 để chứng minh bản lĩnh của )
Camera quay lén - dịch bệnh của "giống đực" Hàn Quốc
Có lẽ, cú sốc chỉ đến với công chúng Hàn Quốc và quốc tế, những người lâu nay không biết gì nhiều về cuộc sống của các ngôi sao thần tượng Kpop đằng sau máy quay và bức màn sân khấu.
Còn với những kẻ trong cuộc như CEO Lee Moon Ho, những tin nhắn đồi trụy của Seungri và nhóm chiến hữu vào 3 năm trước có gì để coi là tội lỗi? Vì với ông ta, đó là hoạt động thường ngày của giống đực trong xã hội này.
 |
CEO Lee Moon Ho của Burning Sun, người đang dính cáo buộc liên quan đến ma túy. Ảnh: Sports Chosun. |
Vì vừa lạm dụng tình dục, chat sex, vừa quay video và phát tán, Jung Joon Young đang đối mặt với án tù cao nhất là 7 năm 6 tháng. Còn tội danh xem video và bàn luận sẽ được xử nhẹ hơn, đó là điều Choi Jong Hoon, Yong Jun Hyung đang đối mặt.
Còn Seungri ở một tầm khác, với cáo buộc môi giới mại dâm và chuốc thuốc khách nữ ở hộp đêm nhưng đòi hỏi bằng chứng phức tạp hơn.
Không chỉ họ, một cảnh sát cao cấp ở Seoul cũng đang bị tình nghi nhận hối lộ từ Seungri. Tất cả đều là đàn ông và nghĩ rằng mình đang thi hành quyền hạn của đàn ông lên thân thể đàn bà.
Aria Hangyu Chen, nhà sản xuất video cho tạp chí Time, nhận định: "Thật đáng tiếc khi toàn bộ vụ việc này được đóng khung trong nhóm 'bê bối Kpop'. Trong khi đó, vụ việc được thổi bùng lên vì phụ nữ ở Hàn Quốc thực sự muốn chấm dứt dịch bệnh quay video lén, bạo lực tình dục và văn hóa ép phụ nữ chịu đựng sự lạm dụng bởi những người đàn ông giàu có, quyền lực trong các ngành nghề khác nhau".
Trong những năm qua, nhiều nhân vật nam giới quyền lực, địa vị cao ở Hàn Quốc bị tố cáo có các hành vi sai trái và bạo lực tình dục. Phong trào #MeToo ở Hàn Quốc còn tạo ra những cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng chục nghìn phụ nữ chống hành vi quay video lén vào năm 2018.
 |
Jung Joon Young lợi dụng đặc quyền của đàn ông trong xã hội Hàn Quốc để quay video lén, phát tán và đe dọa nạn nhân. Ảnh: Allkpop. |
Chính quyền nhận được 6.500 lời tố cáo về hành vi quay video lén từ năm 2017, theo The Telegraph. Còn vào năm 2018, nhà chức trách Seoul đã cử 8.000 công nhân kiểm tra các nhà vệ sinh công cộng để tìm kiếm camera ẩn, nhưng những đoạn video vẫn tiếp tục được đàn ông thực hiện đối nhắm vào phụ nữ quen biết hoặc bạn tình.
Chưa có thống kê Jung Joon Young đã có quan hệ tình dục với bao nhiêu phụ nữ và gắn camera quay lén bao nhiêu người, nhưng có 10 nạn nhân đã lên tiếng tố cáo anh này.
Coi thường phụ nữ không phải vấn đề của riêng Kpop
Năm 2017, đạo diễn quái kiệt Kim Ki Duk bị một số diễn viên nữ tố lạm dụng thể xác và tinh thần, nhưng ông bác bỏ mọi cáo buộc. Chính trị gia Ahn Hee Jung, người từng được kỳ vọng sẽ trở thành tổng thống, chấm sứt sự nghiệp chính trị sau khi vào tù 3 năm rưỡi vì tội xâm hại tình dục cấp dưới.
Còn trong thể thao, cựu huấn luyện viên trượt băng Choe Jae Beom bị tù 10 tháng vì cưỡng hiếp và lạm dụng vận động viên đoạt huy chương vàng Olympic, Shim Suk Hee.
"Tôi không nghĩ việc đàn ông coi thường phụ nữ là vấn đề của riêng Kpop, mà là của cả xã hội Hàn Quốc", Michael Hurt, nhà xã hội học ở Đại học Seoul, nhận định, "Đàn ông Hàn Quốc đã biến chiếc camera ẩn thành vũ khí".
 |
Chính trị gia Ahn Hee Jung vào tù vì lạm dụng tình dục cấp dưới. Ảnh: Getty Images. |
Nạn nhân của camera ẩn thường bị đe dọa về tinh thần để ngăn họ tiết lộ sự việc, dẫn đến tổn thương cả thể xác và tinh thần. Jung Joon Young từng huênh hoang tuyên bố với nhóm bạn rằng anh ta không sợ bị nạn nhân tố cáo, do đã có động thái đe dọa để bịt miệng họ. Có thể, đó là lời đe dọa tung clip sex để hủy hoại danh tiếng cô gái.
"Trả thù bằng clip sex là sự đe dọa rõ ràng", Hurt nói, "Từng có một vụ tai tiếng tương tự xảy ra ở Đại học Hàn Quốc cách đây không lâu, khi các sinh viên nam chia sẻ trong nhóm chat KakaoTalk những cái tên sinh viên nữ mà họ muốn cưỡng hiếp. Điều này được họ coi như một khóa học để trở thành đàn ông đích thực ở Hàn Quốc vậy".
Theo nhà xã hội học, các hành vi như chia sẻ hình ảnh bất hợp pháp của nữ giới, coi nữ giới như một miếng thịt để xâu xé hay khoe khoang chiến tích tình dục được coi là bình thường trong văn hóa Hàn Quốc.
Đàn ông cưỡng hiếp để chứng tỏ nam tính, phụ nữ phải làm gì?
Nhà xã hội học Michael Hurt cho rằng người hâm mộ nữ - cũng đại diện là nữ giới và một số đã trở thành "miếng mồi ngon" cho các nam thần tượng chuốc thuốc và cưỡng hiếp - cần tỉnh táo và cứng rắn để bảo vệ chính mình. Người hâm mộ, những người đang góp phần nuôi sống Kpop, có quyền từ bỏ thần tượng để thức tỉnh ngành công nghiệp.
Nữ khán giả tên Mariane viết: "Tôi là một phụ nữ trước khi là fan Kpop. Những kẻ có tội đáng phải vào tù và các nạn nhân nên được giành lại công lý. Trái tim tôi hướng đến những phụ nữ đang đấu tranh chống lại lạm dụng tình dục từ đàn ông. Mong rằng tâm hồn và thân thể của họ sẽ hồi phục và bình yên trở lại".
 | Rất khó để Kpop sẽ cải tổ nhưng vẫn hy vọng ở những thay đổi nhỏ. Ảnh: Hancinema. |
|
|
Nhưng theo chuyên gia Michael Hurt, khó có hy vọng Kpop sẽ thực sự cải tổ sau scandal chấn động này. Đó là một hệ thống vận hành hiệu quả lâu nay nên người ta sẽ khó loại bỏ những mắt xích cần thiết, mà các nam thần tượng thoái hóa nhân cách như Seungri hay Lee Jong Hyun vốn là một phần quan trọng trong đó.
"Vụ bê bối này sẽ không thay đổi Kpop dù là theo cách nào", ông nói, "Nó chỉ ảnh hưởng ở chỗ khiến người ta gia tăng nhận thức và sự cảnh giác khi gặp các trường hợp như vậy".
Hơn nữa, vụ bê bối này thu hút sự chú ý của dư luận vì nó ảnh hưởng đến thương hiệu quốc gia của Hàn Quốc. "Nó khiến dân chúng Hàn Quốc xấu hổ và không thể bị che giấu dễ dàng như thời thập niên 1970 hay 1980", Hurt nói, "Nếu có thể, nó đã bị che giấu rồi, nhưng hiện tại, cả thế giới đang nhìn vào".
 |
Trước đây, phụ nữ thường phải chịu nhục nhã vì bị đẩy ra trước ống kính, nhưng nay họ đã ý thức hơn về quyền đấu tranh cho mình. Ảnh: Allkpop. |
Trong các vụ việc lạm dụng trước đây, nữ giới thường chịu nhục nhã vì họ là người bị đẩy ra trước ống kính, trong khi đó nam giới kiêm kẻ quay phim thì ẩn mình sau ống kính. Đó là nhận định của Jenna Gibson, tiến sĩ quan hệ quốc tế ở Đại học Chicago và cũng là fan Kpop lâu năm.
Cô lấy ví dụ: "Kim Hyun Joong, cựu thành viên nhóm SS501 kiêm diễn viên nổi tiếng, có hàng loạt scandal từ năm 2014 đến 2017 bao gồm bạo hành, tranh chấp con cái, uống rượu lái xe... nhưng hiện tại, anh ta vẫn có công việc. Vấn đề nghiêm trọng hơn tất thảy là lâu nay nam giới được tha thứ hoặc tha bổng quá dễ dàng nên họ thậm chí không thèm nghĩ đến hậu quả".
Nhưng hy vọng đang dần hé lộ khi người hâm mộ Kpop ngày nay đã có ý thức hơn về vấn đề giới tính, nhân quyền và bình đẳng. Họ không còn sống chết quỳ dưới chân nam thần tượng, bất chấp bị chà đạp hay coi rẻ. "Là một fan Kpop nhưng cũng là nhà phê bình, nhà nữ quyền, tôi hy vọng các thần tượng này sẽ phải trả giá", cô nói.
Theo Zing

'Máy bay 8X' bị chồng trêu chọc vì cảnh nóng cùng trai đẹp Bình An
Ngọc Crystal Eyes, nữ diễn viên thủ vai đại gia Xuân của 'Những cô gái trong thành phố' chia sẻ chồng chị không những kéo ghế ngồi sát tivi xem cảnh nóng của vợ với Bình An mà còn trêu: "Đấy, phi công đấy, làm gì thế kia?"
" alt=""/>Bê bối tình dục của Seungri lột trần 'bản lĩnh đàn ông' độc hại ở Hàn Quốc
 tổ chức lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2021, với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng.</p><p>Tiếp tục nhận được sự bảo trợ của Bộ TT&TT, trong năm thứ tư được tổ chức, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam nhằm tôn vinh những thành tựu chuyển đổi số xuất sắc của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.</p><table class=)
Chủ tịch VDCA Nguyễn Minh Hồng cho biết, nhiều hồ sơ dự giải có chất lượng nổi bật, ứng dụng nhiều công nghệ mới AI, Big Data, IoT, Blockchain, Cloud...Tiến sĩ Nguyễn Minh Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VDCA, Trưởng Ban tổ chức giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 cho biết, dù diễn ra trong giai đoạn đặc biệt với việc nhiều cơ quan, doanh nghiệp bị gián đoạn hoạt động vì dịch bệnh, song Covid-19 đã hầu như không làm ảnh hưởng đến việc tham gia giải thưởng của các đơn vị.
Số lượng hồ sơ dự giải thưởng nhiều hơn các năm trước. Ban tổ chức đã nhận được hơn 300 hồ sơ tham dự từ các cơ quan tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và cá nhân trên toàn quốc. Cùng với đó, còn có nhiều giải pháp công nghệ tiêu biểu phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; nhiều thành tựu chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, giáo dục, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, năng lượng, logistics...
Trải qua quá trình thẩm định của Hội đồng sơ tuyển và Hội đồng chung khảo, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra được 53 đơn vị tiêu biểu nhất để trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 theo 4 hạng mục gồm: Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu; doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; sản phẩm, giải pháp thu hẹp khoảng cách số.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Tiến sĩ Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam đã trao giải thưởng cho 22 cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc.
Trong đó, 11 doanh nghiệp nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 hạng mục doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc gồm có BIDV, VietinBank, TP Bank, EVN, VBI, Chubb Việt Nam, Viettel Post, TNG Holdings Vietnam, Meey Land, TNG và Công ty Xổ số điện toán Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp đã có quá trình ứng dụng công nghệ số để thay đổi mô hình quản lý, sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi số thành công.
 |
11 cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021. |
Ở hạng mục cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc, 11 đơn vị được Hội đồng Giám khảo giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 đánh giá đã có quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường quản lý, làm việc dựa trên nền tảng công nghệ số gồm có: Cục CNTT – Bộ Y tế; Tổng cục Thuế; Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ KH&ĐT; Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh; Sở TT&TT An Giang; Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế; Đài khí tượng cao không; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Sở TT&TT Đà Nẵng; và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Tôn vinh các giải pháp giúp hướng tới hình thành Việt Nam số
Cũng tại buổi lễ, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp và Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 cho 25 tổ chức có sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu và 6 đơn vị có sản phẩm, giải pháp thu hẹp khoảng cách số.
Trong đó ở hạng mục sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số, giải thưởng vinh danh nhiều sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam đã có nhiều đóng góp vào công cuộc chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực thời gian qua như: Các nền tảng quản lý giáo dục, quản trị tài chính nhà nước và kế toán dịch vụ của MISA; ứng dụng di động My MobiFone và giải pháp ngăn chặn cuộc gọi rác MobiFone Spam Call Prevention của nhà mạng MobiFone; nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20 của Viettel Solutions; nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI, phần mềm hợp đồng điện tử - FPT.eContract, nền tảng tự động hóa quy trình toàn diện cho doanh nghiệp akaBot cùng của FPT; nền tảng bảo mật cộng đồng WhiteHub của CyStack Việt Nam; giải pháp số hóa văn bản SmartOCR của RUNSYSTEM GMO-Z.COM...
 |
Đại diện Viettel Post, đơn vị sở hữu sàn Vỏ Sò nhận giải thưởng ở hạng mục Thu hẹp khoảng cách số. |
Đặc biệt, ở hạng mục giải thưởng có ý nghĩa nhân văn – Thu hẹp khoảng cách số, đã có 6 giải pháp số được vinh danh, đó là: Nền tảng chăm sóc sức khỏe từ xa Ourhealth của Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao; triển khai nền tảng Microsoft Teams miễn phí cho ngành GD&ĐT của Microsoft Việt Nam; ứng dụng tìm kiếm thông tin địa điểm tiếp cận và bản đồ chỉ dẫn dành cho người khuyết tật DMap và ứng dụng tra cứu thông tin pháp luật và trợ giúp pháp lý dành cho người khuyết tật D’Law của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển năng lực người khuyết tật; nền tảng thương mại điện tử Vỏ Sò của Viettel Post; ứng dụng đọc báo cho người khiếm thị VNR4B của nhóm tác giả Tuấn Lê Anh và Đặng Thị Hồng Vi; giải pháp ATM gạo và ATM khẩu trang của Công ty cổ phần Vũ Trụ Xanh.
Là 1 trong 6 giải pháp được trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 ở hạng mục Thu hẹp khoảng cách số, sàn Vỏ Sò của Viettel Post trong giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh vừa qua đã góp phần hỗ trợ hàng triệu nông dân bán nông sản, sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Năm 2021, đã có 18 triệu khách hàng sử dụng Vỏ Sò và 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm sàn TMĐT Vỏ Sò thành công.
Đại diện cho đơn vị sở hữu sàn Vỏ Sò cùng hệ sinh thái số giúp đơn vị chuyển đổi số mạnh mẽ, chia sẻ với ICTenws, Tổng giám đốc Viettel Post Trần Trung Hưng khẳng định: “Chuyển đổi số giúp Viettel Post tạo dựng hệ sinh thái khép kín các sản phẩm dịch vụ số cho khách hàng, giúp giải quyết vấn đề của khách hàng; đồng thời chuyển đổi số cũng giúp Viettel Post tối ưu năng suất lao động, cắt giảm chi phí, tăng thu nhập cho người lao động”.
Qua 4 năm liên tiếp được tổ chức, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam đã tiếp cận được hơn 10.000 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên toàn quốc; thu hút hơn 1.000 hồ sơ tham dự; vinh danh hơn 260 sáng kiến chuyển đổi số tiêu biểu và tổ chức chuyển đổi số xuất sắc. Nhiều doanh nghiệp đạt giải thưởng trong các năm trước đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số của Việt Nam." alt=""/>Trao 53 giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam năm 2021