Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, hiện nay (5/12), phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Khoảng 6/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng yếu đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, trời chuyển mát. Khoảng 7/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn, ảnh hưởng đến Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Từ 7/12, Bắc Bộ trời chuyển rét. Đêm cùng ngày, Bắc Trung Bộ nhiệt độ giảm mạnh, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.
Dự báo cuối tuần miền Bắc mưa rét. (Ảnh minh hoạ: Khổng Chí)
Tại Hà Nội, từ 6/12 mưa rải rác. Trời chuyển rét từ 7/12. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 15-18 độ C.
Ảnh hưởng của không khí lạnh nên từ ngày 6/12 đến đêm 7/12, Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác. Từ 7/12, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông. Trong mưa dông có thể xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Trên biển, ngày 6/12, vịnh Bắc Bộ gió chuyển hướng đông bắc cấp 4-5, từ 7/12 mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 1,5-3m. Chiều 7/12, vùng biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 2-4m.
Ngày 6/12, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 2-4m.
Từ 7/12, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, vùng biển phía Đông Bắc có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 3-5m.
Nguyễn Huệ" alt=""/>Miền Bắc sắp chuyển mưa rét, có nơi dưới 10 độ CTuy nhiên, ngày cả khi nạn nhân có chi trả để cứu lại dữ liệu quan trọng của mình thì chưa chắc tội phạm mạng đã gửi đúng chìa khóa giải mã.
Do đó, ransomware trở thành cơn ác mộng của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
![]() |
"Cơn ác mộng" ransomware có thể khiến doanh nghiệp phá sản |
Tháng 2 năm nay, Tập đoàn vận tải Úc Toll phát hiện hệ thống máy chủ của mình bị ‘chiếm giữ’ bởi ransomware tên gọi Nefilim. Tháng 5, ransomware tiếp tục đào sâu vào hệ thống máy chủ tập đoàn khiến đội ngũ kỹ thuật của Toll phải tắt máy chủ và dịch vụ ứng dụng cho khách hàng, đồng thời liên hệ Trung tâm Ứng cứu Mạng khẩn cấp Úc nhờ hỗ trợ.
Dù không xác nhận chính thức nhưng hãng Garmin nổi tiếng với các thiết bị đeo thông minh được cho là góp mặt vào danh sách nạn nhân của ransomware vào tháng 7 khi dịch vụ Garmin Connect lẫn ứng dụng di động đều buộc phải ngừng hoạt động để khắc phục sự cố các máy tính của hãng bị mã độc tấn công. Theo Daily Mail, Garmin bị tống tiền 10 triệu USD để khôi phục dữ liệu.
Tháng 8, trường Đại học Utah (Mỹ) bị ransomware chạm tới dữ liệu nhân viên và sinh viên của trường. Ban quản trị trường đã rơi vào tình thế buộc phải trả số tiền chuộc lên đến gần nửa triệu USD để tin tặc không công khai các dữ liệu quan trọng lên mạng.
Gần đây nhất, vào tháng 10 là hàng loạt bệnh viện thuộc các bang Oregon, California và New York (Mỹ) trở thành mục tiêu của nhóm tội phạm mạng Đông Âu với chiến dịch tấn công mạng Wizard Spider hay UNC 1878 với mã độc dạng ransomware, buộc các quan chức liên bang Mỹ kêu gọi các cơ sở chăm sóc sức khỏe củng cố lại hệ thống công nghệ thông tin. Nhận định từ các chuyên gia về các cuộc tấn công này ở mức tệ hại khi việc ngưng trệ hệ thống máy tính dịch vụ y tế tại các bệnh viện có thể dẫn đến nguy hại về nhân mạng.
Theo số liệu công bố từ Acronis Cyber Protect, các bệnh viện tại Mỹ trở thành mục tiêu lớn của tội phạm mạng khi ghi nhận gần 1.000 cuộc tấn công thành công của mã độc tống tiền trong năm 2019.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2019 công bố bởi Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm mạng sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) tháng 10/2020. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng có tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử (cryptocurrency) đứng thứ 3 khu vực.
Theo ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Công ty NTS Security, “Doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam luôn đối mặt với nguy cơ bị mã độc tống tiền tấn công bởi những sai lầm mang yếu tố con người khi lên mạng là điều khó tránh khỏi cũng như thiếu hụt nhân sự về IT".
Các giải pháp an ninh mạng kết hợp cho hệ thống máy tính bao gồm tường lửa, mạng riêng ảo, anti-virus, bảo vệ dữ liệu riêng tư khi trực tuyến có thể đem lại hiệu quả bước đầu trong phòng chống ransomware. Doanh nghiệp cũng cần tổ chức đào tạo kiến thức an toàn thông tin đến toàn thể nhân viên để giảm thiểu sai sót.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vận hành trên các hệ thống mạng không được thiết lập chặt chẽ hay đồng nhất, với các máy tính bảo mật lỏng lẻo. Do đó, đây là đối tượng mục tiêu béo bở của tội phạm mạng, đặc biệt là mã độc dạng ransomware.
"Dữ liệu là tài nguyên giá trị sống còn của doanh nghiệp, do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch sao lưu dữ liệu quan trọng bài bản hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng bên cạnh sử dụng giải pháp bảo mật. Sao lưu dữ liệu là phương thức hữu hiệu nhất để khôi phục lại dữ liệu trong trường hợp bị mã độc tống tiền mã hóa dữ liệu", ông Ngô Trần Vũ cho biết.
Ngoài ra, cũng cần nâng cao ý thức cảnh giác về bảo mật thông tin, dữ liệu cho toàn thể cán bộ, công nhân viên và người sử dụng, đặc biệt là đội ngũ làm công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của công ty.
H.N.
Hơn 245.000 hệ thống sử dụng dịch vụ Windows vẫn có thể bị tấn công thông qua một trong các lỗ hổng nguy hiểm nhất hiện nay, BlueKeep.
" alt=""/>'Cơn ác mộng' ransomware tiếp tục là nỗi lo của nhiều doanh nghiệpTrên một diễn đàn Facebook, một người dùng mạng dẫn phần lời bài Để ai cầnvà bình luận: "Trù người ta chết như vậy, không biết người yêu cũ đã làm gì anh ấy nhỉ?" hút hàng nghìn bình luận.
Tài khoản Tran Choco viết: "Chưa bàn về ngôn từ, bài rap thực sự cho thấy B Ray có vấn đề về quan điểm và đạo đức khi trù ẻo người yêu cũ như vậy".
Tài khoản Thanh An Nguyễn viết: "Hôm trước lướt TikTok thấy mọi người khen lấy khen để, tôi còn hoài nghi chính mình. Trong khi nghe đến câu thứ 2, tôi đã không thể tiếp tục vì lời lẽ quá kinh khủng".
Tài khoản Khánh Linh nêu quan điểm: "Ca sĩ gì mà không có tí văn hoá nào, dù có nhắm tới người yêu cũ thật hay không đều thật sự tệ hại". Tài khoản Thủy Tiên đồng tình: "Quan điểm lệch lạc, viết lời độc ác, phản cảm lại tưởng thế là hay".
Rapper B Ray xuất thân underground, bắt đầu rap tiếng Việt từ năm 2012. Khoảng năm 2015, anh từng kết hợp Young H ra mắt loạt sản phẩm phản cảm, gây tranh cãi dữ dội suốt thời gian dài.
Đến khoảng năm 2018 - 2019, sau giai đoạn khó khăn, B Ray mới trở lại kết hợp cùng một số nghệ sĩ showbiz. Kể từ thời điểm này, anh hoạt động mainstream đến nay.
Khác thời hoạt động underground nghiệp dư trong phạm vi cộng đồng, B Ray hiện tại được khán giả đại chúng biết đến rộng rãi, ngoài hoạt động âm nhạc còn tham gia chương trình truyền hình, đóng quảng cáo, làm việc với báo chí...
Là nghệ sĩ mainstream, anh có trách nhiệm với khán giả đại chúng đồng thời là đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 144/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật do Bộ VHTT&DL ban hành.
Vì vậy, việc B Ray phát hành sản phẩm phản cảm khó thể chấp nhận ở nhiều khía cạnh.
Trao đổi với VietNamNet, Luật sư Nguyễn Quốc Cường - trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam - nhận định nội dung bài rap Để ai cần có dấu hiệu vi phạm khoản 3 Điều 13 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Cụ thể, sản phẩm có thể được xem là phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức và tâm lý xã hội.
Ngoài ra, với tư cách nghệ sĩ, B Ray có thể vi phạm khoản 8 Điều 5 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật theo quyết định số 3196/QĐ-BVHTTDL ngày 13/12/2021, cụ thể là không sáng tác, lưu hành, phổ biến, biểu diễn những tác phẩm có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng.
Một biên tập viên lĩnh vực âm nhạc cho hay khi nghệ sĩ có sự ảnh hưởng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, phải tự ý thức tạo ra những sản phẩm có yếu tố "thẩm mỹ".
"Không thể bao biện rap là văn hóa đường phố để bất chấp sự dung tục, nhất là khi B Ray có lượng khán giả trẻ rất đông. Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào đều hướng đến sự phát triển và văn minh, và sản phẩm dung tục đi ngược lại điều đó. Rất quan ngại khi sản phẩm này lọt top 10 danh mục âm nhạc thịnh hành của YouTube", người này cho hay.
B Ray không phải trường hợp duy nhất gây tranh cãi. Trước đó, rapper Rhymastic - hoạt động mainstream nhiều năm vẫn ra bài rap diss YC - Tượngcó nhiều ca từ tục tĩu khó chấp nhận.