JohnForbes Nash Jr.,àtoánhọccủaMộttâmhồnđẹpquađờivìtainạtin tức 24 nhà toán học được giải Nobel kinh tế học, nguyên mẫucủa bộ phim "Một tâm hồn đẹp" đã qua đời trong vụ tai nạn xe hơi.
JohnForbes Nash Jr.,àtoánhọccủaMộttâmhồnđẹpquađờivìtainạtin tức 24 nhà toán học được giải Nobel kinh tế học, nguyên mẫucủa bộ phim "Một tâm hồn đẹp" đã qua đời trong vụ tai nạn xe hơi.
Kết quả kinh doanh ngày càng bi đát
Sau khi Mỹ một lần nữa thắt chặt các hạn chế xuất khẩu công nghệ Mỹ sang Trung Quốc, các công ty Trung Quốc mất cơ hội mua ngay cả những phiên bản “cắt giảm” các dòng GPU phổ biến của Nvidia – H800 và A800. Điều đó khiến Biren có lý do để kỳ vọng thành công, do nhu cầu về GPU tại thị trường nội địa ngày càng tăng.
Biren là một trong những nhà phát triển GPU có khả năng cạnh tranh nhất của Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Các mẫu GPU hiện tại của Biren là HPC BR100 và BR104 có thể cạnh tranh trực tiếp với các dòng sản phẩm A100 và H100 của Nvidia trong một số tác vụ nhất định.
Tháng 12/2023, Biren đã huy động được 2 tỷ nhân dân tệ (280 triệu USD) từ một nhà đầu tư giấu tên để tiếp tục triển khai các kế hoạch kinh doanh tiếp theo. Công ty cũng có kế hoạch huy động thêm vốn thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông.
Tuy nhiên, việc Xu Lingjie từ chức mới đây là dấu hiệu cho thấy hy vọng của ban lãnh đạo công ty hoặc các nhà đầu tư đã không thành hiện thực và ngay cả “cha đẻ” của Biren cũng không còn tin vào thành công.
Trong khi đó, Nvidia đang mở rộng hoạt động sang thị trường Ấn Độ. Khách hàng của Nvidia bao gồm Tata Group, Reliance Industries và gã khổng lồ đám mây Yotta.
Một nhà phát triển chip nổi tiếng khác của Trung Quốc, Cambricon, cũng đang đối mặt với kết quả kinh doanh bi đát. Công ty đã thua lỗ suốt 7 năm qua và vốn hóa thị trường đã giảm gần 50% kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải vào năm 2020.
Giống như Biren, các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng mang tính hủy diệt đối với Cambricon. Vào tháng 8/2023, Singgo, một công ty con của Cambricon, phát đi tín hiệu xấu liên quan đến quá trình phát triển dòng chip SD5223 được thiết kế cho xe tự lái cấp 4.
Những khó khăn nghiêm trọng của Cambricon bắt đầu sau khi một trong những đối tác quan trọng nhất, gã khổng lồ công nghệ Huawei, từ chối các dịch vụ của công ty do chuyển sang phát triển chip nội bộ.
Việc sa thải hàng loạt nhân viên mà Cambricon thực hiện vào năm 2023, liên quan trực tiếp đến các vấn đề tài chính, không phải là một tín hiệu tích cực đối với các nhà đầu tư của công ty.
Trường hợp Biren và Cambricon là minh chứng cho những thách thức mà các công ty trong ngành chip của Trung Quốc đang phải đối mặt. Thành công ban đầu và việc sở hữu những kết quả nghiên cứu đột phá không đảm bảo cho thành công lâu dài.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, với khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế, việc duy trì tăng trưởng kinh doanh là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Biren và Cambricon chắc chắn không phải là những đại diện duy nhất của ngành chip ở Trung Quốc. Mặc dù Huawei đã đạt được một số thành công trong việc phát triển chip nhờ các khoản tài chính hào phóng của nhà nước, nhưng nhiều công ty tham gia phát triển và sản xuất chip khác đang rơi vào tình trạng khó khăn.
Theo số liệu thống kê chính thức, trong năm 2023, gần 11.000 công ty tham gia phát triển hoặc sản xuất mạch tích hợp ở Trung Quốc đã đóng cửa.
(theo CNews)
Tuy nhiên, nhiều sinh viên cho biết, vì gia đình không bị ảnh hưởng nặng do mưa lũ nên các em đã đề nghị tập trung sự hỗ trợ cho các sinh viên khác khó khăn hơn.
Bên cạnh việc hỗ trợ học phí, để góp phần chia sẻ với những khó khăn của người dân miền Trung, trước đó, các cán bộ viên chức công đoàn trường cũng đã triển khai nhiều đợt quyên góp, ủng hộ.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nộicũng đã quyết định hỗ trợ trực tiếp cho các sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, lũ lụt với các mức hỗ trợ tương đương miễn 100% hoặc 50% mức học phí hệ chuẩn học kỳ 1.
Hiện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đang thống kê sơ bộ số lượng sinh viên có gia đình ở các tỉnh ở khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Nhà trường cũng đã gửi thư điện tử để các em sinh viên đăng ký thông tin.
Theo số liệu thống kê hiện tại, nhà trường có khoảng 100 sinh viên thuộc diện gia đình gặp khó khăn đang bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, lũ lụt.
Còn tại Trường ĐH Thương mại, ban lãnh đạo nhà trường cũng quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên miền Trung đang chịu thiệt hại nghiêm trọng bởi lũ lụt với số tiền là 10 triệu đồng.
Nhà trường cho biết, đây là mức hỗ trợ ban đầu của trường với hy vọng có thể giúp các em vượt qua được khó khăn trước mắt. Nhà trường sẽ tiếp tục kêu gọi các hình thức hỗ trợ khác trong thời gian tới để hỗ trợ sinh viên và người dân vùng lũ.
Có hàng trăm sinh viên đến từ các tỉnh miền Trung, Trường ĐH Thủy Lợicũng quyết định sẽ triển khai việc hỗ trợ trực tiếp như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các sinh viên có gia đình chịu ảnh hưởng của thiên tai trong thời gian qua. Ngoài ra, nhà trường cũng triển khai các hoạt động chia sẻ, tổ chức ủng hộ, quyên góp khác nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ, trong đó có gia đình các sinh viên nhà trường.
Trường ĐH Giao thông Vận tảicũng đang rà soát danh sách sinh viên các tỉnh miền Trung đang theo học tại trường để có chính sách hỗ trợ kịp thời. Sau khi có số liệu thống kê, nhà trường sẽ đưa ra phương án hỗ trợ cụ thể để chia sẻ gánh nặng với gia đình sinh viên, động viên tinh thần giúp sinh viên yên tâm học tập.
Một người dân ở Quảng Bình ngồi trên mái nhà chờ ứng cứu. (Ảnh: Trương Thanh Tùng)
Không chỉ tại Hà Nội, nhiều trường đại học khu vực TP.HCM cũng đồng loạt đưa ra chính sách hỗ trợ chi phí cho sinh viên các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ.
Mới đây, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCMđã đưa ra thông báo về việc hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt.
Theo đó, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, nhà trường sẽ xem xét giảm 25%, 50% hoặc 100% học phí học kỳ 1. Điều này nhằm động viên kịp thời và tạo điều kiện cho sinh viên an tâm học tập.
TạiTrường ĐH Kinh tế TP.HCM, trước ngày 3/11, nhà trường cũng sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký hỗ trợ của sinh viên có gia đình khó khăn, bị ảnh hưởng trực tiếp do lũ lụt năm nay. Sau đó, nhà trường sẽ xem xét hỗ trợ 50% học phí học kỳ cuối dựa trên mức học phí chương trình đại trà.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCMcũng đang lập danh sách số sinh viên ở các tỉnh miền Trung có gia đình bị thiệt hại do bão lũ để hỗ trợ giảm 50% học phí. Dự kiến, tổng số tiền học phí miễn giảm cho đối tượng này lên đến 3 tỷ đồng.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCMdự định sẽ hỗ trợ 250 suất học bổng (1 triệu đồng/ suất) cho sinh viên có cha, mẹ hoặc người giám hộ ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt. Thời gian nhà trường nhận nộp hồ sơ đến hết ngày 5/11.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM,nhà trường cũng đã thống kê những tân sinh viên đến từ vùng bị bão lũ bị ảnh hưởng nặng để có phương án hỗ trợ kịp thời. Như mọi năm, trường sẽ hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và học giỏi theo các tiêu chí của nhà tài trợ.
Tuy nhiên năm nay, trong thời điểm này, nhà trường sẽ ưu tiên các sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lụt ở miền Trung trước. Qũy học bổng nhà trường dự kiến sẽ trao cho hai đối tượng này khoảng 700 triệu đồng.
Thúy Nga
Trong những ngày miền Trung mưa lớn, gây ngập sâu nhiều vùng, hiệu trưởng và nhiều thầy cô giáo của Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế đã chèo đò đến tiếp tế lương thực cho sinh viên đang bị cô lập vì mưa lũ.
" alt=""/>Nhiều trường đại học hỗ trợ 50