Theo đó, Avanci đang tập hợp những bằng sáng chế nền tảng cốt lõi đóng vai trò quy định các chuẩn quan trọng trong lĩnh vực không dây, được sở hữu bởi các tên tuổi tiên phong đầu ngành, và cấp một giấy phép duy nhất cho các nhà sản xuất thiết bị IoT (Internet vạn vật) có nhu cầu bổ sung kết nối vào thiết bị.
Với hàng tỷ thiết bị kết nối mạng hàng năm, Internet Vạn vật đang khởi động một ngành kinh tế hàng hóa hoàn toàn mới. Đối với nhiều nhà sản xuất, khi gia nhập lĩnh vực IoT, khi cần chức năng kết nối trong thiết bị của mình, thủ tục xác định giá và danh mục bằng sáng chế cần xin phép sử dụng có thể rất phức tạp. Avanci giúp quy trình này trở nên đơn giản hơn bằng cách cấp một giấy phép duy nhất như chiếc chìa khóa tiếp cận bằng sáng chế của nhiều công ty khác nhau, dựa trên nguyên tắc công bằng, hợp lý, và không phân biệt đối xử (viết tắt là FRAND – Fair, Reasonable, and Non-Discriminatory)
Các công ty sẽ được hưởng giá cả minh bạch, ổn định theo từng thiết bị, tính trên giá trị công nghệ đó mang lại cho thiết bị.
Ông Kasim Alfalahi, Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Avanci cho biết: “Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng Tư, giải pháp giấy phép bản quyền của chúng tôi đã nhận được vô số phản hồi tích cực ngoài sức tưởng tượng từ cả phía các nhà sản xuất thiết bị IoT lẫn các bên sở hữu bằng sáng chế, và Avanci sẽ sớm bổ sung thêm nhiều công ty vào danh sách trong thời gian tới. Với Avanci, quá trình đàm phán với nhiều đối tác công nghệ tiêu tốn nhiều thời gian và tài nguyên nay chỉ còn một bước duy nhất, với một giấy phép, giúp các nhà sản xuất IoT tiếp cận những công nghệ không giây tiên tiến nhất thế giới và dành thời gian cho việc mang sản phẩm mới đến với thị trường".
" alt=""/>Avanci ra trung tâm giao dịch dành cho công nghệ không dây có bản quyềnĐây là một chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trường Đại học FPT (2006 - 2016).
Theo thông tin từ khối giáo dục FPT, vào trung tuần tháng 8/2016, đoàn cựu sinh viên Đại học FPT của trường và phòng Công tác sinh viên đã có mặt tại làng nghề Bát Tràng để cùng tự tay chọn những viên gạch cho sự kiện xây bức tường gạch vinh danh 1.000 sinh viên đầu tiên tốt nghiệp. Hoạt động cũng là dịp để cựu sinh viên giao lưu, gặp gỡ, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và cộng đồng cựu sinh viên.
![]() |
Khối giáo dục FPT cũng cho biết, với khẩu hiệu“Pick your brick”, các cựu sinh viên đã tiến hành lựa chọn những viên gạch với màu sắc ưa thích và bắt đầu quá trình trang trí, vẽ, khắc tên trên gạch. Đây chính là những thành phần sẽ tạo nên bức tường có tên của 1.000 cựu sinh viên tốt nghiệp đầu tiên của Đại học FPT.
Cách đây tròn 10 năm, ngày 8/9/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 208 cho phép chính thức thành lập Trường Đại học FPT. Với quyết định này, Đại học FPT chính thức ra đời, trở thành trường đại học đầu tiên do một doanh nghiệp đứng ra thành lập và được tự chủ trong việc xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành tại Việt Nam. Sự ra đời của Đại học FPT được đánh giá là dấu mốc cho đấu tranh tự chủ của đại học Việt Nam, mở đầu cho trào lưu thành lập các trường đại học tư thục Việt Nam, sau khi Luật Giáo dục 2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Còn với FPT, sự ra đời của Trường Đại học FPT vào năm 2006 cũng là bước ngoặt đánh dấu FPT chính thức tham gia sâu vào lĩnh vực giáo dục.
" alt=""/>Đón tuổi lên 10, ĐH FPT dựng tường gạch vinh danh 1.000 sinh viên đầu tiên tốt nghiệpTrong lễ kỉ niệm 20 năm thành lập (12/9/1996 -12/9/2016), Công đoàn Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã trao giải cuộc thi “Viết về MobiFone”.
![]() |
Ông Lê Nam Trà -Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Viễn thông MobiFone trao tặng giải Đặc biệt của cuộc thi “Viết về MobiFone” |
Những tác phẩm của tình yêu và niềm tự hào
Ngay từ đầu năm 2016, câu hỏi “MobiFone trong bạn là tình yêu, lòng tự hào hay gia đình thứ hai?” được gửi tới các đoàn viên Công đoàn đã có hiệu ứng như một lời hiệu triệu. Hàng ngàn câu trả lời thương mến từ người MobiFone khắp mọi miền gửi về cuộc thi “Viết về MobiFone”.
![]() |
Cuộc thi “Viết về MobiFone” đã thu hút được đông đảo CBCNV tham gia với nhiều tác phẩm chất lượng cao |
Các tác phẩm đã được chọn lọc, được cân nhắc nhiều lần, để rồi từ hàng trăm bài viết, đã tìm ra những tác phẩm xuất sắc nhất vào vòng chung kết của cuộc thi. Tại Hội diễn văn nghệ chào mừng 20 năm thành lập Công đoàn Tổng công ty, Ban tổ chức đã công bố và vinh danh các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong cuộc thi “Viết về MobiFone”. Giải Nhất tập thể được trao cho Công đoàn Cơ quan Tổng công ty và giải Đặc biệt cá nhân được trao cho tác phẩm đầy tâm huyết của anh Nguyễn Xuân Nghĩa - Giám đốc TT Đo kiểm & Sửa chữa thiết bị viễn thông…
Nhưng ý nghĩa của cuộc thi không chỉ giới hạn ở những giải thưởng mà rộng hơn, mỗi tác phẩm đã ghi lại những dấu ấn đậm nét và cả chặng đường lịch sử, những thành tựu đáng tự hào của MobiFone.
Nhà báo Ngô Bá Lục - Phó Tổng biên tập Báo điện tử Saostar, thành viên Ban giám khảo của Cuộc thi “Viết về MobiFone” đã thốt lên: “Vẫn luôn theo dõi và rất ấn tượng với quá trình phát triển và những thành tựu MobiFone đạt được, nhưng quả thực đến khi được tin tưởng chọn làm giám khảo cuộc thi “Viết về MobiFone” tôi mới hiểu vì sao doanh nghiệp này lớn mạnh đến vậy. Đây chỉ là một hoạt động phong trào, ngoài giờ làm việc mà các anh, chị còn đầu tư tỉ mỉ như thế này thì sản phẩm chính cung cấp cho khách hàng chắc chắn còn được chăm chút kỹ lưỡng gấp nhiều lần”.
![]() |
Anh Nguyễn Xuân Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Đo kiểm & Sửa chữa thiết bị viễn thông, Giải xuất sắc của cuộc thi “Viết về MobiFone” |
Chỉ có thể là tình yêu
Ở một doanh nghiệp viễn thông mà từ khóa chính là “Tốc độ”, công việc cuốn người ta đi tưởng chừng như chẳng có lúc nào nghỉ ngơi, cũng không phải nhà văn chuyên tâm với nghiệp viết, ấy vậy mà những thạc sĩ, tiến sĩ, kỹ sư công nghệ thông tin đã bao lần thức trắng đêm, miệt mài với những con chữ để cho ra đời những “công trình” lên đến gần ngàn trang viết.
Điều đó chỉ có thể lý giải bằng tình yêu, sự gắn bó máu thịt đã thôi thúc các anh chị phải tỏ bày. Như lời tâm sự gan ruột của chủ nhân Giải Đặc biệt: Anh Nguyễn Xuân Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Đo kiểm & Sửa chữa thiết bị viễn thông chia sẻ: “Tôi thấy mình có trách nhiệm phải kể lại những câu chuyện cho thế hệ trẻ. May mắn được sống và làm việc với MobiFone từ những ngày đầu thành lập cũng là những ngày đầu tốt nghiệp đại học, tôi thấy cần kể lại những câu chuyện không bao giờ quên để góp một phần nhỏ bé của mình vào bộ “tài liệu lịch sử” của Công Đoàn Tổng công ty quagần 1/4 thế kỷ”.
Đó còn là chị Lê Thị Thúy - Trung tâm Công nghệ thông tin, ngườiđã rất khéo léo sắp xếp thời gian để không ảnh hưởng tới công việc chuyên môn. Bài thi chủ yếu được chị hoàn thiện vào buổi đêm, từ 10h tối đến khoảng 2, 3 giờ sáng, khi công việc nhà đã xong, các con đã ngủ. Là chị Ngạc Thị Hồng Xiêm - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1, người đã bỏ ra nửa năm trời thu thập tư liệu và nhiều đêm thức trắng để xây dựng bản thảo. Lựa chọn chủ đề văn hoá MobiFone làm điểm nhấn riêng: Văn hóa MobiFone đã làm nên những con người MobiFone trung thực, sáng tạo, nghĩa tình và hết mình với công việc,tác phẩm của chị đã tái hiện sinh động quá trình xây dựng và phát triển “8 cam kết của MobiFone” cùng với thông điệp “Kết nối giá trị - Khơi dậy tiềm năng” đã làm nên văn hóa riêng đặc sắc của MobiFone.
20 năm - một dấu son trên chặng hành trình không mỏi, là dịp để mỗi cán bộ công nhân viên Tổng Công ty Viễn thông MobiFone nhìn lại những ngày đã qua để có thêm niềm tự hào và tin tưởng vững bước trên con đường đổi mới, sáng tạo và chinh phục những đỉnh cao mới. Trong hành trình đó, những di sản tinh thần mang một ý nghĩa đặc biệt.
Như lời của ông Bùi Sơn Nam -Phó Tổng giám đốc Công ty MobiFone phát biểu tổng kết cuộc thi: “Viết về MobiFone” là cuộc thi có ý nghĩa vô cùng to lớn, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu MobiFone trong mỗi CBCNV. Các tác giả đã gửi gắm tình yêu MobiFone sâu sắc trong mỗi trang viết thấm đẫm cảm xúc. Có những tác phẩm thực sự trở thành công trình nghiên cứu về MobiFone. Tôi tin rằng đây sẽ là kho tư liệu quý báu, kho tài sản tinh thần vô giá cho các thế hệ trẻ MobiFone sau này”.
Vũ Ngọc Minh" alt=""/>Di sản tinh thần 20 năm của MobiFone