sống với ông bà Chương được gần 1 năm. Em ngoan, lễ phép, nghe lời ông bà nội và các anh chị. Ông Chương cho biết, em rất thích đi học.
Từng là thầy giáo, tối nào ông cũng dạy chữ, nhận biết màu, đồ vật, con vật cho cháu. ‘Con bé nhanh lắm. Tôi chỉ dạy một lần là cháu nhớ’, giọng ông Chương hạnh phúc.
![]() |
Ngày 2/9, Tường Vy được các con ông Chương cho đi chơi ở Thảo Cầm Viên. |
Gắng làm việc lo cho cháu ăn học
Ông Chương cho biết, do Tường Vy không có giấy khai sinh, vì thế, vừa rồi, vợ chồng ông phải cho bé học ở trường mẫu giáo tư, học phí mỗi tháng hơn 3 triệu đồng. Hiện, ông đang làm giấy khai sinh, nhập hộ khẩu cho Tường Vy để tới đây bé sẽ được học trường công và được hưởng các quyền lợi của trẻ em.
Con gái của ông Chương đang ở với ba mẹ. Chị và chồng không còn sống cùng nhau. Trong giấy khai sinh của Tường Vy, ông Chương nói, sẽ để con gái là mẹ bé.
‘Vợ chồng tôi cũng lớn tuổi rồi, để cháu gọi ông bà sẽ hợp lý hơn’, ông Chương nói và cho biết, nhất định sẽ chăm sóc, yêu thương và lo cho Tường Vy một tương lai tốt.
‘Con bé rất nhanh và thông minh. Dù kinh tế không khá giả, nhưng tôi có lương hưu và quán bánh xèo mở hơn 21 năm nên đủ lo cho bé. Quan trọng, có sức khỏe là được’, giọng ông Chương lạc quan. Nghe chồng nói, bà Luôn cười hiền, đồng ý với chồng.
Quán bánh xèo của vợ chồng bà Luôn đã hoạt động được hơn 21 năm. |
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Văn Minh, Chủ tịch UBND phường 16 xác nhận, vợ chồng ông Chương đã nuôi bé Tường Vy gần một năm qua. Sau hôm ‘nhặt’ được bé ở quán, sáng hôm sau ông đến ủy ban phường trình báo. Sự việc đã có sự chứng kiến của tổ trưởng khu phố và những người dân sống xung quanh.
Sau khi đăng thông báo không có ai đến nhận con, ủy ban phường thấy vợ chồng ông Chương đủ điều kiện nên đã tạo điều kiện để nuôi bé Tường Vy. ‘Hiện nay, chúng tôi đã tiếp nhận giấy tờ xin làm giấy khai sinh và nhập hộ khẩu cho bé Tường Vy của ông Chương. Chúng tôi đang xác minh để hoàn tất thủ tục cho bé Tường Vy được đi học và hưởng các quyền lợi của trẻ em’, ông Minh nói.
Được trả giá 40-80 triệu đồng, họ sẵn sàng bán đứt đứa con vừa lọt lòng và nghĩ đơn giản rằng chúng sẽ được sống sung sướng hơn.
" alt=""/>Vợ chồng ông bán bánh xèo nhặt được con của khách bỏ rơi