
 |
Từ trái qua phải: Tim Cook, Kevin O’Leary và Jack Dorsey |
Steve Jobs
Theo tài liệu đến từ các buổi phỏng vấn trực tiếp, từ tạp chí Time và từ Walter Isaacson (người viết tiểu sử cho Steve Jobs), cố CEO Apple có một lịch làm việc ngày qua ngày bắt đầu dậy từ lúc 6h00 sáng và kéo dài cho tới lúc từ chức. Sau đó, Steve Jobs thức dậy muộn hơn một chút vào lúc 7h00 sáng để nhắc nhở người kế nhiệm Tim Cook dậy đúng giờ. Thói quen được duy trì cho đến khi Steve Jobs qua đời vào ngày 05/10/2011 ở tuổi 56 vì ung thư tuyến tụy.
Tim Cook
Tim Cook đã không khiến người tiền nhiệm phải phiền lòng khi kế tục sự nghiệp vĩ đại của Steve Jobs ở Apple. Theo báo giới nước ngoài, Tim Cook thường dậy lúc 3h45 sáng để đọc 700 - 800 email mỗi ngày. Sau khi hoàn tất công việc nho nhỏ này, Tim Cook sẽ tập gym vào lúc 5h00 sáng trước khi thưởng thức bữa sáng và đi làm. Vị CEO 61 tuổi này cũng là một trong những người rời văn phòng Apple muộn nhất.
Bill Gates
Theo báo chí phương Tây, Bill Gates thường dậy lúc 7h00 sáng và tiếp tục duy trì thói quen kể cả khi rời khỏi Microsoft. Nhà lãnh đạo 66 tuổi này dành khá nhiều thời gian buổi tối cho gia đình, bao gồm cả việc tự nguyện rửa bát.
Lịch làm việc của Bill Gates được chia nhỏ thành những quãng nghỉ 5 phút. Với lịch dày đặc như vậy, một câu chuyện vui mà người ta vẫn thường kể lại là nếu có đánh rơi tờ 100 USD, Bill Gates cũng không dừng lại để nhặt nó lên. Khi còn điều hành Microsoft, vị tỷ phú hiện giàu thứ tư thế giới thường bỏ ăn sáng, uống nước ngọt thay cơm để tránh lãng phí thời gian quý báu của mình.
 |
Bill Gates vẫn duy trì thói quen dậy sớm sau khi 'về hưu'. |
Elon Musk
Người giàu nhất hành tinh dành hơn 40 giờ mỗi tuần để làm việc, cao điểm lên tới 80 - 90 tiếng ở thời điểm dự án cần gấp rút hoàn thiện. Với việc phải điều hành cả Tesla và SpaceX, Elon Musk thường ngủ muộn vào lúc 1h00 sáng và dậy vào lúc 7h00 sáng ngày hôm sau.
Jack Dorsey
Cũng như Elon Musk, việc phải điều hành hai công ty cùng lúc khiến cho CEO của Twitter và Square có một lịch làm việc dày đặc lên tới 18 tiếng mỗi ngày. Vị CEO 45 tuổi thường đi ngủ vào khoảng 1h00 sáng và mau chóng thức dậy lúc 5h00 sáng, tắm nước lạnh và đi làm bằng cách đi bộ 8km ba ngày một tuần.
Không những thế, Jack Dorsey chỉ ăn một bữa trưa trong ngày với thực đơn rất nhiều rau xanh và tập thiền 2 giờ mỗi ngày.
Marissa Mayer
Marissa Mayer không phải một người dậy quá sớm, nhưng bởi vì bà chỉ đi ngủ lúc 3h00 sáng nên giờ làm việc của vị nữ tướng công nghệ này lúc 8h00 sáng không phải là điều gì đó quá tệ. Đó là khoảng thời gian khi bà làm CEO của Yahoo giai đoạn 2012 - 2017. Thậm chí, vị nữ tướng 46 tuổi vẫn duy trì cường độ làm việc 130 tiếng/tuần ngay trên giường đẻ sau khi hạ sinh hai bé gái sinh đôi hồi năm 2015.
 |
Marissa Mayer từng được xem là CEO công nghệ chăm chỉ nhất Thung lũng Silicon |
Tim Armstrong
Cựu CEO của AOL cho biết thường ngủ lúc 11h giờ tối và dậy lúc 5h00 sáng để tập thể dục và đọc sách, sau đó bắt đầu trả lời email. Tim Armstrong mất một tiếng để đi từ nhà tới chỗ làm, nhưng ông cho biết mình làm việc trong xe khá hiệu quả.
Vittorio Colao
Trong thời gian 10 năm làm CEO của Vodafone, Vittorio Colao thường đi ngủ lúc 11h30 tối và dậy lúc 6h00 sáng để tập thể dục trong khoảng 40 phút, trước khi làm việc cả ngày. Hiện vị doanh nhân 60 tuổi này lãnh đạo nhóm cố vấn đặc biệt về phục hồi kinh tế trong dịch Covid-19 cho chính quyền của Thủ tướng Ý Giuseppe Conte.
Kevin O’Leary
Kevin O’Leary thường dậy lúc 5h00 sáng, đạp xe đạp trong lúc xem tin tức để nắm bắt về thị trường tài chính công nghệ Mỹ - Canada. Ông bắt đầu rời nhà đi làm lúc 6h30 với nhiều công việc khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất chính là ghi hình cho Shark Tank phiên bản Mỹ từ mùa 2009 đến 2014.
Phương Nguyễn (tổng hợp)

Những lãnh đạo công nghệ thế giới đam mê game
Trước khi trở thành những nhà lãnh đạo công nghệ của những công ty có vốn hóa nghìn tỷ như hiện nay, nhiều cái tên từng rất ham mê video game.
" alt=""/>Những lãnh đạo công nghệ ‘dậy sớm để thành công’

- Thầy giáo trẻ ở Quảng Ngãi phát hiện mình mắc ung thư lưỡi chỉ trước lễ cưới 18 ngày. Anh đã khiến cả bệnh viện ấn tượng khi xin mổ lưỡi sớm để kịp về cưới vợ.8 người trong gia đình mắc ung thư, cảnh báo căn bệnh di truyền không thể bỏ qua
Có những dấu hiệu này, quý ông có thể bị ung thư dương vật
Thầy giáo Lê Văn Đồng (33 tuổi) vừa bắt xe từ Quảng Ngãi vào bệnh viện ung bướu TP.HCM tái khám sau gần 2 năm được chẩn đoán mắc ung thư lưỡi.
Theo lời thầy giáo dạy toán, năm 2016, anh thấy trong miệng mình có những nốt nhỏ, cảm giác hơi đau. Nghĩ là nhiệt miệng, anh mua thuốc uống nhưng tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Khi đi khám bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ chẩn đoán viêm vành lưỡi.
 |
Nam thầy giáo và bác sĩ Bùi Xuân Trường lúc tái khám mới đây |
Anh Đồng lên mạng tìm hiểu thì thấy tình trạng của mình giống ung thư. Lo lắng nên anh vào bệnh viện ung bướu Đà Nẵng thăm khám. Sau 1 tuần lấy mẫu sinh thiết, ngày 3/1/2017, anh nhận kết quả từ bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư lưỡi giai đoạn 1.
“Tôi thật sự rất sốc. Khi ấy nghĩ ung thư là thứ gì ghê gớm lắm” – anh Đồng chia sẻ.
Thời điểm phát hiện mắc ung thư lưỡi, anh Đồng chuẩn bị làm đám cưới. Nhận tin, anh gần như đổ gục. Anh lo lắng rằng khi vợ sắp cưới biết chuyện mình mang bệnh sẽ như thế nào.
May mắn thay, lúc tưởng chừng như gục ngã ấy, anh lại nhận được sự động viên từ gia đình, từ người vợ sắp cưới. Khi tinh thần dần ổn định lại, anh tìm hiểu thông tin và quyết định vào TP.HCM chữa trị với hi vọng “ung thư giai đoạn sớm sẽ điều trị được”.
Theo lời anh Đồng, một ngày sau khi có kết quả mắc ung thư, anh vào bệnh viện ung bướu TP.HCM. Trước thời gian cưới vợ quá gấp gáp, anh kể mọi chuyện với bác sĩ và mong muốn được mổ để kịp thời gian tổ chức lễ cưới.
TS BS Bùi Xuân Trường, Trưởng khoa Ngoại 5 bệnh viện ung bướu TP.HCM cho biết, nhờ phát hiện sớm, khối bướu chỉ lớn hơn 1 cm nên chỉ phẫu thuật cắt rìa khối bướu, nạo hạch cổ để ngăn ngừa di căn rồi tái khám theo dõi định kỳ, không cần xạ trị cũng như tái tạo lưỡi.
 |
Gia đình vợ chồng thầy giáo nay có thêm bé trai 6 tháng tuổi |
8 ngày trước khi lễ cưới diễn ra, anh được bác sĩ phẫu thuật thành công. 4 ngày sau, anh xuất viện về quê.
Thời gian đầu, việc phát âm của anh Đồng gặp nhiều khó khăn. Nhờ kiên trì tập luyện, giọng nói của anh đã cải thiện đáng kể, vẫn có thể tiếp tục công việc đứng trên bục giảng.
Anh Đồng chia sẻ rằng bệnh ung thư như một dấu mốc thay đổi nhiều thứ cuộc đời anh. Anh biết trân trọng hơn những thứ mình có, đặc biệt là sức khỏe. Anh cũng bỏ hẳn thói quen nhậu nhẹt, không còn hút thuốc, ăn uống lành mạnh, siêng chạy thể dục.
Đến nay, sau gần 2 năm, vợ chồng anh đã có con trai 6 tháng tuổi kháu khỉnh.
Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi
Theo BS Bùi Xuân Trường, một tháng gần đây BV có 51 ca ung thư lưỡi nhập viện, trong đó có 6 trường hợp dưới 40 tuổi. Ung thư lưỡi thường xuất hiện ở tuổi trên 50, nay gặp nhiều ở người trẻ, có bệnh nhân chỉ mới 19 tuổi.
Bệnh phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao. Tỷ lệ sống còn trên 5 năm của bệnh nhân giai đoạn 1, 2 khoảng 70-80 %, giai đoạn 3-4 chỉ còn 30-40%.
Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh nhưng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh gồm hút thuốc lá, rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D và khoáng chất.
 |
Người mắc ung thư lưỡi không có cảm giác đau ở giai đoạn đầu nên n thường chủ quan và không đi khám |
Người bệnh mắc ung thư lưỡi ở giai đoạn rất sớm thường cảm giác hơi vướng, cấn ở lưỡi, lúc khám có thể thấy một vùng dày lên hoặc biến đổi màu, vết loét nhỏ giống như nhiệt miệng nên dễ bị bỏ qua.
Giai đoạn trễ hơn bệnh nhân đau, chảy máu, tiết nước miếng nhiều hơn, khó cử động lưỡi, có mùi hôi do bướu nhiễm trùng. Khám thấy khối bướu chồi sùi rõ như bông cải, có thể có vết loét xâm nhiễm cứng trong miệng.
Giai đoạn cuối bướu xâm lấn sâu hơn, chảy máu, đau nhức, khó nuốt, di căn hạch cổ, làm bệnh nhân suy kiệt, tử vong.
Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật hay xạ trị đơn thuần và cắt bỏ hạch cổ để ngăn ngừa di căn. Phẫu thuật viên sẽ cắt rộng cách vị trí xâm nhiễm khoảng 1.5 cm, có thể cắt đến sàn miệng lẫn xương hàm. Nếu để khối u lớn, mất lưỡi quá nhiều thì phải tái tạo bằng vi phẫu vạt cẳng tay-quay, hoặc vạt đùi ngoài.
Sau khi tái tạo lưỡi một thời gian, bệnh nhân có thể phục hồi chức năng phát âm, nuốt, cảm giác.
Giai đoạn muộn bệnh nhân có thể phẫu thuật kết hợp hóa - xạ trị. Sau khi mổ cắt phần lưỡi có bướu, các bác sĩ tái tạo lưỡi từ các mô xung quanh hoặc từ da đùi, da cẳng tay, mục đích phục hồi chức năng phát âm, nuốt, cảm giác, cử động lưỡi cho bệnh nhân.

Bé 4 tuổi bị ung thư dạ dày vì món ăn quen thuộc trong bữa cơm người Việt
Dưa chua là món rất quen mặt với người Việt Nam nhưng chúng sẽ gây hại cho cơ thể nếu không được sử dụng một cách đúng đắn.
" alt=""/>Thầy giáo trẻ xin mổ ung thư lưỡi sớm để kịp về cưới vợ