“Chúng tôi đang học hỏi các trường khác trong việc thực hiện chính sách đồng phục trung tính. Phụ huynh sẽ hài lòng khi biết rằng hầu hết đồng phục vẫn giữ nguyên như cũ, ngoài trừ việc tất cả học sinh sẽ phải mặc quần dài kể từ tháng 9”, Sammy Crook, hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Một số bậc cha mẹ bày tỏ sự thất vọng khi nhận quyết định mới này mà không được hỏi ý kiến trước.
“Chính sách mới được thi hành mà không hỏi ý kiến học sinh hay phụ huynh. Họ chỉ đơn giản bị áp đặt”, Stephen Moakes, một trong những phụ huynh tức giận về việc nhà trường không thông báo về sự thay đổi, chia sẻ.
Người này nói thêm: “Tôi cảm thấy rằng đối với một ngôi trường khuyến khích học sinh tham gia và có tiếng nói, quyết định thay đổi đồng phục có vẻ thiếu tính dân chủ khi không cho phép các diễn đàn học sinh bày tỏ quan điểm”.
Ngoài việc hướng đến đồng phục không phân biệt giới, quy định mới cũng chấm dứt vấn đề nữ sinh mặc váy ngắn trên đầu gối vốn tồn tại dai dẳng.
“Chúng tôi không bao giờ xem nhẹ những vấn đề như thế này. Chúng tôi đã trải qua quãng thời gian dài nghiên cứu và thảo luận để đưa ra quyết định đúng đắn cho các học sinh và nhà trường”, hiệu trưởng Crook nói.
“Sự thay đổi chính sách đồng phục nhận được sự chấp thuận của các thống đốc, đồng thời cân bằng những yêu cầu đặt ra đối với nhà trường trong về các vấn đề tiêu chuẩn giáo dục, chi phí của phụ huynh, sự hòa nhập và sức khỏe của học sinh”, bà cho biết.
Theo hiệu trưởng, chính sách hiện nay của nhà trường cho phép nữ sinh mặc quần dài và nam sinh mặc chân váy nếu họ muốn.
“Kể từ tháng 9, quần âu giúp tiêu chuẩn hóa cách học sinh ăn mặc, để các em và nhà trường đều tập trung vào mục tiêu chính là học tập”, bà nói.
Ngoài ra, học sinh được phép mặc quần lửng vào mùa hè, và nhà trường sẽ xem xét liệu có trường hợp nào cần mặc chân váy.
Theo Zing
" alt=""/>Trường học Anh cấm nữ sinh mặc váy![]() |
Lấy nước đường xabắt đầu bằng hai câu chuyện, được kể trong các phần xen kẽ, về hai đứa trẻ ở hai thời kỳ khác nhau – hai bộ tộc đối lập nhau tại Sudan, một cô gái năm 2008 và một cậu bé năm 1985.
Cô gái Nya với công việc đi lấy nước cho cả gia đình tại một cái ao cách nhà 8 tiếng đi bộ. Nya thực hiện hai chuyến đi đến ao mỗi ngày. Cậu bé Salva là một trong những người tị nạn đi tìm kiếm gia đình và một nơi an toàn để ở. Chịu đựng mọi khó khăn và Salva là một người sống sót!
Câu chuyện của Nya và Salva đã giao thoa với nhau một cách đánh kinh ngạc và đầy cảm động. Nya kết thúc hành trình đi bộ 8 tiếng mỗi ngày để lấy nước và Salva vẫn tiếp tục hành trình mang nước sạch đến cho người dân Sudan của mình.
Câu chuyện sâu sắc về cuộc đời của Salva đã khuyến khích tất cả hãy tiếp tục bước đi, ngay cả khi đối mặt với những thách thức lớn nhất của cuộc đời.
Đọc sách nhiều người sẽ thắc mắc tự vấn: "Làm sao một thằng bé mới chỉ vỏn vẹn 11 tuổi lại có thể vượt qua được cả hành trình gian nan, nhiều cay đắng tới vậy?". Có lẽ đó là bởi hy vọng được đoàn tụ gia đình lúc nào cũng hừng hực cháy trong cậu.
Cuốn sách mỏng này hoàn toàn xứng đáng có mặt trong giá sách nhà bạn, để ngày nào đó, cả nhà bạn sẽ cùng quây quần bên nhau, mở từng trang sách ra đọc và cảm thấy, thật may mắn vì mình được sống, thật may mắn vì mình được ở cạnh bên nhau trên một đất nước không chiến tranh, dịch bệnh, đói khát. Cuộc sống lúc nào cũng thật đẹp!
Nam Sudan, 2008 Nya thả chiếc can và ngồi bệt xuống đất. Nó luôn cố gắng tránh xéo phải những cây cỏ gai mọc ven lối đi nhưng không dễ. Gai nhọn vương khắp nơi. Con bé nhìn xuống lòng bàn chân. Đây rồi, nửa cái gai nhọn đâm đúng giữa gót chân. Nya lấy tay nặn xung quanh cái gai. Đoạn với tay nhặt lấy một cái gai khác trên mặt đất để khêu cái gai găm ở gót chân ra. Con bé mím chặt môi vì đau quá. Nam Sudan, 1985 BÙM! Salva ngoảnh lại và quan sát. Phía sau nó, một cột khói đen khổng lồ từ từ bay lên. Lửa bốc ra từ đó. Trên đầu, một chiếc phản lực quay đầu lao vút đi như một con ác điểu. Khói bụi mịt mù và Salva không còn nhìn thấy được ngôi trường thân yêu của nó nữa. Nó vấp chân suýt ngã. Nhưng phải tiếp tục chạy không được ngoái đầu lại. Vì không nó sẽ chậm lại. Salva cúi thấp đầu xuống và chạy. Nó chạy miết tới khi không còn hơi để chạy nữa. Nó lê từng bước. Liên tục như vậy trong mấy giờ đồng hồ cho tới khi mặt trời gần tắt hẳn. Đi cùng nó còn rất nhiều người nữa. Nhiều đến mức mà nó chắc rằng nguyên làng, nơi có trường nó học, cũng không thể nhiều người đến vậy. Hẳn là toàn bộ số người của cả vùng đất này đang cùng di tản. Vừa đi, những ý nghĩ miên man cứ hiện lên trong đầu Salva theo từng nhịp bước. Mình đang đi đâu đây? Gia đình mình đâu? Liệu mình có còn được gặp lại gia đình không? Đoàn người dừng lại khi trời tối hẳn không còn nhìn thấy lối đi nữa. Ban đầu họ đứng tản mát, thi thoảng có vài tiếng rì rầm, nhưng phần lớn đều lặng im trong sợ hãi. Một lát sau, vài người đàn ông trung niên túm tụm lại bàn bạc gì với nhau rồi một người nói lớn, “Bà con, hãy đứng cùng với người làng mình. Bà con sẽ tìm thấy người quen.” Salva đi vòng quanh tới lúc nghe thấy tiếng gọi “Loun-Ariik! Ai người làng Loun-Ariik tới đây nào!” Salva thấy người nhẹ bẫng. Đó là người làng nó. Nó vội vàng đi theo tiếng gọi. Khoảng hơn chục người đứng thành một nhóm bên lề đường. Salva liếc qua từng khuôn mặt. Chẳng có ai trong gia đình nó cả. Nó chỉ nhận ra vài người – một người mẹ bồng con, hai người đàn ông, một bạn gái chừng tuổi nó – nhưng chẳng biết rõ ai cả. Dầu sao thì nhìn thấy những gương mặt quen cũng dễ chịu lắm rồi. Cả đoàn người qua đêm đó ven đường, những người đàn ông trong đoàn thay phiên nhau thức để canh gác. Sáng hôm sau, đoàn người lại tiếp tục lên đường. Salva đi giữa đoàn với mấy người lớn cùng làng với nó. Đến đầu giờ chiều thì nó nhìn thấy một toán lính ở phía trước. Trong đoàn có người nói khẽ, “Phiến quân đấy!” Phiến quân là những người đang chống lại chính phủ. Salva đi ngang qua mấy binh sĩ đang đứng ven đường. Mỗi người mang một khẩu súng lớn. Súng của họ không chĩa về đám đông nhưng trông vẫn rất dữ tợn và đề phòng. Một vài phiến quân nhập vào đoàn người, lặng lẽ đi phía sau. Giờ thì cả đoàn người đã bị bao vây. Không biết chúng sẽ làm gì đây? Gia đình mình đâu rồi? Cuối ngày, cả đoàn người đi tới một doanh trại của phiến quân. Đám lính ra lệnh cho họ chia thành hai nhóm – đàn ông vào một nhóm và nhóm còn lại gồm trẻ em, người già và phụ nữ. Các cậu tuổi teen có vẻ được xem là đàn ông rồi dù chỉ lớn hơn Salva một chút, và phải đứng vào nhóm một. Salva thoáng chút lưỡng lự. Nó mới mười một tuổi nhưng xuất thân từ một gia đình quyền quý. Tên nó là Salva Mawien Dut Ariik sống ở ngôi làng được đặt tên theo tên ông nội nó. Bố nó luôn dạy nó phải hành xử như một người đàn ông – để noi theo các anh trai và làm gương cho thằng Kuol. Salva bước mấy bước lại phía mấy chú, mấy bác. “Này!” Một tên lính tiến về phía Salva và tay giơ súng lên. Salva sợ điếng người. Nó chỉ nhìn thấy họng súng đen ngòm đang chĩa thẳng vào mặt. Đầu súng đã chạm hẳn vào cằm nó. Salva cảm thấy như hai đầu gối nhũn ra. Nó nhắm tịt mắt lại. Nếu chết bây giờ, mình sẽ không bao giờ được gặp lại gia đình nữa. Ở chừng mực nào đó, ý nghĩ này đã giúp nó đủ mạnh mẽ để khỏi đổ gục xuống vì sợ. Nó hít một hơi dài rồi mở mắt ra. Tên lính chỉ cầm súng một tay thôi. Hắn không ngắm bắn mà chỉ dùng nòng súng nâng cằm nó lên hòng nhìn cho rõ mặt. “Ra đằng kia đi,” tên lính nói. Hắn đưa khẩu súng chỉ về phía nhóm phụ nữ và trẻ em. “Mày chưa đủ tuổi đâu nhóc. Cứ từ từ!” Hắn cười hềnh hệch và vỗ vai Salva. Salva đành lon ton đi sang gia nhập nhóm phụ nữ. Sáng hôm sau, phiến quân lại tiếp tục di chuyển. Chúng bắt những người đàn ông phải khuân vác nào súng nhỏ, nào súng lớn, nào đạn dược, nào thiết bị thông tin. Salva nhìn thấy một người đàn ông có vẻ như không muốn đi cùng phiến quân. Ngay lập tức người này bị một tên lính dùng báng súng đánh thẳng vào mặt, ngã lăn xuống đất và máu chảy đầm đìa. Kể từ đó, chẳng ai còn dám chống đối nữa. Những người đàn ông phải oằn vai mang vác đồ đạc và rời doanh trại. Những người còn lại cũng lục đục lên đường. Nhưng họ đi theo hướng ngược lại với đám phiến quân, vì phiến quân đi đến đâu thì chắc chắn có chiến sự xảy ra ở đó. Salva đi cùng nhóm người làng Loun-Ariik. Nhưng giờ còn ít người hơn vì những người đàn ông đã bị phiến quân bắt đi theo. Trừ mấy đứa sơ sinh, Salva giờ là đứa trẻ con duy nhất trong nhóm. Tối hôm đó, đoàn người trú tạm trong một cái chuồng bò. Salva trở mình liên tục trong đám cỏ ngứa ngáy. Mình đang đi đâu đây? Gia đình mình đâu? Khi nào thì được đoàn tụ? Nó phải nằm rất lâu mới ngủ được. ... Ngay cả khi chưa tỉnh ngủ hẳn, Salva đã cảm thấy bất ổn. Nó nằm im, mắt nhắm tịt, cố nghe ngóng xem điều gì xảy ra. Cuối cùng, nó cũng ngồi dậy và mở mắt. Chẳng còn ai trong chuồng bò. Salva đứng bật dậy, nhanh đến nỗi cảm thấy hơi chóng mặt. Nó chạy vội ra cửa và nhìn quanh. Không có ai. Tuyệt nhiên không một bóng người. Họ đã bỏ cả đi. Chỉ còn nó bơ vơ một mình. (Trích đoạn cuốn sách) |
Tình Lê
Kết hợp những ưu điểm tuyệt vời của cả truyện cổ tích và dòng sách tương tác, Truyện cổ tích hình nổi không chỉ đơn thuần là sách mà còn là món “đồ chơi tri thức” đầy sáng tạo.
" alt=""/>Câu chuyện có thật về cậu bé 11 tuổi tạo nên điều kỳ diệuBộ GTVT muốn việc dán thẻ ETC là thủ tục bắt buộc trong quá trình đăng kiểm xe ô tô. Ảnh: Đình Vũ.
Về cơ bản, nhiều tài cho rằng thẻ ETC trên ôtô thực chất không liên quan đến an toàn kỹ thuật khi di chuyển trên đường. Đồng thời, các ý kiến cho rằng sử dụng đường cao tốc hay các công trình BOT giao thông cũng thuộc về nhu cầu cá nhân, không phải là hạng mục bắt buộc như phí bảo trì đường bộ.
“Một bên là tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ, bên còn lại là dịch vụ, tức người dùng có quyền chọn lựa. Tôi không hiểu sao lại gộp chung vào làm một”, chị Mai Thanh - một tài xế tại Hà Nội - băn khoăn.
Nhiều người cho rằng ôtô của gia đình nằm ở khu vực ngoại thành, di chuyển không nhiều và không có nhu cầu đi cao tốc hay sử dụng các dịch vụ BOT.
“Chú tôi có chiếc Camry mua từ năm 2010, đến nay mới đi được khoảng 6.000 km. Mỗi lần sử dụng chỉ lái trong phạm vi 10 km và chưa bao giờ đi cao tốc. Không lẽ lần sau đi đăng kiểm, chú tôi cũng phải mất 120.000 đồng dán thẻ ETC”, anh Ngọc Bắc (Hà Nội) chia sẻ.
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến đồng tình với đề xuất nói trên của Bộ GTVT.
Anh Hải Đăng (TP.HCM) cho biết cốt lõi vấn đề nằm ở mục tiêu đồng bộ hạ tầng cũng như phương tiện.
“Khi triển khai thu phí không dừng, mục đích sau cùng là di chuyển nhanh qua trạm, chiết giảm thời gian cho những thao tác trao đổi thẻ - tiền. Nếu chỉ vì một vài ôtô chưa đồng bộ mà làm chậm dòng xe thì chức năng này không còn hiệu quả”, anh Hải Đăng nhận định.
![]() |
Nhiều tài xế cho rằng việc bắt buộc dán thẻ khi đăng kiểm là cần thiết để dòng xe qua trạm được thông suốt. Ảnh: Việt Linh. |
Đồng tình với quan điểm trên, anh Hồng Phước (Đồng Nai) cho rằng việc dán thẻ ETC sẽ hỗ trợ nhiều trong những trường hợp đột xuất và khó lường trước.
“Cứ cho rằng chủ xe không thường di chuyển trên cao tốc hay qua những trạm BOT nên có lý do để từ chối dán thẻ ETC. Nhưng nếu đột xuất có việc cần di chuyển, những chiếc thẻ ETC được dán trên xe kết nối với tài khoản còn tiền sẽ giúp việc đi qua trạm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn”, anh Phước chia sẻ.
Từ góc nhìn của những người phản đối, họ cho rằng mức chi phí 120.000 đồng/lần dán thẻ ETC hiện tại là khá cao.
“Giả sử tôi hoàn toàn không có nhu cầu dùng dịch vụ thu phí không dừng nhưng vẫn bị buộc phải dán thẻ ETC mới cho đăng kiểm, nghĩa là đã mất 120.000 đồng cho lần dán đầu tiên. Chưa kể keo dán có thể bị bong ra, rồi lại phải mất thêm khoản phí đó một lần nữa”, anh Minh Đức (TP.HCM) băn khoăn.
Theo tìm hiểu của Zing, mức giá 120.000 đồng/lần dán thẻ đã đưa Việt Nam vào những nước có giá thẻ ETC sử dụng công nghệ RFID đắt nhất thế giới.
“Chưa kể, tôi còn phải mất thời gian để đưa xe đến nơi dán thẻ vì công ty đã không còn hỗ trợ dán thẻ tận nhà”, anh Minh Đức chia sẻ.
![]() |
Cả nước hiện còn khoảng 400.000 phương tiện có nhu cầu nhưng chưa dán thẻ ETC. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Về đề xuất dán thẻ định danh ETC là thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cục Đăng kiểm được yêu cầu có báo cáo tới Bộ GTVT trước ngày 30/8.
Cả hai đơn vị là VETC và VDTC đều đã đưa ra thông báo ngưng dán thẻ miễn phí cho khách hàng. VETC ra thông báo vào ngày 6/8, còn VDTC đã thu phí 120.000 đồng/lần dán thẻ ePass từ ngày 25/7.
Từ ngày 1/8, 10 cao tốc trên cả nước bắt đầu thu phí tự động không dừng toàn tuyến và bỏ làn thu phí hỗn hợp. Trong khi đó, các trạm BOT trên quốc lộ sẽ rút gọn số lượng làn thu phí hỗn hợp về một làn duy nhất.
Chủ xe ôtô sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng nếu đi vào làn không dừng mà không sử dụng dịch vụ ETC.
Hiện cả hai doanh nghiệp là VDTC và VETC thống kê đã dán thẻ ETC cho tổng cộng hơn 3,6 triệu phương tiện. Theo ước tính, cả nước còn khoảng 400.000 phương tiện có nhu cầu nhưng chưa dán thẻ ETC. Các doanh nghiệp ước tính sẽ hoàn thành việc dán thẻ trong tháng 12.
" alt=""/>Tài xế băn khoăn trước đề xuất dán thẻ ETC bắt buộc khi đăng kiểm