 hiện là chủ xưởng sửa chữa ô tô Trọng Nhân (quận Hai Bà Trưng Hà Nội) than thở với phóng viên Xe VietNamNet câu chuyện khiến anh mất ăn mất ngủ mấy ngày nay.</p><p>Cách đây vài hôm, một người đàn ông ngoài 50 tuổi, tên là Tôn Thất Sơn, bỗng dưng xuất hiện và đòi lại một chiếc Nissan cũ mà người này gửi sửa từ tận năm 2006.</p><p>Thoáng chút ngờ ngợ rồi giật mình, anh Nhân sực nhớ ngay đến một chiếc xe cũ nát, đã “đeo bám” vợ chồng anh 13 năm nay, đã được )
Anh kể, vào khoảng giữa năm 2006, khi xưởng sửa xe của vợ chồng anh đặt trên khu đất 86 phố Lạc Nghiệp mới đi vào hoạt động chưa lâu, thông qua người quen, vị khách tên Sơn đã đem chiếc Nissan Bluebird đời 1982 đến sửa chữa. Tình trạng chiếc xe khi ấy mục nát toàn bộ thân vỏ và thợ xe phải mất 2 tháng mới hoàn thiện công việc sửa chữa với chi phí thỏa thuận là 20 triệu đồng.
 |
Nissan Bluebird đời 1982. Ảnh minh họa |
“Xe làm xong nhưng tôi phải mất nhiều lần mới hẹn được anh Sơn qua xem. Khi gặp, anh ấy yêu cầu sửa lại những phần cho là chưa ưng ý. Tôi cho thợ sửa lại đúng yêu cầu”, anh Nhân kể lại.
Thế nhưng, điều oái ăm xảy ra là xe sửa xong, anh Nhân không tài nào liên hệ được với anh Sơn. Gọi điện theo số di động của khách để lại, anh Nhân chỉ nhận được tín hiệu tắt máy.
Khi đó, vị khách mới ứng trước 10 triệu đồng và chỉ để duy nhất số điện thoại mà không hề có địa chỉ nhà hay giấy tờ nào khác.
Hành trình mòn mỏi tìm khách bắt đầu từ đây. Suốt một thời gian dài sau đó, anh Nhân vẫn liên tục đi tìm tung tích vị khách “đặc biệt” nhưng hoàn toàn không có manh mối.
Rủi ro thay, ngay cả mối kết nối duy nhất là người đã giới thiệu ông Sơn đến gara của mình, khi liên lạc tới cơ quan của người này, anh Nhân được biết, người này đã qua đời vì bạo bệnh.
Kể từ đây, chiếc Nissan đời cũ bắt đầu hành trình gắn bó với vợ chồng chủ gara như một... gánh nặng!
Ô tô "vô chủ": Bỏ thì không dám, trông giữ mãi thì khổ
Do vị trí gara nằm trong con ngõ nhỏ của phố Lạc Nghiệp, nên mặt bằng sửa chữa cơ sở của anh Nhân có hạn, chỉ tiếp nhận số ô tô đếm trên đầu ngón tay. Riêng việc phải dành một vị trí đỗ xe cho chiếc Nissan “vô chủ” đã khiến anh trăn trở suốt chục năm trời.
 |
Anh Nhân chỉ vào vị trí ban đầu chiếc xe để nhờ ở trước cửa nhà hàng xóm. Do thời gian quá lâu nên anh không còn lưu ảnh chụp và sổ ghi chép về chiếc xe này. |
“Bỏ không dám mà giữ thì quá khổ. Chiếc xe hết để nhờ vỉa hè hàng xóm rồi lại chuyển về để trước cửa gara. Rồi nhà bên cạnh xây họ cằn nhằn vướng víu. Tổ dân phố cũng phản ánh xe để lâu cũ xuống cấp thành chỗ trú cho chuột bọ, muỗi dĩn và muốn tôi di dời”, anh Nhân chia sẻ.
Xác nhận chiếc ô tô đã để nhiều năm ở gara gây ảnh hưởng tới hàng xóm chung quanh, anh Nguyễn Chí Mạnh (sinh năm 1975), nhà bán cơm ở đối diện ngõ 86 nói: “Tôi đã từng khuyên anh Nhân đem vứt chiếc xe ấy đi vì để chục năm hư hỏng, bốc mùi. Nhưng anh ấy vẫn lăn tăn chưa tìm được chủ xe để thông báo”.
Còn ông Đoàn Văn An (64 tuổi) ở ngay sát cạnh gara anh Nhân kể lại rằng thấy mừng vì sau nhiều năm chiếc xe án ngữ trước cửa nhà đã được di chuyển. “Tôi không biết ai là chủ xe nhưng sau nhiều năm phơi mưa nắng, nó chẳng khác nào đống phế thải”, ông An nói.
 |
Gara sửa xe của anh Nhân có diện tích chỉ để vừa vài chiếc ô tô nên khi có chiếc xe cũ án ngữ chục năm khiến anh đau đầu tìm cách giải quyết |
Đến năm 2016, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn gia tăng, chính quyền phường và tổ dân phố yêu cầu anh Nhân di chuyển chiếc xe đi nơi khác. Anh Nhân đã liên hệ với bãi giữ xe ở phố Trần Khát Chân để gửi, mỗi tháng cũng mất gần triệu bạc chi phí gửi, nhưng chỉ được vài tháng họ lại đuổi vì...xe nát quá gây mất thẩm mỹ bãi xe!
Đang loay hoay không biết xử lý thế nào thì người quen của anh Nhân đã mách anh đem chiếc Nissan về gửi tại Xóm 1, làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Nơi gửi xe là một vạt đất trống gần cổng làng, xung quanh là ruộng và cây trồng của người dân.
Tưởng chừng ở nơi chẳng ai để ý ấy sẽ là chỗ chứa chiếc xe “vô chủ” lâu dài nhưng việc cũng chỉ kéo dài đến đầu năm 2019.
Trước Tết Kỷ Hợi, dân làng Lại Đà đã dọn dẹp khu đất trống để sửa thành bãi đỗ xe và trồng thêm cây để cải tạo cảnh quan môi trường. Chiếc Nissan Bluebird lúc này đã xuống cấp trầm trọng, đại diện thôn tìm liên hệ người gửi xe để yêu cầu đem đi nơi khác, giải phóng mặt bằng thi công.
 |
Anh Ngô Duy Dũng trưởng thôn Lại Đà (bìa trái) và anh Lê Trung Kiên (người giới thiệu cho anh Nhân đến làng) cùng chỉ vào vị trí đã từng để chiếc Nissan cũ nát trước khi giải phóng mặt bằng. |
Anh Ngô Duy Dũng (40 tuổi), trưởng thôn Lại Đà nói xác nhận với Xe VietNamNet: “Khi tôi về làm trưởng thôn năm 2017 đã thấy chiếc xe ở đây, chẳng ai đoái hoài đến mức khi người dân dọn dẹp, nó chỉ còn hình hài bên ngoài của ô tô, còn lại hư nát hết”.
Chứng kiến chiếc Nissan “vô chủ” xuống cấp dần theo thời gian, ông Nguyễn Văn Thơ (48 tuổi) nhà ngay cổng làng kể lại rằng lũ trẻ trong làng hàng ngày vẫn lấy chỗ xe cũ làm nơi nghịch phá. “Cửa kính vỡ nát, thân vỏ chỉ còn màu trắng nhạt loang lổ với gỉ sét. Bán sắt vụn cũng chẳng được bao nhiêu”, ông Thơ nhận xét.
Trước sức ép từ người dân Lại Đà, anh Nhân phải thuê xe di chuyển chiếc Nissan Bluebird đến nơi “an nghỉ” ở làng Tề Lỗ (Vĩnh Phúc), nơi được mệnh danh là làng “mổ xe”. Tại đây, người dân định giá chiếc xe còn 2,8 triệu đồng. Bộ phận còn sót lại là động cơ được gom chung với hàng trăm phụ tùng phế thải khác.
Rốt cục, cuối năm vừa qua, anh Nhân đành buông chiếc ô tô và để dân làng tự xử lý. số phận chiếc ô tô bị chủ bỏ quên coi như đã được định đoạt trở thành đống sắt vụn.
Thế nhưng, khi gánh nặng tưởng đã kết thúc thì một rắc rối với ông chủ gara sửa xe lại bắt đầu từ đây.
Tuần trước, ông Tôn Thất Sơn, người chủ xe mất tích 13 năm trời bỗng dưng xuất hiện và nằng nặc bắt đền. Anh Nhân được yêu cầu hai lựa chọn: phải trả xe hoặc bồi thường với chi phí... giật mình! Con số không phải là vài chục triệu đồng.
Xem tiếp: Kỳ II: Bỏ quên ô tô 13 năm, ông chủ xuất hiện bắt đền 100 triệu
Đình Quý

Tài xế thoát chết thần kỳ trong chiếc xe nát bét
Chiếc xe Toyota MR2 gần như nát bét nhưng may mắn tài xế chỉ bị thương nhẹ.
" alt=""/>Chủ gara nặng nợ vì ô tô vô chủ 13 năm
Tác phẩm được chắp bút bởi đạo diễn Kore-eda Hirokazu chuyển thể từ phim điện ảnh cùng tên (tên tiếng Anh: Shoplifters) đã thắng giải Cành Cọ Vàng ở Liên hoan phim Cannes 2018 do chính ông làm đạo diễn.Kore-eda Hirokazu sinh năm1962 là đạo diễn, nhà sản xuất phim, biên kịch và biên tập viên người Nhật. Ông được biết đến với những bộ phim phản ánh những góc khuất của xã hội hiện đại Nhật Bản, ông luôn hướng đến những số phận vô danh, quan tâm đến mối quan hệ gia đình, đặc biệt là tình cha-con.
 |
“Gia đình trộm cắp” – cuốn tiểu thuyết khiến người đọc khắc khoải với câu hỏi “chúng ta thuộc về đâu?”. |
“Gia đình trộm cắp” xoay quanh câu chuyện về một gia đình kỳ lạ với 5 con người nghèo khổ không có bất kỳ mối liên hệ ruột thịt nào. Đó là người đàn ông tên Osamu và một phụ nữ tên Nobuyo coi nhau như vợ chồng. Họ là những người lao động chân tay với đồng lương bèo bọt thường đi ăn cắp thực phẩm ở các cửa hang tiện ích, siêu thị. Cô gái trẻ Aki phải làm việc trong một câu lạc bộ phục vụ tình dục. Cậu bé 10 tuổi Shouta và người bà lớn tuổi Hatsue. Vì những hoàn cảnh khác nhau họ sống cùng nhau như một gia đình với ba thế hệ trong căn nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa chung cư bằng số tiền trợ cấp ít ỏi của Hatsue và “nghề” trộm cắp vặt.
Câu chuyện bắt đầu vào một tối trên đường trở về nhau sau khi thực hiện “công việc” ăn cắp tại một siêu thị, Osamu cùng cậu bé Shouta dẫn về nhà cô bé Yuri có nhiều vết thương trên cơ thể. Sau một đêm ở chơi, cô bé bất đắc dĩ trở thành thành viên trong ngôi nhà. Kể từ khoảnh khắc cô bé xuất hiện, mỗi người trong gia đình đều có những chuyển biến nội tâm riêng.
Mặc dù bối cảnh của cuốn tiểu thuyết là cuộc sống của những người dưới đáy xã hội nhưng không khắc họa sự đau khổ mà tràn ngập sự tươi vui, ấm áp và dí dỏm. Những con người dù phải sinh hoạt trong một căn nhà chật hẹp, mỗi người không có không gian riêng tư nhưng họ luôn hạnh phúc với điều đó, tận hưởng từng khoảnh khắc cùng người thân húp xì xụp một nồi mì gói hay món bánh rẻ tiền.
Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết cũng cho thấy một quy luật tất yếu, mọi sự dối trá và phạm luật đều phải trả giá. Hạnh phúc của “gia đình trộm cắp” như mọi giấc mơ tỉnh dậy đều sẽ tan vỡ khi vướng vào vòng lao lý ở cuối truyện. Và có những thứ, thật không may, khi đã mất đi người ta mới nhận ra tầm quan trọng của nó. Nhưng đây cũng chính là thời điểm các thành viên trong gia đình thể hiện khát khao tình người, sự sẻ chia, hy sinh cho nhau.
Diễn biến của của câu chuyện còn đưa người đọc đến với câu hỏi “chúng ta thuộc về đâu?” và “thế nào là một gia đình?”. Liệu rằng khi không có sự kết nối, không có tình yêu thương, gần gũi, vỗ về có tạo nên một gia đình hoàn thiện? Cuốn tiểu thuyết cũng khơi gợi niềm tin rằng, con người không có quyền lựa chọn gia đình cho mình nhưng có thể tìm thấy thế giới riêng ở đó họ được yêu thương và có động lực vượt qua sự khắc nghiệt của cuộc sống sống.
Dù cho đến cuối cùng, Osamu và Nobuyo không được nghe Shouta và Yuri gọi một tiếng “bố”, tiếng “mẹ” như khao khát từ trong sâu thẳm trái tim nhưng điều quan trọng họ nhận thấy giá trị thực sự của gia đình, của tình người và như nhân vật Nobuyo đã nói trong cuốn tiểu thuyết: "Không phải ai biết mang bầu, đẻ con cũng có thể trở thành một người mẹ".
“Gia đình trộm cắp” thực sự là tác phẩm có khả năng “kết nối những xung đột trong một thế giới nhiều chia cắt và cách biệt” như chính tác giả, đạo diễn Kore-eda Hirokazu nói.
Tình Lê

Sách của bậc thầy về marketing và nhân sự có mặt tại Việt Nam
Tiến sĩ Alok Bharawaj có mặt tại Việt Nam để giới thiệu về 2 cuốn sách mới của mình.
" alt=""/>Những câu hỏi đầy khắc khoải trong 'Gia đình trộm cắp'