Năm 27 tuổi, ông Cự được nghỉ phép 2 tháng về thăm gia đình. Nhân dịp này, cha mẹ sắp xếp cho ông xem mắt cô hàng xóm năm xưa. Lúc này, bà Phương còn đang đi học ở Vĩnh Phú (ngày nay là Vĩnh Phúc, Phú Thọ).
Bao năm xa cách đằng đẵng, cả hai đều rất hồi hộp, không biết “cô bé, cậu bé” ngày trước bây giờ ra sao. Không ngờ ở lần đầu hội ngộ, ông bà nhanh chóng cảm mến nhau.
Ông Cự kể: “Bước đầu, chúng tôi gặp nhau thì nhìn đã có cảm tình rồi, không ngờ cô Phương ngày xưa nay càng đẹp ra”.
“Cả hai có trò chuyện với nhau được một lúc nhưng cũng không được bao nhiêu. Quá trình tìm hiểu của chúng tôi đúng chất người lính: chớp nhoáng, đánh nhanh rút gọn”, ông nói thêm.
Ngay sau đó, gia đình đặt vấn đề xin nhà trường cho bà Phương nghỉ phép để lo tổ chức đám cưới.
“Hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, chúng tôi không có thời gian gặp gỡ hẹn hò, thậm chí chưa từng nắm tay, chưa có tình yêu thì đã kết hôn. Thế nhưng, ngày xưa tôi thích bộ đội lắm, thấy ông ấy đẹp trai nên cũng mê luôn”, bà Phương bẽn lẽn chia sẻ.
Hai tháng nghỉ phép của ông Cự kết thúc, những ngày mật ngọt hôn nhân cũng đành phải gác lại. Ngày tiễn chồng trở lại chiến trường, bà Phương khóc mấy đêm liền ướt đẫm chiếc khăn mùi xoa.
Lần tham gia kháng chiến này, ông Cự đi biền biệt tận 6 năm trời. Trong suốt khoảng thời gian xa cách ấy, bà Phương vẫn một lòng nghĩ về người chồng đang ở phương xa.
Bà chưa từng hối hận, oán trách mà vẫn luôn nuôi hy vọng về một tương lai đoàn viên.
6 năm biền biệt mới được gặp lại
Đến năm 1980, khi được chuyển công tác về TP.HCM, ông Cự liền vội ra Bưu điện TP.HCM báo tin và gọi vợ vào đoàn tụ. Cả hai được sum họp bên nhau khoảng 3 tháng.
Sau thời gian quấn quýt bên nhau, cả hai lại mỗi người một ngả. Vài tháng sau, ông Cự nhận được thư báo mang thai của vợ. Tay cầm bức thư, ông nhảy cẫng lên như một đứa trẻ.
Lúc bà Phương sinh con, ông Cự không được về thăm. Niềm vui có con đầu lòng xen lẫn sự hồi hộp, xót xa thương vợ một mình vượt cạn cứ se thắt lòng ông.
Từ khi có con, sau những ngày ác liệt trên chiến trường, ông Cự thường tự tay làm chà bông, lấy mật ong… nhờ đồng đội gửi về cho vợ.
Những đêm trăng sáng trên đất Campuchia, ông khắc khoải mong ngóng, tự đặt câu hỏi không biết bây giờ vợ con đang làm gì.
Mỗi lần về thăm nhà, ông lại càng xót xa khi tận mắt nhìn thấy cảnh sống cực khổ của vợ con.
Ông Cự nghẹn ngào: “Lúc đi Campuchia về, con trai lớn kể lại với tôi: “Bố ơi, lúc bố đi vắng, ở nhà mẹ cho con ăn toàn tép khô, rách cả mồm”. Nghe vậy tôi nói là do hoàn cảnh khó khăn, chứ không phải lỗi do mẹ các con”.
Bà Phương cũng xúc động chia sẻ: “Thời đó đâu có gạo, lương chỉ có mấy chục đồng, có cơm thì nhường cho con, đi làm về ăn mấy củ khoai chứ có cơm đâu mà ăn”.
“Nhiều khi cũng tủi thân, người ta có vợ có chồng no đủ, chồng mình lại suốt ngày đi xa, con thì bé. Mình vừa thương con, cũng lại thương cả chồng rồi thương bản thân mình luôn”, bà nói thêm.
Hoà bình lập lại cũng là khoảng thời gian ông bà bù đắp cho những thiếu thốn đã qua. Năm 1988, ông Cự đón vợ con vào TP.HCM sinh sống. Bà Phương cũng nhanh chóng xin được việc làm ở Bệnh viện Da Liễu, TP.HCM.
Từ thời điểm đó, vợ chồng ông Cự bắt đầu kề vai sát cánh, nắm tay nhau đi suốt những năm tháng còn lại.
Những lúc xa nhà, ông Cự thường viết nhật ký và làm thơ để thỏa nỗi nhớ vợ con. Trong số đó, ông sáng tác bài thơ Vợ tôi để thể hiện tình cảm của mình dành cho vợ suốt những ngày xa nhau.
Nghe ông Cự đọc bài thơ, bà Phương lại bồi hồi, cảm động. 45 năm kết hôn đủ ngọt bùi cay đắng, ông bà vẫn nắm tay nhau, minh chứng cho một tình yêu thủy chung.
Vịnh Nhi
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Thu Thảo, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Nam Đế xác nhận thực tế này.
Tuy nhiên, theo bà Thảo, việc bố trí này theo năng lực chuyên môn, bằng cấp giáo viên có và trong bối cảnh trường thiếu giáo viên nhằm để đảm bảo định mức về số tiết dạy và tránh lãng phí ngân sách khi thuê thêm giáo viên hợp đồng.
“Trong quyết định điều động và tiếp nhận của cô N.M.D ghi rõ vị trí nhận công tác là giáo viên tổng phụ trách, có trình độ chuyên môn về Công nghệ và Sư phạm Toán. Với một trường hạng 3 như trường chúng tôi thời điểm đó, giáo viên tổng phụ trách phải đảm nhiệm 50% số tiết theo quy định. Trong khi cô N.M.D có bằng đại học chuyên ngành Sư phạm Toán. Chưa kể, trước khi tôi về tiếp quản trường, hiệu trưởng tiền nhiệm cũng đã phân công cô N.M.D dạy Toán. Cô N.M.D cũng chứng minh năng lực khi trở thành giáo viên giỏi môn Toán cấp thành phố. Cô vẫn dạy cả Toán và Công nghệ, chứ không chỉ dạy mỗi Toán. Ngược lại, những giáo viên môn Toán được bố trí dạy môn Công nghệ sẽ dạy cả 2 môn này”, bà Thảo lý giải.
Theo bà Thảo, trường hợp 2 giáo viên B.T.B.D và N.T.T.L cũng tương tự.
“Cô B.D biên chế là giáo viên Tin học nhưng có văn bằng 2 hệ chính quy là Sư phạm Toán của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Cô B.D phải đảm bảo số tiết Tin học của toàn trường theo vị trí việc làm. Nhưng nếu trường thiếu giáo viên Toán, chúng tôi cũng tạo điều kiện để cô dạy 1 lớp. Năm nay, trường có thêm nhân sự dạy Toán, chúng tôi lại bố trí cô B.D dạy chính về Tin học. Còn cô T.L dù vị trí khi tuyển dụng là giáo viên môn Địa lý nhưng bằng tốt nghiệp cao đẳng của cô là ngành Văn-Địa, chưa kể hiện nay cô cũng có bằng cử nhân Văn.
Trong thời điểm thiếu nhân sự, chúng tôi suy nghĩ thay vì thuê thêm giáo viên hợp đồng, tại sao không sử dụng, bố trí nhân sự của trường vừa có đủ điều kiện về bằng cấp vừa có kinh nghiệm đứng lớp và chuyên môn đáp ứng (được tổ chuyên môn thừa nhận). Chúng tôi muốn tạo điều kiện cho giáo viên tâm huyết. Chưa kể các cô giáo cũng được phụ huynh, học sinh tin tưởng”, bà Thảo nói.
Cũng theo bà Thảo, đây cũng là lý do phân công giáo viên dạy Toán đi tập huấn Công nghệ, trong khi giáo viên Công nghệ đi tập huấn Toán nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho họ.
Trong đơn thư, nhóm giáo viên cũng nêu ý kiến về công tác quản lý học sinh, sắp xếp thời khóa biểu không phù hợp của Ban giám hiệu: "Giờ chính khoá dạy chiều, dạy thêm vào sáng. Chưa kể việc dạy tiếng Anh liên kết xen giữa buổi dẫn đến tình trạng học sinh không đăng ký phải lang thang, không người quản lý diễn ra nhiều năm”, đơn thư nêu.
Về điều này, bà Thảo cho hay: “Thời khóa biểu bố trí đảm bảo giáo viên đến trường dạy được nhiều lớp nhất. Các tiết tiếng Anh liên kết chủ yếu vào buổi chiều. Có 1-2 lớp do sắp xếp về nhân sự nên có tiết được đưa lên buổi sáng. Khi thực hiện chương trình dạy học 2 buổi/ngày thì việc có tiết chính khóa rơi vào buổi chiều không trái quy định".
“Tuy nhiên, năm học này, nhà trường không còn việc bố trí như vậy đối với việc dạy Tiếng Anh liên kết. Với những học sinh có nguyện vọng không học liên kết, chúng tôi tập trung các em về phòng thư viện và do nhân viên thư viện quản lý”, bà Thảo nói.
Bà Thảo cho hay, với tư cách người đứng đầu nhà trường, bà sẽ rút kinh nghiệm trong việc công khai các thông tin, tập trung dân chủ hơn trong hội đồng sư phạm.
Tôi có một chuyện rất khó chịu, không biết phải hiểu như thế nào. Tôi không biết bạn gái mất trinh hay chưa. Tôi mong chuyên mục cho tôi một lời khuyên!
Tôi năm nay 32 tuổi. Trước đây tôi cũng đã từng có bạn gái nhưng tình yêu chỉ diễn ra vài tháng là chia tay. Gần đây, em mới có bạn gái. Chúng em yêu nhau được khoảng 9 tháng rồi. Cô này còn khá trẻ, kém em 11 tuổi. Cô ấy nói chưa từng quan hệ với ai. Nhưng hôm vừa rồi, sau lần gần gũi, tôi cảm giác cô ấy không còn trong trắng như cô ấy nói.
Sau 9 tháng yêu nhau, cô ấy đồng ý cho tôi quan hệ. Khi gần gũi, tôi cảm thấy chuyện “vào ra” rất dễ dàng, không có chút khó khăn nào cả. Tôi cảm giác thấy cô ấy cũng rất hưng phấn. Nhưng cô ấy hoàn toàn không chảy máu và cũng không có việc cô khó khăn hay chặt chẽ khi quan hệ.
Liệu cảm giác của tôi có đúng không, bạn gái tôi có còn trong trắng không? Tôi không phải là người coi trọng chuyện trinh tiết nhưng tôi ghét việc nói dối. Mong chuyên mục phân tích giúp tôi hiểu rằng bạn gái tôi có còn trinh không? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Bạn đọc)
Trả lời:
Bạn thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc của mình về cho chuyên mục. Vấn đề của bạn, chuyên mục xin được giải đáp như sau:
![]() |
Cấu tạo ở mỗi bạn nữ khác nhau, nhất là khi cảm xúc của họ dành cho người một cách tự nguyện và chân thành thì nữ giới lại càng không có biểu hiện đau đớn, khó khăn như bạn nghĩ. (Ảnh minh họa) |
Nếu chỉ dựa vào cảm giác của bạn, trong khi bạn lại luôn ẩn chứa nỗi nghi ngờ như vậy thì thật không công bằng để đưa ra kết luận về việc bạn gái mất trinh. Khi đã quyết định tiến tới việc quan hệ tình dục trước hôn nhân có nghĩa là cả hai phải thực sự yêu thương và tin tưởng nhau. Vậy mà chỉ vì chút cảm giác của bạn mà kết luận bạn gái như vậy xem chừng như hơi tàn nhẫn.
Có những kiến thức bạn cần hiểu thêm về chuyện tình dục. Không phải cô gái nào trong lần đầu quan hệ tình dục cũng chảy máu hay có sự đau đớn. Bởi lẽ cấu tạo màng trinh của mỗi người khác nhau. Thêm vào đó, khi người yêu bạn hoàn toàn thoải mái, tin tưởng bạn, có nhiều cảm xúc khi gần gũi nên sự đàn hồi, co bóp tốt hơn vì vậy mà cô ấy ít đau đớn. Bạn gái bạn càng thoải mái thì khả năng xâm nhập vào của bạn càng dễ dàng hơn. Chính vì cô ấy tin tưởng bạn nên mới thả lòng cơ thể như vậy.
Nếu đã tin tưởng bạn gái để tiến tới chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân, nếu đã là người không quan trọng chuyện trinh tiết thì tốt nhất bạn không nên quy kết bạn gái mất trinh chỉ vì cảm giác của bạn được. Bạn cũng chỉ mới quan hệ, những cảm giác của bạn có thể không đúng. Hơn nữa, cấu tạo ở mỗi bạn nữ khác nhau, nhất là khi cảm xúc của họ dành cho người một cách tự nguyện và chân thành thì nữ giới lại càng không có biểu hiện đau đớn, khó khăn như bạn nghĩ.
Nếu đã không đủ lòng tin, lẽ ra ngay từ đầu bạn không nên vội vã tiến xa như vậy mà nên dành thời gian để tìm hiểu về quá khứ, tính cách và con người của cô ấy.
Hi vọng bạn có quyết định đúng đắn cho mình. Chúc bạn mạnh khỏe!
Ths. Bs Phạm Thị Vui
(Theo Khám phá)
" alt=""/>'Xâm nhập' dễ dàng, phải chăng bạn gái mất trinh?