
Chiều và tối 20/12 Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội đã tổ chức Ngày Văn hoá Quốc tế đón chào Noel và năm mới 2013.
Sinh viên của khoa cùng các sinh viên đến từ các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Cuba, Lào, Ucraina, Séc, Mông Cổ, Ba Lan đã cùng nhau tham gia chương trình ẩm thực buổi chiều và văn nghệ buổi tối.
11 gian hàng với các món ăn truyền thống đã được sinh viên mang tới để giới thiệu về văn hóa ẩm thực mỗi quốc gia.
Các gian ẩm thực đều được ban chấm giải trao các loại giải thưởng khác nhau như, món ăn bán chạy nhất, món ăn ngon nhất, trang trí đẹp nhất…
Sau thời gian dành cho ẩm thực, mọi người lại cùng nhau tham gia chương trình văn nghệ. Các sinh viên Việt Nam, Nhật Bản, Mông Cổ, Ucraina… đều có những tiết mục văn nghệ đặc sắc, nhận được nhiều tràng vỗ tay tán thưởng của khán giả.
Đây là một hoạt động đã trở thành thông lệ ở Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt trước khi các sinh viên bước vào kì nghỉ Noel và năm mới, góp phần giúp cho sinh viên có cơ hội giao lưu và hiểu biết về con người, truyền thống văn hóa các quốc gia trên thế giới.
Một vài hình ảnh của chương trình Ngày hội văn hóa quốc tế vừa diễn ra tối 20/12:
![]() |
Các bạn sinh viên thể hiện nghệ thuật viết thư pháp. |
Thông tin với ICTnews về kết quả sơ bộ sau 10 ngày phần thi chính thức được triển khai, Ban tổ chức cho biết, bước đầu cuộc thi đã nhận sự được sự ủng hộ nhiệt tình các Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT và sự hưởng ứng của các trường, các em học sinh.
Theo thống kê, tính đến 20h ngày 12/3, tổng số thí sinh dự thi chính thức là 309.624 học sinh của 4.511 trường THCS tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, Top 10 địa phương có thí sinh dự thi đông nhất lần lượt là Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Yên Bái.
Bên cạnh đó, các kênh truyền thông, mạng xã hội, hệ thống mạng lưới của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại Việt Nam đã tích cực tuyên truyền cho cuộc thi. Ban tổ chức cũng triển khai liên tục các hoạt động truyền thông, đồng thời tổ chức các kênh hỗ trợ thí sinh dự thi một cách hiệu quả (4 kênh hỗ trợ 14 giờ/ngày và 7 ngày/ tuần).
Tại nhiều địa phương, cuộc thi đã được phổ biến sâu rộng, thu hút đông đảo học sinh tham gia như Hà Nôi, Bắc Ninh, Thái nguyên, Quảng Ninh, Yên Bái… Tuy nhiên, còn một số địa phương có ít học sinh tham gia như: Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nam, Lào Cai, Tây Ninh…
Các lỗi thí sinh thường gặp trong quá trình thi
Thời gian qua, các tình huống dễ xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký, đăng nhập hệ thống thi trực tuyến cũng được Ban tổ chức kịp thời thông báo để thí sinh rút kinh nghiệm.
Một trong những lỗi thường gặp là quên mật khẩu khi đăng ký tài khoản. Ban tổ chức nhắc nhở các thí sinh cần nhớ tên và mật khẩu đăng nhập hệ thống của mình. Với “thông báo tài khoản đã có người sử dụng khi đăng ký”, thí sinh cần lưu ý tên đăng nhập không được trùng với tên đăng nhập của các tài khoản đã đăng ký trước. Khi hệ thống báo lỗi trên, cần thay đổi tên đăng nhập khác.
Một số máy tính bị gạch đỏ ở chữ https trên thanh địa chỉ của trình duyệt và trang web thi không hiển thị nút Đăng nhập/ Đăng ký, nguyên nhân do máy tính đã lâu không được cập nhật các bản vá của hệ điều hành (ví dụ Windows 7 trở về trước) nên không nhận ra chứng chỉ bảo mật ssl của web thi. Thí sinh cần xem hướng dẫn cập nhật ssl trong phần hướng dẫn đăng ký của Ban tổ chức.
Hay với tình huống thí sinh vừa vào thi thì hệ thống thông báo đã hết giờ làm bài, Ban tổ chức hướng dẫn thí sinh kiểm tra lại ngày giờ trên thiết bị, nếu ngày giờ hiển thị đúng mà vẫn gặp lỗi trên thì liên hệ Ban tổ chức để được hỗ trợ. Trường hợp đang làm bài thi, bị thoát ra khỏi trình duyệt hoặc bị ngắt kết nối mạng, thí sinh có thể vào lại và tiếp tục làm bài vì hệ thống đã lưu bài thi.
Cuộc thi trực tuyến “Học sinh với an toàn thông tin” năm 2022 được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khởi động tổ chức từ tháng 6/2021 và dự kiến kết thúc trong tháng 4. Là cuộc thi dành cho đối tượng học sinh THCS trên toàn quốc, “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 nhằm tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh, phụ huynh; Tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.
VNISA dự kiến sẽ duy trì thường niên cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin”, đưa cuộc thi này trở thành một phần trong chuỗi hoạt động Ngày an toàn thông tin Việt Nam.
Vân Anh
Thời điểm hiện tại, các thí sinh THCS trên cả nước đã có thực hiện bài thi chính thức trên hệ thống thi trực tuyến của cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022.
" alt=""/>Cả nước đã có gần 310.000 học sinh thi kiến thức an toàn thông tin