

Sao Việt 23/1: NSND Minh Hằng (phải) ngồi cà phê với bạn. Ngoại hình của nữ nghệ sĩ khiến nhiều người bất ngờ bởi ở tuổi 63 vẫn rất trẻ trung với tóc tém, nhuộm bạch kim.









=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Ngân An

Sao Việt 23/1: NSND Minh Hằng (phải) ngồi cà phê với bạn. Ngoại hình của nữ nghệ sĩ khiến nhiều người bất ngờ bởi ở tuổi 63 vẫn rất trẻ trung với tóc tém, nhuộm bạch kim.
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Ngân An
Số liệu thống kê từ Hệ thống giám sát, đo lường của Bộ TT&TT cũng cho hay, tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/5, về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến, ở khối bộ, ngành, 3 Bộ NN&PTNT, Ngoại giao, KH&ĐT có tỷ lệ dịch vụ công phát sinh hồ sơ cao nhất. Còn với khối địa phương, 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ tiêu này lần lượt là Phú Thọ, Lai Châu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Khánh Hòa.
Về tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến, 3 bộ có tỷ lệ cao nhất gồm Ngoại giao, Nội vụ, GD&ĐT. Top 5 địa phương dẫn đầu về tỷ lệ này trong 5 tháng đầu năm nay lần lượt là Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ và Đà Nẵng.
![]() |
Tuy nhiên, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, vấn đề lớn nhất hiện nay là hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao. Mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số là 80% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và 50% hồ sơ được xử lý trực tuyến.
Thực tế, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo sát sao, Bộ TT&TT liên tục đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ cũng như đề xuất các giải pháp thúc đẩy; song đến hết tháng 5/2022, tính trung bình trên cả nước, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ mới đạt khoảng 30%, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mới đạt khoảng 32%. “Nếu không có những giải pháp căn cơ, quyết liệt, mục tiêu đặt ra rất khó đạt được”, Bộ TT&TT nhấn mạnh.
![]() |
Bộ TT&TT chỉ rõ, để cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, cơ quan nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, trải nghiệm của người dân (Ảnh minh họa) |
Theo Bộ TT&TT, để cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, cơ quan nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, trải nghiệm của người dân. Người dân chỉ sử dụng dịch vụ công trực tuyến khi được tiếp cận dịch vụ dễ dàng, khi có kỹ năng, thiết bị, có động lực sử dụng.
Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan nhà nước cần thực hiện ngay việc rà soát các thủ tục hành chính và các điều kiện bảo đảm để cung cấp trực tuyến mức độ 4 các thủ tục hành chính đủ điều kiện, tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đồng thời giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, như là tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến.
Cùng với đó, cơ quan nhà nước cũng cần tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân dễ dàng truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, như là kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để giảm thiểu giấy tờ, người dân chỉ phải cung cấp dữ liệu một lần khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; có các chính sách để thực sự khuyến khích, tạo động lực cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân, để người dân chủ động, tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Vân Anh
Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, tỉnh khẩn trương hoàn thành dứt điểm, có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án 06.
" alt=""/>Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ mới chỉ đạt 30%Apple giới thiệu MacBook Air 2022 trong sự kiện WWDC ngày 6/6. Đây là một trong số ít phần cứng có mặt tại WWDC năm nay. Ngay lập tức, máy tính xách tay của Apple gây ấn tượng với cộng đồng công nghệ nhờ chip M2 mạnh mẽ, thiết kế nhỏ hơn, nhẹ hơn, màn hình sáng hơn và to hơn, cùng webcam 1080p sắc nét hơn. Dựa trên các cập nhật mới sẽ đến trong hệ điều hành macOS 13 Ventura cuối năm nay, MacBook Air 2022 dễ dàng nằm trong danh sách các laptop tốt nhất năm.
Dù vậy, MacBook Air 2022 lại thiếu một tính năng vô cùng hữu ích với người dùng. Tương tự MacBook Air 2020 dùng chip M1, thiết bị chỉ hỗ trợ một màn hình ngoài 6K tần số quét 60Hz. Để so sánh, MacBook Pro 14 inch và 16 inch ra mắt năm 2021 có thể kết nối 2 đến 4 màn hình như vậy, dựa vào việc chúng trang bị chip M1 Pro hay M1 Max.
Chip M2 không mạnh như M1 Pro và M1 Max, song việc MacBook Air 2022 có thiếu sót như trên vẫn khá thất vọng. Một số laptop Windows như Dell XPS 13 hay HP Spectre x360 hỗ trợ hai màn hình ngoài.
MacBook Air vốn được đánh giá tốt vì hiệu suất đủ dùng cho những công việc hàng ngày, trong khi lại nhẹ và tiết kiệm điện năng để hoạt động cả ngày mà không lo hết pin. Theo TomsGuide, MacBook Air 2022 dường như sẽ tiếp nối truyền thống này.
Thiết bị có giá khởi điểm 1.199 USD, sử dụng cổng sạc MagSaffe, hỗ trợ sạc nhanh qua bộ sạc 67W mà Apple tuyên bố là sạc 50% chỉ trong 30 phút. Màn hình 13.6 inch có viền mỏng hơn, độ sáng tối đa 500nit, sáng hơn 25% so với trước. Camera 1080p gấp đôi độ phân giải so với camera cũ. Apple cũng hứa hẹn có thể xem video 18 tiếng liên tục.
Du Lam (Theo Tomsguide)
Tại WWDC 2022, Apple trình làng MacBook Air hoàn toàn mới, sử dụng chip M2 vừa được giới thiệu. MacBook Pro 13 inch cũng được dùng chip mới.
" alt=""/>MacBook Air 2022: Khi ‘quái vật’ cũng có điểm yếu(Theo Trần Khải/ Phụ Nữ Online)
" alt=""/>8 điều bạn nên làm để hạnh phúc hơn trước thềm năm mới