Đến Khoa Nhi Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), người viết có sự ám ảnh không hề nhẹ về hình ảnh một trường hợp bệnh nhi ung thư. Cháu bé bị mất một mảng đầu do di chứng từ những ca phẫu thuật. Khuôn mặt cháu luôn phảng phất nét u sầu, ít khi nói chuyện với người khác.
Cháu có tên Đỗ Bảo Thy (ở khu 4, xã Thanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ), năm nay mới 11 tuổi. Căn bệnh ung thư não khiến cháu phải sống chung với những cơn đau triền miên. Mọi sinh hoạt của Thy đều trông vào bà ngoại già yếu năm nay đã ngoài 70 tuổi.
Em Đỗ Bảo Thy đã phải trải qua nhiều lần phẫu thuật sinh tử |
Cuộc đời Thy thiệt thòi ngay từ lúc mới sinh. Bà ngoại cháu nghẹn ngào kể lại, cháu là kết quả của một mối tình nhỡ nhàng. Bố mẹ cháu chẳng đăng ký kết hôn mà chỉ về sống chung như vợ chồng. Khi Thy được 15 ngày tuổi, bố cháu bỏ đi và từ đó bặt vô âm tín.
Chẳng bao lâu sau, mẹ của Thy cũng đi lấy chồng tận Tây Ninh. Kinh tế khó khăn khiến chị phải để lại Thy cho bà ngoại nuôi. Thương cháu bất hạnh ngay từ thuở lọt lòng, bà ngoại Thy luôn giành tình thương hết mực cho cháu.
Bất hạnh không buông tha cho đứa trẻ có cha mẹ mà như côi cút. Tháng 8/2018, Thy bất ngờ bị đau đầu, chóng mặt. Gia đình nhà cậu cùng bà ngoại đưa cháu đến bệnh viện huyện Thanh Ba khám. Qua chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện cháu có một khối u ở não.
Cháu Thy được chuyển tuyến lên Bệnh viện đa khoa Việt Trì. Tại đây, cháu được làm sinh thiết và phát hiện bệnh ung thư não. Cháu phải trải qua đến 3 ca mổ đầy phức tạp có lúc đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng. Tháng 2/2020, cháu được chuyển tuyến lên bệnh viện K Tân Triều để phẫu thuật lần thứ 4.
Mỗi lần cháu phẫu thuật, đứng bên ngoài, bà Đỗ Thị Phượng (bà ngoại của Thy) vừa lo lắng rồi lại gào khóc. Bà thương đứa cháu tội nghiệp lúc cận kề sinh tử không có được một tình thương yêu trọn vẹn từ bố mẹ.
Bé gái đáng thương đang sống trong cảnh bệnh tật khổ sở, thiếu thốn tình cảm cha mẹ |
Thân già còm cõi gánh nợ đưa cháu đi chữa bệnh
Suốt 2 năm trời đưa cháu đi bệnh viện, bà Phượng dần phải làm quen cuộc sống nơi đây. Do ông ngoại đã mất nên kinh tế gia đình phụ thuộc vào mình bà. Nhà chỉ có vài sào ruộng cày cấy đủ ăn, bà chưa bao giờ để Thy phải sống trong cảnh đói rách, thiếu thốn.
Thậm chí, bà còn nhường cho cháu những đồ ăn ngon nhất. Đôi lúc, Thy lại hỏi sao bà không cố ăn thêm, bà chỉ cười và nói: “Bà già rồi chẳng ăn được là mấy. Cháu cứ ăn đi lấy sức còn đi học”.
Kể từ ngày Thy đổ bệnh, bà Phượng phải đi vay mượn khắp nơi. Tính đến nay, số nợ đã lên đến hơn 100 triệu đồng. Thời điểm hiện tại, căn bệnh ung thư não của cháu đang diễn biến phức tạp. Dù có bảo hiểm y tế song mỗi tháng cháu phải dùng hơn 10 triệu tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm chi trả.
Một mình thân già còm cõi chăm cháu quanh năm nay phải gánh một khoản nợ khổng lồ. Bà Phượng rưng rưng: “Tôi vay mượn nhiều quá rồi giờ cũng chả ai muốn cho vay. Vì tôi đã 71 tuổi rồi làm gì cho lại mà trả được tiền họ. Phần cũng thương cháu, nói dại nhỡ tôi có làm sao thì lấy ai chăm cháu giờ”.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
"Tôi đã nghĩ mình là mẹ, phải là chỗ dựa, là nơi để con nương tựa, nhưng lúc con đổ bệnh, bản thân cũng bị ung thư nên không giúp được gì. Tôi thấy mình có lỗi với con".
" alt=""/>Bà ngoại kiệt sức xin mọi người cứu lấy đứa cháu côi cút bệnh tậtĐây là mảnh đất cha mẹ chồng chị Vân được thừa hưởng lại, vẫn chung sổ đỏ với họ hàng. Nơi rộng nhất trong nhà chỉ khoảng 3 mét. Là khoảng không gian nhỏ ban ngày để sinh hoạt, ăn uống, tối đến, gia đình chị Vân trải tấm đệm đã cũ sờn để ngủ. Phía trên khoảng không gian này, cha mẹ chồng chị đã dựng thêm một căn gác, hiện tại là “phòng ngủ” của em trai chồng chị.
![]() |
Gần 3 tuổi, nhưng Thanh Thiên vẫn nằm trơ trơ vì căn bệnh não phẳng. |
Cả nhà chỉ có một chiếc giường đơn 2 tầng, tầng dưới để ngủ, tầng trên để đồ đạc, vật dụng. Đối diện với giường là kệ kê bếp ga. Trên giường, một mình bé Thanh Thiên đang nằm quơ quơ đôi tay, đôi chân. Đã 3 năm, kể từ lúc được sinh ra, con cứ nằm trơ trơ, im lặng như vậy. Thậm chí, lúc con đói cũng chẳng ai hay, chỉ có hơi mẹ lại gần, con mới táp táp miệng ra vẻ đòi ăn.
Thanh Thiên được sinh ra khi chỉ mới 36 tuần 2 ngày. Khi con còn là bào thai 32 tuần tuổi, bác sĩ tư vấn mẹ con không nên giữ đứa trẻ, bởi có khả năng mắc hội chứng down. Thế nhưng tình yêu thương ba mẹ dành cho con đã vượt qua sự sợ hãi, lo lắng. Họ vẫn quyết định sinh con ra.
“Lúc mới sinh, đầu của con chỉ bằng trái cam. Chúng tôi có phần lo sợ. Nhưng khi con cất tiếng khóc chào đời, tự nhiên như nhiều đứa trẻ bình thường khác, hạnh phúc trong tôi như vỡ òa. Tôi cảm thấy may mắn vì đã giữ con lại”, chị Vân chia sẻ.
![]() |
Chiếc giường đơn 2 tầng, tầng trên để đồ, tầng dưới là nơi bé Thiên Thanh ngủ cùng bà nội mỗi tối. |
Thế nhưng, nếu đứa con đầu lòng của vợ chồng chị cứ “phà phà” lớn, Thanh Thiên khó nuôi hơn rất nhiều. Từ nhỏ, con đã mang nhiều bệnh tật. Khi vừa sinh ra, con phải cấp cứu vì hở lỗ bầu dục. Khi được 4 tháng tuổi, thấy con không lật, không bò, cũng không có phản ứng với lời kêu gọi, gia đình đưa con đi phám, phát hiện bị bệnh não phẳng, không thể chữa trị.
Lên 8 tháng tuổi, phát hiện thêm con bị bệnh động kinh, có những ngày, con bị mười mấy cơn co giật. Điều trị hơn một năm ròng bệnh động kinh mới tạm ổn định. Cũng do sức đề kháng yếu, cứ hễ đến mùa mưa, trời trở lạnh, Thanh Thiên lại bị viêm phổi, năm nào con cũng phải nằm viện điều trị.
Chị Vân cho biết, sau nhiều đợt đi viện điều trị, bệnh của con đã tạm ổn định, nhưng vẫn phải uống thuốc chữa động kinh đều đặn. Còn căn bệnh não phẳng thì không bệnh viện nào nhận chữa trị được. Về sau, được người quen chỉ dẫn, gia đình chị cho Thanh Thiên đi học, các buổi học trị liệu ngôn ngữ, tập vật lý trị liệu giúp con phản ứng tốt hơn. Con đã có thể bập bõm gọi: “ba”, “mẹ”, “anh”.
![]() |
Sau những ngày trị liệu ngôn ngữ và tập vật lý trị liệu, bé Thiên Thanh đã biết gọi “mẹ”. |
“Với nhiều gia đình khác, điều đó thật đơn giản, nhưng với chúng tôi, nó mang lại hi vọng giúp con tiếp cận với cuộc sống thường ngày. Gần 3 năm mới nghe tiếng con bập bõm gọi “mẹ”, tôi đã bật khóc”, người mẹ trẻ nghẹn ngào.
Thế nhưng, đã 3 năm nay, chỉ một mình chồng chị đi làm kiếm tiền nuôi mấy mẹ con. Công việc lái xe cấp cứu cho bệnh viện tư nhân không ổn định, thu nhập tháng nào cao thì được 7 triệu, tháng nào thấp thì chỉ được 3 triệu đồng. Vừa phải lo tiền ăn uống sinh hoạt, chi phí thuốc thang, lúc lúc lại thăm khám tại bệnh viện nên chẳng có đồng dư dả.
![]() |
Tấm đệm cũ kỹ dùng để trải xuống nền nhà, nơi khoảng trống duy nhất để vợ chồng chị Vân và con trai lớn nằm ngủ. |
![]() |
Bước vào căn nhà tưởng chừng như con hẻm nhỏ nơi phố thị. |
Bà Lại Thị Thoa, Tổ phó Tổ dân phố 6, cũng là hàng xóm của gia đình chị chia sẻ: “Hoàn cảnh của vợ chồng Thúy Vân vô cùng khó khăn. Nhà cửa chật hẹp. Con trai út lại mắc bệnh hiểm nghèo đã 3 năm nay. Chúng tôi tuy có hỗ trợ nhưng cũng chẳng thấm là bao. Mong các mạnh thường quân giúp đỡ để con có cơ hội thêm cơ hội chữa bệnh”.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Trong chuỗi ngày vật vã chống chọi với những cơn đau không thể dứt, Quỳnh Anh vẫn hy vọng vào một phép màu đến với mình để có ngày được trở về nhà đi học.
" alt=""/>Bé trai 3 tuổi đói khát, thẫn thờ trong căn nhà 'hẻm' sặc mùi lông chóU23 Việt Nam sau hai trận hoà phải thắng Triều Tiên cách biệt 2 bàn và chờ kết quả ở trận đấu còn lại giữa UAE và Jordan. Quang Hải đánh giá Triều Tiên không buông xuôi dù thua 2 trận, bị loại tại giải.
Tiền vệ Quang Hải. Ảnh S.N |
"Sau hai trận tại bảng D, Triều Tiên đã bị loại sớm nhưng theo đánh giá của BHL thì đối thủ này không buông xuôi. Toàn đội phải có sự tập trung và chuẩn bị tốt nhất.
Trều Tiên là đội bóng chơi gắn kết, sức mạnh và quyết tâm cao. U23 Việt Nam phải chiến đấu với tinh thần cao hơn", thủ quân U23 Việt Nam nói.
Cuối cùng, Quang Hải cho rằng U23 Việt Nam muốn có kết quả tốt trước Triều Tiên phải cải thiện được khâu dứt điểm: "Hai trận đấu vừa qua các cầu thủ cần phải cải thiện một số thứ, đặc biệt là dứt điểm quyết đoán để có bàn thắng".
Trận U23 Việt Nam vs U23 Triều Tiên diễn ra vào lúc 20h15 ngày 16/1, tại Bangkok, Thái Lan.
Video U23 Việt Nam 0-0 U23 Jordan:
Huy Phong
" alt=""/>Quang Hải: U23 Việt Nam phải cải thiện dứt điểm để thắng Triều Tiên