Hiện nay, gameshow dành riêng cho DJ rất hiếm hoi. Đây là lý do khiến chương trìnhTài năng DJ 2016được những người yêu thích âm thanh sống trông chờ và đặt nhiều kỳ vọng. Được quảng bá rầm rộ với những tên gọi khá “kêu” là “Cuộc chiến phù thuỷ âm nhạc” hay “Sân chơi DJ hot nhất Việt Nam”, hứa hẹn là nơi quy tụ của những DJ Việt theo đuổi đam mê của mình nhưng khi chương trình lên sóng, nhiều khán giả mới "bổ ngửa"vì sự kém chuyên nghiệp của ban tổ chức.
![]() |
Wang Trần là giám khảo xuyên suốt chương trình, Hương Giang Idol và Việt Max là hai giám khảo khách mời. |
![]() |
Thí sinh Kim DJ D.O.G bị cho là "ăn cắp" bản remix của Martin Garrix. |
Sân khấu với diện tích khiêm tốn, được bày trí, phục dựng sơ sài với ánh sáng loang lổ. Bên dưới là một nhóm nhỏ khán giả đứng xem trong tiếng nhạc xập xình dập liên tục, còn DJ và các vũ công cũng đang nhún nhảy nhiệt tình. Thậm chí, khâu ghi hình và biên tập nội dung cho thấy sự non tay, cẩu thả với đủ lỗi kỹ thuật khiến người xem khó chịu.
Được giới thiệu sẽ là nơi hội ngộ và tranh tài của các DJ Việt, thế nhưng khán giả xem chương trình nhận thấy những thí sinh này chỉ là các tay ngang chơi nhạc nghiệp dư. Cả 8 tiết mục trình diễn trong tập đầu tiên được lên sóng truyền hình đều bị cộng đồng mạng "tố" ăn cắp và đồng thời chỉ ra đích danh nguồn nhạc bị đạo nhái. Cá biệt, có thí sinh còn bị tố bê nguyên xi bản remix Animals rất nổi tiếng của DJ/Producer Martin Garrix đi thi.
Những thí sinh trong đêm thi mở màn đều có nghệ danh rất Tây như Crany, Andy G, Royal, CJ, Mee… Tuy mang danh DJ nhưng có đến 7 thí sinh không biết chơi live mix (chơi nhạc sống) mà chỉ sử dụng nhạc mix sẵn để bật lên. Đây là điều tối kỵ trong giới DJ, thậm chí còn là điều kiện căn bản để phân biệt người thường và DJ thực thụ. Nhiều cái tên trong số đó không chỉ chơi nhạc mà còn kiêm luôn vai trò của ca sĩ, vũ công, MC … Đơn cử như thí sinh Eva, sau khi bật nhạc mix sẵn thì cô cầm mic hát luôn bài Chuyện như chưa bắt đầuvới chất giọng khiến không ít khán giả lắc đầu.
![]() |
Những tiết mục bị chê tơi tả. |
![]() |
DJ bật nhạc mix sẵn rồi hát solo, đọ vũ đạo cùng vũ công … chuyện lạ chỉ có trong Tài năng DJ. |
Vừa lên sóng tập đầu tiên, Tài năng DJđã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng mạng. Người ta chứng kiến cơn thịnh nộ của giới DJ – những người vốn hiếm khi xuất hiện trước công chúng trên trang cá nhân. Nhiều DJ khẳng địnhTài năng DJlà một chương trình truyền hình bôi bác, hạ thấp giá trị của những DJ chân chính.
![]() |
![]() |
Vô số ý kiến chê bai về Tài năng DJ sau tập phát sóng đầu tiên. |
Tất cả video ghi lại màn trình diễn của các thí sinh đều nhận rất nhiều lượt “dislike” (không thích). Nhiều người dùng mạng mỉa mai Tài năng DJ như một chương trình hài đủ sức cạnh tranh với ... Cười xuyên Việt, hoặc “bật nhạc hội chợ lô tô rồi lên tập thể dục”. Không ít ý kiến yêu cầu nhà đài ngưng phát sóng chương trình. Cũng trong vòng xoáy dư luận, một bộ phận không nhỏ đã lên tiếng bỉ bôi, dè bỉu nghề DJ. Số người này tin rằng những hình ảnh kệch cỡm tại Tài năng DJ cũng là bộ mặt thực trạng của nghề này.
Thực tế, nhiều DJ đang lo ngại cá khán giả chưa biết nhiều về giới DJ đã tin rằng những hình ảnh trong chương trình chính là bộ mặt của giới DJ Việt Nam và mong muốn chương trình cần có phần trách nhiệm về cải thiện nội dung và sản xuất, tránh gây ra những dư luận gay gắt như hiện nay.
VietNamNet đã liên hệ với Ban tổ chức chương trình để có phản hồi về những dư luận tiêu cực sau khi tập phát sóng đầu tiên của chương trình lên sóng.
Gia Bảo
Nữ ca sĩ máu lửa nhảy lên ghế hát khiến khán giả phát cuồng" alt=""/>Sân chơi dành cho DJ vừa lên sóng đã bị ném đá tan nátSơ đồ tuyến cáp quang APG (Ảnh: APG).
Lần gần đây nhất tuyến cáp quang APG gặp sự cố là vào hồi tháng 6, nhưng sau đó đã được khắc phục và chỉ vận hành ổn định một thời gian ngắn trước khi gặp sự cố trở lại.
Sự cố trên tuyến cáp quang APG xảy ra vào thời điểm một tuyến cáp quang biển khác nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế là AAE-1 (châu Á - châu Phi - châu Âu) cũng đang gặp sự cố.
Đáng chú ý, tuyến cáp quang AAE-1 đã gặp sự cố từ tháng 5 trên 2 nhánh cáp nối từ Việt Nam đi Campuchia và Việt Nam đi Singapore, nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục.
Sơ đồ tuyến cáp quang AAE-1 nối châu Á đến châu Phi và châu Âu (Ảnh: AAE-1).
Việc có 2/5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố đã làm ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng kết nối Internet tại Việt Nam, đặc biệt khi truy cập đến các trang web, dịch vụ và máy chủ đặt tại nước ngoài. Trong khi đó, các trang web, dịch vụ… đặt máy chủ tại Việt Nam sẽ không chịu ảnh hưởng bởi sự cố này.
Sau khi sự cố xảy ra với các tuyến cáp quang biển, các nhà mạng tại Việt Nam đã áp dụng nhiều phương án chia sẻ lưu lượng giữa các tuyến cáp quang kết nối quốc tế, mở các kênh truy cập bổ sung, tận dụng các tuyến cáp quang trên đất liền... để đảm bảo kết nối của người dùng.
Hiện vẫn chưa rõ lịch sửa chữa cũng như thời điểm các tuyến cáp quang được khắc phục sự cố.
Trên thực tế việc các tuyến cáp quang biển từ Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố đã trở nên rất quen thuộc. Hầu như năm nào cũng gặp phải ít nhất một vài lần, gây không ít bất tiện và trở ngại cho người dùng Internet trong nước.
Đỉnh điểm xảy ra vào cuối tháng 2 năm ngoái, khi toàn bộ 5/5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đồng loạt gặp sự cố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ mạng Internet tại Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến sự cố cáp quang biển khá đa dạng, nhưng chủ yếu do sợi cáp nằm ở vị trí có nhiều tàu bè thả neo đậu hoặc tàu thuyền khi di chuyển quên kéo neo lên. Hậu quả là những chiếc neo này đã vô tình mắc vào sợi cáp quang làm đứt.
Đôi khi sự cố cáp quang liên quan đến nguồn điện hoặc đơn vị vận hành thực hiện bảo trì… cũng sẽ làm ảnh hưởng đến lưu lượng truyền tải của cáp quang. Tuy nhiên, những sự cố dạng này sẽ khắc phục được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Các nhà mạng tại Việt Nam đang tìm những giải pháp chuyển hướng khai thác các tuyến cáp quang trên đất liền để không ảnh hưởng bởi các sự cố đứt cáp quang biển. Tuy nhiên, trên thực tế hiện lưu lượng internet trên toàn cầu và kết nối giữa các lục địa chủ yếu vẫn phụ thuộc phần lớn vào các tuyến cáp quang biển.
Có 5 tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam đi quốc tế, bao gồm AAG (châu Á - Mỹ); APG (Châu Á - Thái Bình Dương); SMW-3 (Đông Nam Á - Trung Đông - Tây Âu); IA (Liên Á) và AAE-1 (châu Á - châu Phi - châu Âu). Ngoài ra, còn một tuyến cáp quang với quy mô nhỏ hơn, đó là TVH, có chiều dài chỉ 3.367km, nối Thái Lan, Việt Nam và Hồng Kông (Trung Quốc).
Ngoài các tuyến cáp quang biển, hiện tại vẫn còn một số tuyến cáp quang đất liền nối Việt Nam đi quốc tế, tuy nhiên phần lớn lưu lượng kết nối Internet tại Việt Nam đều được truyền tải thông qua các tuyến cáp quang ngầm dưới biển.
" alt=""/>Hai tuyến cáp quang gặp sự cố, Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởngMọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng. Đêm trước ngày tết Đoan ngọ tôi thấp thỏm không ngủ được, nằm chỉ chờ nghe thấy tiếng rao của mấy bà hàng bún là chạy nhanh ra đón. Bởi chỉ cần chậm một chút là hết bún, lại phải chờ đến hôm khác mới được ăn.
Sau khi gọi được người đổi bún, tôi mang rá ra ngồi chờ sẵn. Mẹ tôi đưa thóc cho họ cân, rồi họ đưa bún cho tôi xếp vào rá. Tôi bê rá bún vào nhà còn tranh thủ bóc những sợi bún ở rìa ngoài ăn rồi mới đi học.
Buổi học hôm đó, lòng tôi khấp khởi niềm vui vì trưa về có món bún riêu cua béo ngậy. Cả buổi học, tôi gần như chẳng để chữ nào vào đầu, chỉ ngóng hết buổi là co giò chạy thật nhanh về nhà, lăng xăng giúp mẹ những việc vặt chuẩn bị cho bữa bún.
Khi cả nhà về đủ, mẹ tôi bê ra một nồi riêu cua đặc xoắn, vàng ngậy, thơm nức mũi. Để có được nồi riêu ngon như thế, mẹ tôi chọn những con cua cái béo mẩy còn tươi, ngâm trong nước cho cua tự nhả hết chất bẩn, rồi bóc mai, bỏ yếm, vảy sạch nước, cho vào cối đá giã nhuyễn. Sau đó, mẹ lọc kỹ, nêm mắm muối, khuấy đều cho tan ra.
Mẻ để nấu riêu cũng phải chọn những âu mẻ chín ngấu trắng và thơm, lọc bỏ phần bã. Khi nấu phải khuấy đũa cho phần gạch cua nổi lên không bị nát.
Phần gạch và trứng ở mai cua được khêu ra, phi vàng. Khi riêu nấu xong mới cho gạch vào để nồi riêu có màu sắc và mùi vị ngon, hấp dẫn.
Bún được cắt thành từng miếng vuông vắn xếp trên những cái đĩa to. Mẹ tôi còn chuẩn bị rau muống chẻ, hoa chuối tây thái nhỏ, các loại rau thơm, gia vị... bày trên mâm để ai thích ăn loại rau nào thì dùng theo khẩu vị.
Tôi không thích rau sống hay thứ gia vị nào nên chỉ ăn bún với riêu. Lần nào cũng thế, ngồi vào mâm là tôi ăn liền một mạch cho đến khi no căng bụng mới đứng dậy.
Hơn 50 năm trôi qua, vị chua của mẻ, béo ngậy và ngọt lịm của cua đồng, quyện cùng sợi bún trắng mềm và vẻ mặt mãn nguyện của cả nhà khi thưởng thức món ngon vẫn luôn là kỷ niệm không thể quên đối với tôi.
Ngày nay, đời sống các gia đình được nâng cao, có biết bao món ăn ngon Âu, Á khác nhau. Các quán ăn, nhà hàng mọc lên như nấm, phục vụ nhiệt tình. Món bún riêu cũng vẫn được nhiều người yêu thích nên các quán vẫn bán nhiều. Có hôm thấy thèm tôi cũng gọi một bát ăn để tìm lại những ký ức tuổi thơ.
Bát bún riêu bây giờ thoạt trông có vẻ hấp dẫn, với những sợi bún trắng và dai hơn nhưng vị của nó không hề giống xưa. Có lẽ bát bún riêu cua với hương vị mẹ nấu năm nào chỉ còn trong hoài niệm của tôi mà thôi!
Có những món ăn bình dân, mộc mạc nhưng luôn khiến người con đất Việt vương vấn. Khi xa nhà, chỉ cần tên món ăn được nhắc đến, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về khiến lòng người thổn thức, nhớ da diết vị quê hương. VietNamNet khởi đăng tuyến bài Những món ăn gợi nhớ quê nhà. Tuyến bài là ghi chép của độc giả VietNamNet trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài về các món ăn ngon, hấp dẫn của Việt Nam. Bài viết của độc giả vui lòng gửi về địa chỉ mail: [email protected] |
Hoàng My