![]() |
Phiên chợ sách xưa lần thứ 2 thu hút nhiều độc giả |
Tiếp nối thành công của phiên chợ sách xưa cuối năm 2016, Hội nhà sách cũ Hà Nội đã phối hợp với trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức phiên chợ sách xưa lần thứ 2 trong ngày 18-19/2 năm nay.
Phiên chợ mang đến cho độc giả nhiều ấn phẩm xưa quý hiếm, đa dạng về hình thức, chủng loại, giá rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng như sinh viên, học sinh…
![]() |
Các cuốn sách đều được bán với giá ưu đãi. |
Tại phiên chợ, độc giả có cơ hội tìm đến nhiều đầu sách hay và quý với đa dạng các thể loại từ sách văn học, sách lịch sử, triết học hay các loại sách thiếu nhi…. với mức giá rất rẻ, chỉ từ 5.000 đồng.
Phiên chợ đã thu hút đông đảo người dân Hà thành tham gia. Tại các gian hàng đều chật kín người vây quanh tìm sách cũng như tham quan. Đặc biệt tại phiên chợ, các bạn trẻ vô cùng hào hứng, thích thú khi được chiêm ngưỡng, cầm trên tay những cuốc sách xưa có tuổi đời lâu năm.
![]() |
Nhiều bạn trẻ đến từ sớm để có cơ hội tìm được sách quý. |
![]() |
Những đầu sách xưa hay và quý. |
Độc giả Nguyễn Phương Anh (sinh viên năm 3 Đại học Thương Mại) chia sẻ: “Đây là lần đầu mình đến với phiên chợ sách xưa, khác với những hội sách khác, phiên chợ sách xưa này mang đến cho mình cảm giác hoài cổ khi nhìn các cuốn sách, trang giấy xưa ngả màu. Các đầu sách thì được bán với giá rất ưu đãi, mình mua 4 quyển mà giá chỉ có chưa đến 100.000 đồng”.
Ngoài các bạn học sinh, sinh viên, phiên chợ còn thu hút nhiều người dân ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn tuổi hay các bậc phụ huynh đưa con em mình đến mua sách.
![]() |
Độc giả nhỏ tuổi Nguyễn Nhật Quang đến chợ sách cùng với bố. |
Độc giả Nguyễn Nhật Quang (10 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Hôm nay, bố đưa em đến chợ sách. Bố thì mua sách văn học, còn em tìm truyện tranh đọc. Trong khi đợi bố mua sách em đã đọc được hết mấy quyển truyện Conan. Ở đây em có thể tìm được nhiều truyện tranh mà em từng tìm mua trên mạng nhưng không có".
Phiên chợ sách xưa đã mang đến cho các độc giả yêu sách những trải nghiệm quý báu, giúp cho nhiều độc giả có thêm cơ hội tìm kiếm những đầu sách hay, sách quý từ lâu đã vắng bóng trên thị trường. Các phiên chợ như thế này không chỉ đem đến một nét đẹp văn hóa mà còn kết nối những người yêu sách với nhau.
Dưới đây là một số hình ảnh tại phiên chợ sách xưa:
![]() |
Các em nhỏ chăm chú với những cuốn truyện trên tay |
![]() |
Phiên chợ quy tụ nhiều đầu sách quý. |
![]() |
Em nhỏ theo phụ huynh đi chọn sách. |
![]() |
Nhiều vị khách cao tuổi đến với phiên chợ. |
![]() |
![]() |
Các bạn trẻ có những trải nghiệm thú vị tại phiên chợ sách xưa. |
Do lượng người quá nhiều, các hàng ghế ngồi dọc bãi biển chật kín khách thuê.
"Đây là lần thứ 2 gia đình tôi chọn Hạ Long để nghỉ lễ, biển ở đây rất đẹp và thời tiết mát dịu. Tuy nhiên, đường phố hơi đông đúc, di chuyển không được nhanh", anh Nguyễn Đức Cảnh (30 tuổi, du khách đến từ Phú Thọ) cho biết.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long, cho hay thành phố tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc quy mô lớn trong dịp này. Theo báo cáo nhanh của các đơn vị, từ 31/8 - 2/9, các khách sạn từ 3 sao trở lên ở Hạ Long đã gần như kín phòng.
10 vạn du khách lên Lai Châu đón tết Độc lập
Chỉ trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, khoảng 10 vạn du khách đã về với huyện Than Uyên (Lai Châu) để tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch độc đáo.
Từ nhiều ngày qua, các cơ sở lưu trú, nhà hàng dịch vụ ăn uống đều trong tình trạng “cháy phòng”. Anh Nguyễn Anh Tuấn, du khách đến từ Hà Nội, cho biết đã đặt phòng và các bữa ăn từ đầu tháng 8.
Các điểm du lịch được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm gồm cánh đồng Mường Than (xã Mường Than), vịnh Pá Khôm, làng cá Thẳm Phé (xã Pha Mu), cánh đồng Đán Tọ (xã Tà Mung).
Ông Nguyễn Văn Thăng, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên cho biết, đây là năm đầu tiên lễ hội tết Độc lập được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Dự kiến năm nay huyện sẽ đón khoảng 15 vạn du khách trong 4 ngày nghỉ lễ.
6h - 7h sáng: Đi cáp treo lên khu vực chùa Bà
Tại khu vực chùa Bà có 5 điểm thờ Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát. Đây là điểm người dân Nam bộ thường chiêm bái, cầu an.
Tại đây, điểm thờ quan trọng mà bạn không thể bỏ lỡ là Linh Sơn Tiên Thạch Tự - ngôi chùa cổ nhất tại núi Bà Đen với tuổi đời 300 năm. Ngay bên cạnh chùa là Điện Bà được dựng lên từ một mái hang đá, chính điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu mặt đen.
10h sáng: Lên đỉnh núi và chiêm bái tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn
Từ khu vực chùa Bà, du khách chỉ mất 5 phút để đi cáp treo lên đỉnh núi. Giữa không gian rộng lớn của đỉnh núi mây phủ, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất châu Á hiện lên uy nghi với khuôn mặt hiền từ.
Từ đây, du khách sẽ lạc vào miền đất Phật an yên với khung cảnh thiền định và những lối đi bạt ngàn hoa bung nở suốt bốn mùa.
12h: Trải nghiệm ẩm thực đa dạng
Trên đỉnh núi Bà Đen có nhiều lựa chọn ẩm thực hấp dẫn. Du khách có thể thử các món ăn nhanh như: phở, bánh mì, xúc xích, bánh pizza, cơm gà… Nơi đây còn bán kem Bà Đen với những tạo hình vô cùng độc lạ như: nhà ga cáp treo, cột mốc 986m, cáp treo hay hoa sen.
Một trải nghiệm ẩm thực khác là ăn buffet tại nhà hàng Năm Châu với hàng trăm món ăn Âu - Á, kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và hiện đại. Nếu chọn ăn buffet, du khách nên mua combo “vé cáp + buffet” tại khu vực ga đi cáp treo để hưởng mức giá ưu đãi.
14h: Khám phá triển lãm Phật giáo
Ngay dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn là một trung tâm triển lãm Phật giáo 4 tầng rộng lớn. Tầng 1 chiếu phim 3D mapping về sự hình thành của vũ trụ dưới lăng kính Phật giáo. Tầng 2 là nơi du khách có thể tham quan gian phòng đặc biệt của các trụ Kinh Luân và mô hình 16 ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam thông qua các thiết bị trình chiếu 3D hologram hiện đại.
Tầng 3 là không gian trưng bày các phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo kinh điển của thế giới. Tầng 4 là nơi lưu giữ Xá lợi Phật Thích Ca do Liên đoàn Phật giáo thế giới tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ trao tặng Việt Nam vào năm 2014.
Tại khu giảng pháp dưới lòng đất, du khách sẽ chiêm bái cụm 5 trụ kinh bằng đá granite đen kim sa, điêu khắc tâm kinh Bát Nhã bằng chữ vàng.
17h: Tham gia nghi lễ dâng đăng
Dâng đăng là nghi thức văn hóa tâm linh đặc trưng tại đỉnh núi Bà Đen, được tổ chức vào tất cả các buổi tối thứ 7. Tại đây, du khách sẽ nhận những ngọn đăng miễn phí, tự tay viết lời nguyện ước và cùng nhau nguyện cầu bình an, may mắn trước ánh sáng của hàng ngàn ngọn đăng huyền ảo trên đỉnh thiêng.
Nếu đến núi Bà Đen trong mùa Vu Lan này, đừng bỏ lỡ đại lễ dâng đăng được tổ chức quy mô và thiêng liêng để tỏ lòng tri ân và cầu bình an cho đấng sinh thành diễn ra vào tối thứ 7, ngày 24/8. Đây cũng là dịp để du khách cùng trò chuyện với các bậc chân tu về đạo hiếu và xem chương trình nghệ thuật Phật giáo ý nghĩa trong mùa Vu Lan báo hiếu.
20h: Xem show nhạc nước
Sau nghi thức dâng đăng, du khách sẽ di chuyển xuống khu vực tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, xem show nhạc nước sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam cùng hệ thống 1.450 đèn chiếu sáng ảo diệu.
Show diễn đậm sắc màu thiền định sẽ kết thúc một ngày khám phá núi Bà Đen của du khách bằng một cảm xúc an yên, thư thái.
Doãn Phong
" alt=""/>1 ngày khám phá núi Bà Đen: Xem gì, chơi đâu, ăn gì?