Biên đạo múa Tuyết Minh kỳ vọng, Tuần lễ Múa Việt Nam 2024sẽ mở ra cơ hội hợp tác cho nghệ thuật múa, từ di sản múa dân gian dân tộc vùng miền, tạo giá trị thúc đẩy sản phẩm du lịch văn hóa bản địa. Đồng thời là dịp kết nối nghệ thuật múa Việt Nam nói chung, giá trị nghệ thuật múa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói riêng với nghệ thuật chuyển động trong khu vực và quốc tế...
Với chủ đề Dòng sông ánh sáng, Tuần lễ Múa Việt Nam 2024diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong đó, lễ khai mạc với điểm nhấn là công diễn vở múa đương đại Sesan diễn ra vào tối 13/10, tại Nhà Rông KonKlor.
Biên đạo múa Tuyết Minh, tác giả kịch bản, tổng đạo diễn chia sẻ: "Sesanlấy cảm hứng từ đặc trưng của nghệ thuật múa và nghệ thuật chuyển động đương đại, tôn vinh nét đẹp mạnh mẽ, nguyên sơ của văn hóa Tây Nguyên, khắc họa rõ nét sự giao thoa văn hóa cũng như gắn kết cộng đồng các dân tộc bản địa sinh sống bao đời nay theo dòng sông Sê San".
Vở diễn có sự tham gia của các nghệ sĩ tài năng như: NSƯT Cao Chí Thành, NSƯT Như Quỳnh, nghệ sĩ - giảng viên múa Mạnh Hùng, cùng những gương mặt trẻ: Thúy Hiền, Vũ Huệ, Quang Anh, Mai Len, Quàng Việt... nghệ sĩ múa thuộc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Kon Tum, các nghệ nhân cồng chiêng Kon Tum.
Bên cạnh đó, cuộc thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Namdành cho các nhà biên đạo múa chuyên nghiệp trên toàn quốc sẽ diễn ra vào tối 14/10.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Múa Việt Nam 2024, hội thảo toàn quốc với chủ đề Xu hướng quay về yếu tố gốc trong nghệ thuật chuyển động đương đạisẽ diễn ra ngày 15/10, với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, nghệ sĩ, nhà lý luận phê bình, chuyên gia nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam.
Hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức, thảo luận, trao đổi về các xu hướng phát triển của những loại hình nghệ thuật liên quan tới chuyển động, kinh nghiệm từ thực tế sáng tác, thực hành, làm nghề của mỗi nhà nghiên cứu, tác giả, nghệ sĩ; một số phương pháp tiếp cận, sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đương đại nói chung, nghệ thuật múa, nhiếp ảnh, mỹ thuật, điêu khắc, văn học, thơ ca đương đại...
Lễ bế mạc Tuần lễ Múa Việt Namsẽ diễn ra vào chiều 15/10.
Song sinh thiên thần
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Rồng (SN 1988) và anh Đặng Văn Mây (SN 1989, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) sinh được 1 con trai và 2 con gái song sinh. Các con của anh chị đều mắc bệnh bạch tạng.
Dù có vẻ ngoài khác biệt nhưng các bé rất thông minh, đáng yêu. Đặc biệt, 2 bé Đặng Thiên Kim và Đặng Mỹ Kim (SN 2019, thường gọi là Tâm chị, Tâm em) rất xinh xắn.
Khi hai bé gái được 2 tuổi, vợ chồng chị Rồng gửi con trai lớn cho ông bà, dẫn theo 2 con gái đến Bình Dương làm công nhân.
Để tiện đi làm, anh chị gửi 2 con vào nhà trẻ. Một tháng sau, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, vợ chồng chị Rồng thất nghiệp, đành ở nhà giữ con.
Nghỉ việc suốt mấy tháng trời, anh chị chỉ biết trông chờ người thân ở quê tiếp tế lương thực, thực phẩm.
Nhiều tháng ở phòng trọ bí bách, không có việc làm, hai vợ chồng lập kênh TikTok để giải khuây. Cả hai thường đăng tải các clip tập nói, vui chơi của 2 con gái.
Nhờ mái tóc và làn da trắng kỳ lạ, các clip của Tâm chị và Tâm em bất ngờ lên xu hướng, thu hút hàng triệu lượt xem. Mọi người biết đến các bé ngày một nhiều và biệt danh "Song sinh thiên thần" ra đời.
“Sau khi xem clip trên kênh TikTok của tôi, nhiều người sáng tạo nội dung tìm đến phỏng vấn. Trong đó, chủ một kênh YouTube nổi tiếng đã đến phòng trọ quay hình. Khi kênh này đăng tải video, thêm nhiều người biết đến 2 bé”, chị Rồng kể.
Về sau, người quản lý kênh đó tạo cho gia đình chị Rồng kênh YouTube có tên Song sinh thiên thần. Nhờ vậy, anh chị có thêm công việc mới.
Ban đầu, sự mới lạ và dễ thương, hoạt bát của 2 bé thu hút nhiều lượt xem. Khoảng 1 tháng sau, lượt xem có dấu hiệu chững lại nên thu nhập giảm dần.
Đổi đời nhờ 2 con gái
Chị Rồng thừa nhận, vợ chồng chị quê mùa, không giỏi ăn nói, cũng không biết cách sáng tạo nội dung trên YouTube. Các video chỉ xoay quanh cuộc sống hàng ngày của hai bé song sinh nên khiến người xem thấy nhàm chán.
Hiện tại, vợ chồng chị Rồng không thường xuyên đăng video. Lượt xem mỗi video chỉ dao động từ 11.000 – 30.000 lượt xem. Thu nhập đạt khoảng 10 - 12 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng lại lan truyền thông tin thu nhập hàng tháng của kênh đạt hàng tỷ đồng; vợ chồng chị Rồng đổi đời, xây được nhà mới ở Sóc Trăng.
Nhiều người bình luận tiêu cực, dè bỉu vợ chồng chị lợi dụng con cái để kiếm tiền. Dù biết không thể tránh khỏi những bình luận tiêu cực nhưng điều này vẫn khiến anh chị cảm thấy buồn bã.
Sau đó, anh chị tự động viên nhau “sống chung” với tin đồn, tập trung làm việc kiếm tiền nuôi con.
Hai năm trước, vợ chồng chị Rồng quyết định về quê. Lúc đó, sức khỏe mẹ anh Mây sa sút, không thể chăm lo cho con trai lớn của anh chị.
“Nếu đưa cả 3 con lên Bình Dương sống thì đồng lương công nhân không đủ trang trải. Tiền YouTube chỉ đủ lo tiền sữa, học phí cho Tâm chị, Tâm em”, chị Rồng tâm sự.
Quê anh chị thuộc vùng sâu vùng xa, xã nghèo của tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy, anh chị khó tìm được việc làm ổn định. Cả nhà chủ yếu dựa vào mấy công (1 công = 1.000m2) ruộng trồng lúa và thu nhập từ kênh YouTube.
Hết mùa vụ, anh Mây chuyển sang làm thuê. Không có việc, anh lại đi bắt cá, hái rau dại,… Chị Rồng lo nội trợ, đưa rước các con và chăn nuôi gia cầm.
Năm đầu tiên về quê, cả nhà chị Rồng ở nhà thuê. Sau đó, anh chị chuyển về sống gần nhà nội, xây một căn nhà nhỏ.
Chị Rồng chia sẻ: “Chúng tôi phải vay tiền mới xây được nhà, chứ không phải nhờ tiền thu được từ YouTube.
Nhiều người hướng dẫn tôi bán hàng trên TikTok. Nhưng tôi không rành, sợ bán sản phẩm không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của các con.
Người ta nói về quê dễ sống, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, đỡ tốn tiền. Nhưng mình nuôi con nhỏ, cái gì cũng tốn kém”.
Vợ chồng chị Rồng không muốn các con sống khó khăn như cha mẹ. Anh chị từng mơ ước đưa con “thoát khỏi vùng quê”.
Nhưng bây giờ, anh chị chỉ mong các con khỏe mạnh, học giỏi, ngoan ngoãn. Nghèo cũng không sao, miễn gia đình bên nhau là đủ.
Ảnh, video: Nhân vật cung cấp
Khu vườn sân thượng của gia đình anh Toàn nằm trên tầng 8, rộng khoảng 60m2. Xung quanh vườn được bao phủ bởi các tấm lưới mỏng để hạn chế côn trùng gây hại cho cây.
Vì công việc kinh doanh bận rộn, anh ưu tiên làm vườn “lười” với hệ thống chậu lắp ghép thông minh, tích hợp các tính năng hiện đại như tưới nước, tưới phân hữu cơ, cảm biến nhiệt làm mát phun sương và rửa mái kính tự động.
Nhờ đó, gia chủ có thể điều khiển trực tiếp hoặc từ xa qua điện thoại mà vẫn đảm bảo cây cối sống khỏe, phát triển tốt dù không cần chăm sóc thường xuyên.
![]() | ![]() |
Trong vườn, anh Toàn chủ yếu trồng rau trái theo mùa, mùa nào thức nấy. Mùa hè, anh trồng đa dạng các loại dưa như dưa lưới, dưa bở sáp tròn – sáp dài, dưa lê xanh, dưa chuột và một số cây lấy trái như bầu Đài Loan, bí bơ.
Mùa đông, anh chuyển sang chăm các giống rau ưa lạnh như cà chua, bắp cải, súp lơ, đỗ, cải…
Ông bố 3 con cho biết, vườn được thiết kế khoa học để đảm bảo cây cối phát triển đồng đều. Anh bố trí các khu riêng biệt theo từng loại như cây thân leo, cây ăn trái và rau củ để tránh tình trạng cây leo giàn che hết nắng của các cây dưới thấp, đồng thời vẫn đảm bảo tạo bóng râm mát cho vườn.
Để làm vườn sân thượng hiệu quả, theo anh Toàn, yếu tố chọn giống rất quan trọng, đồng thời phải lưu ý chăm sóc, tưới tinh dầu neem hàng tuần hay bón phân theo giai đoạn.
Anh cũng thường ủ rác thải nhà bếp làm phân bón, bổ sung dinh dưỡng giúp cây cho trái chất lượng, quả nhanh to.
![]() | ![]() |
Người đàn ông quê Hải Phòng thừa nhận làm vườn sân thượng khá vất vả, nhất là giai đoạn đầu tốn nhiều công sức để vận chuyển 400 bao đất và vật tư từ dưới lên trên.
“Dù có thang máy di chuyển thuận tiện, nhưng mình vẫn phải vác đất từ tầng 7 qua một cầu thang sắt để lên sân thượng”, anh Toàn kể.
Anh cho rằng, ngoài vấn đề kinh tế, việc làm vườn, trồng trọt trên cao còn đòi hỏi sự đam mê và quyết tâm, không ngại khó ngại khổ thì mới gặt hái được thành công.
Ông bố 3 con thu hoạch dưa lê xanh trên sân thượng. Hàng ngày, anh tranh thủ chăm vườn khi đã tan làm, thậm chí có hôm phải thức khuya mới làm hết việc
“Mình làm vườn chủ yếu để thoả mãn đam mê và cung cấp nguồn rau trái sạch cho gia đình thưởng thức, con cái có không gian trải nghiệm thiên nhiên. Quan trọng hơn, từ khu vườn này, mình còn lan tỏa được những điều tích cực và học được cách sống tốt, trân quý thành quả lao động mà mình tạo ra”, gia chủ chia sẻ thêm.
Anh Toàn cho hay, nhờ làm vườn trên cao mà bản thân có thêm nhiều niềm vui và “lãi đủ thứ”. Anh “lãi” các mối quan hệ khi quen biết được nhiều người có cùng đam mê trồng trọt, “lãi” tình cảm khi nhận được sự ủng hộ từ mọi người cho các hoàn cảnh khó khăn mà anh kêu gọi giúp đỡ trên trang cá nhân,…
Nhờ khu vườn, ông bố 37 tuổi có thêm động lực thực hiện những việc ý nghĩa. Đó là khi chia sẻ về các hoàn cảnh khó khăn và được bạn bè ủng hộ, anh sẽ tặng rau, trái trong vườn nhà thay cho lời cảm ơn.
Bên cạnh số tiền nhận được, anh góp thêm để quyên góp, hỗ trợ các trường hợp khó khăn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nhờ sự ủng hộ từ mọi người, anh đã trao tặng 20 triệu đồng cho một bệnh nhân ung thư ở Kiên Giang, 60 triệu đồng cho 4 gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ quét ở Lai Châu…
![]() | ![]() |
Riêng kế hoạch tặng 100 bộ bàn ghế cho các điểm trường vùng sâu, vùng xa được anh Toàn và bạn thân triển khai đều đặn hằng năm.
“Niềm vui và cũng xem như động lực lớn nhất, đó là nhờ khu vườn mà mình có thể lan tỏa tinh thần lá lành đùm lá rách, giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn”, anh Toàn bày tỏ.
Ảnh, video: Toàn Nguyễn