- Trường ĐH Quy Nhơn vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2018. Trường sẽ tuyển 4780 chỉ tiêu bằng hình thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ.
- Trường ĐH Quy Nhơn vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2018. Trường sẽ tuyển 4780 chỉ tiêu bằng hình thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ.
Sagem MC 959
Cảm biến vân tay nhanh chóng được một số thiết bị PDA áp dụng, nó được xem là tính năng dành cho những thiết bị doanh nhân vì góp phần nâng tầm bảo mật. Kể từ đó trở đi, cảm biến vân tay trên di động vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng dần hiếm thấy hơn, cho đến khi Apple giúp nó trở thành trang bị phổ biến.
Chiếc iPhone 5s ra mắt vào năm 2013 đã đi kèm với một tính năng mới gọi là “Touch ID”. Đây là cảm biến vân tay đặt trong nút Home ở cạnh dưới màn hình. Đầu tiên, cảm biến này chỉ được sử dụng như một giải pháp thay thế nhanh hơn cho việc mở khóa bằng mật mã. Khi giới thiệu iPhone 6 và 6 Plus, Apple đã tích hợp khả năng thanh toán Apple Pay vào Touch ID.
Touch ID vẫn đang được sử dụng trên hai thiết bị mới vào năm 2022 - iPhone SE (thế hệ thứ ba) và iPad Air mới - nhưng nó không còn là phương thức xác thực ưa thích của Apple.
Dù Apple là công ty giúp phổ biến cảm biến vân tay trên smartphone, nhưng cũng chính họ đã bắt đầu loại bỏ phương thức bảo mật này vào năm 2017 với iPhone X để chuyển sang Face ID - sử dụng cảm biến ánh sáng để nhận diện bản đồ khuôn mặt 3D.
Các nhà sản xuất Android cũng nhanh chóng chuyển sang cảm biến khuôn mặt, nhưng cuối cùng, cảm biến vân tay vẫn tiếp tục thống trị ở hệ điều hành này.
Android đã có một khởi đầu không mấy suôn sẻ với cảm biến vân tay. Một số điện thoại trang bị cảm biến đời đầu như Motorola Atrix (2011) và Galaxy S5 (2014) yêu cầu bạn phải vuốt ngón tay qua vùng cảm biến. Giải pháp điện dung của Apple tốt hơn nhiều - chỉ cần chạm vào nút. Cuối cùng, Android cũng chuyển sang cảm biến loại điện dung, đặt chúng ở mặt sau hoặc bên cạnh (thường được kết hợp với nút nguồn).
Tại MWC Thượng Hải 2017, Vivo đã trình diễn một chiếc điện thoại nguyên mẫu với cảm biến vân tay nằm bên dưới màn hình (UD). Sau đó, hãng chính thức phát hành điện thoại thương mại đầu tiên có cảm biến vân tay dưới màn hình - Vivo X20 UD, rồi sau đó là X21 UD. Năm đó là sự bùng nổ của điện thoại được trang bị cảm biến UD.
Một chiếc điện thoại nổi bật trong thời điểm đó là Huawei Mate RS Porsche Design. Đây không chỉ là điện thoại đầu tiên của Huawei có cảm biến UD, mà nó còn có đến hai cảm biến vân tay, một dưới màn hình và một ở mặt sau.
Hầu hết các cảm biến vân tay lúc đó đều là vân tay điện dung (những cảm biến mà đầu đọc nằm trên bề mặt, ví dụ như phía sau hoặc gắn bên cạnh) hoặc quang học (cảm biến dưới màn hình). Nhưng có một loại khác.
Vào đầu năm 2019, Samsung đã giới thiệu dòng Galaxy S10, đây là dòng sản phẩm đầu tiên có cảm biến vân tay siêu âm dưới màn hình. Chúng được quảng cáo là an toàn hơn vì có thể "nhìn thấy" ngón tay của bạn ở chế độ 3D thay vì 2D (như đầu đọc quang học), điều này giúp chúng khó bị đánh lừa hơn nhiều. Tuy nhiên, sản phẩm của Samsung đã gặp phải một số vấn đề với miếng dán bảo vệ màn hình của bên thứ ba, khiến quá trình đọc dấu vân tay không thành công.
Ở thế hệ thứ hai, cảm biến Qualcomm 3D Sonic đã bao phủ diện tích lớn hơn và nhanh hơn. Thậm nó cũng hỗ trợ điện thoại màn hình gập. Chiếc Vivo X Fold có cảm biến vân tay dưới màn hình cả trên màn hình ngoài và màn hình gập bên trong.
Không có nhiều bước tiến lớn trong công nghệ cảm biến vân tay những năm gần đây. Chúng đã trở nên phổ biến, ngay cả trên các thiết bị giá thành tương đối thấp, nhưng vẫn chưa có bất kỳ sự phát triển công nghệ lớn nào. Các nhà sản xuất đang cố gắng làm cho chúng nhanh và lớn hơn để thuận tiện hơn khi sử dụng, nhưng điều đó hầu như không mang tính đột phá.
Ngay từ năm 2018, chiếc điện thoại thử nghiệm Vivo APEX đã có cảm biến vân tay trải dài một nửa màn hình. Kích thước lớn hơn giúp bạn có thể quét hai ngón tay cùng một lúc, cung cấp thêm tính bảo mật. Chiếc Vivo X80 Pro ra mắt đầu năm 2022 đã thực sự mang đến loại cảm biến vân tay dưới màn hình tốt nhất hiện nay.
Từ khởi đầu khiêm tốn cho đến một tính năng phổ biến - cảm biến vân tay đã có một hành trình khá dài trong hai thập kỷ qua. Liệu chúng đã đạt đến ngưỡng cuối cùng hay vẫn còn những sự thay đổi lớn? Hãy cùng chờ đợi xem tương lai sẽ mang gì đến cho chúng ta.
(Theo Trí Thức Trẻ, GSMArena)
Việc có hai phương thức xác thực sinh trắc học để sử dụng trên một thiết bị sẽ mang tới sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.
" alt=""/>Nhìn lại hai thập kỷ phát triển của cảm biến vân tay trên điện thoạiVới những người lần đầu gặp mặt, chưa nghe giáo sư Caroline Kiều Linh nói chuyện, khó ai đoán ra những nét gốc Việt của cô.
Trong nhà tôi có nước mắm và mắm tôm
Với giáo sư Caroline, tinh thần Việt của cô đọng trong hai từ “nước mắm”. Mùi vị của nước mắm chính là mùi gợi nhớ đến quê hương, đến ông bà nội, đến 5 năm đầu đời đầy kỷ niệm ở Việt Nam.
Caroline mang trong mình dòng máu Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, Caroline khi đó mới 5 tuổi. Cả gia đình sau đó chuyển sang Mỹ sinh sống.
Ở nơi được mệnh danh là đất nước của người di cư, nhiều người nói rằng mọi người có thể đến từ nhiều nước khác nhau, mang màu da khác nhau nhưng bình đẳng. Với Caroline, mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Với giáo sư Kiều Linh Caroline, nói tiếng Việt là một cách để kết nối với quê hương. Ảnh: Hải An. |
Nỗi sợ kỳ thị ám ảnh cuộc sống từ khi còn là đứa trẻ đến lúc trưởng thành. “Ở nhà, bố mẹ bắt tôi nói tiếng Anh. Vậy là sau hàng chục năm, tôi quên cả tiếng Việt lẫn phong tục của mình”.
Nhưng dẫu có bỏ tiếng nói, quên phong tục thì sự kỳ thị vẫn còn ở đó. “Nếu mình nói mình là người Mỹ thì người Mỹ cũng không bằng lòng với điều đó. Vậy mình là người gì nếu không phải là người Mỹ?”, giáo sư Caroline nhớ lại.
Rất nhiều câu hỏi ám ảnh khi giáo sư Caroline còn là cô sinh viên đại học. “Nếu là người Việt thì điều gì khiến mình nhận ra nguồn gốc của mình”, Caroline tự hỏi. Và cô sinh viên ấy bắt đầu kết nối với quê hương của mình bằng cách học tiếng Việt.
“Có người hỏi tôi bạn là người Việt ở Mỹ hả, hay 70% Pháp, 30% Việt. Tôi trả lời: Không, tôi 100% Mỹ nhưng trong tôi 100% nước mắm”, giáo sư Caroline cười.
Nhớ món ăn Việt Nam
Hơn 40 năm sau khi rời Việt Nam, trả lời câu hỏi về điều gì khiến chị nhớ quê hương của mình, giáo sư Caroline chia sẻ: “Ngày còn là một đứa trẻ, tôi chỉ thích đồ ăn ông bà nội nấu cho. Phở, bún bò Huế, bánh cuốn, xôi, đặc biệt là trái cây. Hồi đó, trái cây Việt Nam chưa được xuất khẩu sang Mỹ. Tôi nhớ vô cùng”.
Nỗi nhớ và nỗi ám ảnh về nguồn gốc dẫn Caroline đến với hành trình khám phá, nghiên cứu đời sống của người Việt tại Mỹ và Việt Nam. Càng tìm hiểu, càng đọc, chị bảo càng thấy sự hiểu biết của mình là không đủ.
“Tôi tự nhủ, mình cần biết nhiều hơn về Việt Nam. Hơn nửa triệu người Việt đến Mỹ nhưng sách vở về họ rất ít. Muốn tìm hiểu về phong tục thì đi đâu. Câu trả lời là về Việt Nam”, giáo sư Caroline nói.
Trở về Việt Nam, Caroline nghiên cứu về lịch sử, về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước. Đặc biệt, cô bảo mình tập trung vào mối quan hệ của Việt kiều với đất nước. Đó là đề tài nữ giáo sư chia sẻ đã theo đuổi suốt cả cuộc đời. "Trái ngọt" của hành trình trở về cội nguồn ấy là cuốn sách “Transnationalizing Vietnam” - viết về cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Caroline bảo cô trở về Việt Nam với mong muốn nối lại sợi dây tưởng đã đứt với nguồn cội của mình. “Nghĩ về gia đình, về người Việt, về Việt Nam, tôi cảm nhận được sự kết nối”, giáo sư gốc Việt bày tỏ.