Trong thời đại “thế giới phẳng” như hiện nay, việc trang bị cho con đồng thời cả kỹ năng và kiến thức để trở thành một ”công dân toàn cầu” được đánh giá là phương pháp rèn luyện con thông thái mà các phụ huynh đều hướng đến. Giao thoa văn hóa và bản sắc
Là “công dân” của một quốc gia đồng nghĩa với việc có quyền sinh sống, làm việc và tham gia các hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Tuy nhiên, thay vì cam kết, bó hẹp bản thân trong khuôn khổ vị trí địa lý cụ thể, “công dân toàn cầu” coi mình là công dân của thế giới với quyền lợi và bổn phận mang tính nhân loại.
Điều này không có nghĩa là những công dân toàn cầu khước từ quốc tịch hay bản sắc văn hóa của đất nước họ, mà trái lại, họ coi trọng và cùng chia sẻ các giá trị văn hóa và tập quán của các quốc gia khác.
 |
Học sinh Hanoi Academy cùng trải nghiệm các giá trị văn hóa của các quốc gia khác |
Xóa bỏ khoảng cách ngôn ngữ và địa lý
Những công dân toàn cầu có thể nhanh chóng xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ và địa lý để hội nhập vào từng quốc gia mà họ đến. Một trong những tấm vé thông hành lớn nhất cho các bạn trẻ bước ra thế giới là Tiếng Anh - ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới.
Với vốn tiếng Anh lưu loát, các bạn trẻ có nhiều cơ hội hơn để tiến xa trong học tập cũng như tham gia các hoạt động giao lưu với các bạn bè năm châu một cách tự tin và nhiệt tình. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các bạn trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm, thời gian để chinh phục ngôn ngữ này càng được rút ngắn và trình độ sẽ càng được nâng cao.
Quan tâm, sáng tạo và chủ động
Công dân toàn cầu luôn chủ động và sáng tạo trong tư duy và hành động. Đặc biệt là khi thời kỳ hội nhập mang đến nhiều thách thức mới trên mọi lĩnh vực thì trẻ em và thanh thiếu niên cần phải trau dồi kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng hòa nhập và phát triển.
Đây chính là lý do tại sao Hanoi Academy, trường song ngữ đầu tiên tại Hà Nội đã coi việc phát triển công dân toàn cầu là mục tiêu chính trong chương trình giáo dục ngay từ khi mới thành lập. Điều này đảm bảo rằng các bạn trẻ có thể chủ động tham gia vào mọi lĩnh vực trong đời sống và đặc biệt là tự tin về bản thân thông qua chương trình học tập năng động và có tính tương tác cao.
Môi trường hoàn hảo cho những công dân toàn cầu
Nắm bắt được xu thế phát triển, trường Hanoi Academy đã nghiên cứu và đưa ra lộ trình học rõ ràng, linh động và có tính kế thừa cho tất cả các cấp học từ Mầm non đến Trung học.
Chương trình học tại Hanoi Academy là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giáo trình có bản quyền của Anh Quốc với chương trình chuẩn quốc gia của bộ GD & ĐT Việt Nam, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu những kiến thức, kĩ năng từ cả hai nền giáo dục truyền thống và quốc tế.
Bên cạnh việc giảng dạy, Hanoi Academy còn là đơn vị khảo thí và cấp bằng chính thức của các tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới với những chứng chỉ danh giá toàn cầu ở các cấp học như iGCSE, A-Level, International Foundation Diploma, qua đó mở ra cơ hội học tập và làm việc trên toàn thế giới cho học sinh của trường
 |
Hanoi Academy là môi trường hoàn hảo nuôi dưỡng công dân toàn cầu |
Thêm vào đó, đội ngũ giáo viên chất lượng cao cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ là yếu tố kích thích trẻ học hỏi một cách chủ động và hứng khởi.
Với đội ngũ giáo viên Quốc tế, giáo viên Việt Nam và trợ giảng, tất cả đều sở hữu bằng cấp và kinh nghiệm làm việc lâu năm, Hanoi Academy không chỉ tập trung cho chất lượng giảng dạy trên lớp, mà xây dựng một trải nghiệm giáo dục công dân toàn cầu tổng thể.
Mục tiêu này càng được củng cố với hệ cơ sở vật chất và dịch vụ chăm sóc hàng đầu, được thiết kế với một mục tiêu duy nhất: cung cấp cho học sinh một môi trường học tập an toàn, tiện nghi, đáp ứng mọi nhu cầu phát triển về nhận thức, kĩ năng và thể chất.
 |
Ông Charles Whalen Rutherford, Giám đốc Ban Chương trình Giáo dục Quốc tế, trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy |
Ông Charles Whalen Rutherford, Giám đốc Ban Chương trình Giáo dục Quốc tế, trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy cho biết “Toàn cầu hóa là kết quả tất yếu của kinh thế thị trường. Xu thế này đòi hỏi tất cả chúng ta phải trở thành những công dân toàn cầu, dù muốn hay không. Điều quan trọng ở đây là, trong bối cảnh tốc độ thay đổi của thế giới ngày một tăng nhanh, thế hệ trẻ cần có môi trường giáo dục lý tưởng để đảm nhận vai trò công dân toàn cầu một cách chủ động. Hanoi Academy không nhìn nhận “Công dân toàn cầu” như một trạng thái hay danh hiệu, mà coi đó là một chặng đường dài với rất nhiều nỗ lực và định hướng. Chúng tôi luôn tự tin với vai trò định hướng, đào tạo của mình, và vui mừng khi được chia sẻ tầm nhìn này với ngày một nhiều phụ huynh và học sinh”.
Tấn Tài" alt=""/>Giáo dục: Nơi chắp cánh cho những công dân toàn cầu
- Tại hội nghị thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển KHCN được tổ chức hôm qua, 28/12, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, tạo môi trường "sạch" cả về kinh tế, chính trị, pháp luật là điều kiện tiên quyết để có thể thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài về nước cống hiến.Nước Mỹ không cần tuyên truyền, trí thức vẫn đến
TS. Tạ Bá Hưng, Quỹ Đổi mới Công nghệ quốc gia (FIRST) cho biết, theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 400.0000 người Việt Nam có trình độ CĐ, ĐH trở lên đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn về chất xám, trí tuệ và kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, hàng năm chỉ có khoảng trên dưới 200 chuyên gia người Việt ở nước ngoài về nước giảng dạy và làm việc.
Theo ông Hưng, đối với vấn đề thu hút nhân tài, chúng ta đã có rất nhiều nghị quyết, chỉ thị rất đúng, rất tốt, rất "lung linh" nhưng trên thực tế lại không đi vào cuộc sống được.
Từ năm 2014, Việt Nam đã ban hành Nghị định 87 về thu hút cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài cũng như người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực KHCN đến Việt Nam tham gia các hoạt động nghiên cứu phát triển KHCN. Tuy nhiên, đến nay chưa có một chuyên gia nào được mời về làm hoặc đến làm việc.
"Mặc dù từ nội dung Nghị định có thể suy ra rất nhiều cái hay, từ yêu cầu về visa, hợp đồng lao động thậm chí là bổ nhiệm vào các vị trí quản lý nhưng tại sao ngần ấy năm chưa người nào hưởng chính sách tốt đẹp của chúng ta?".
 |
TS Tạ Bá Hưng cho biết, Nghị định đã ban hành 2 năm nhưng chưa có trí thức nào được mời về. Ảnh: Lê Văn. |
Phân tích nguyên nhân, ông Hưng cho rằng, chúng ta thu hút trí thức về nhưng không giao nhiệm vụ cho họ, không tạo điều kiện môi trường cho họ làm việc, "không có đất cho họ diễn" nên không giữ chân được họ.
Đồng tình với quan điểm của ông Hưng, ông Nguyễn Văn Vẻ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, làm thế nào để những chính sách đi vào cuộc sống là vấn đề khó nhất trong việc thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài hiện nay.
"Điểm mấu chốt nhất đối với trí thức chính là môi trường. Môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý. Môi trường càng sạch thì trí thức càng tìm đến. Môi trường bẩn thì trí thức sẽ xa lánh" - ông Vẻ nói. "Nước Mỹ có nhiều trí thức tìm đến là vì có môi trường tốt chứ họ không cổ vũ cũng không tuyên truyền".
Ông Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc ĐHGQHN cũng chia sẻ, theo một khảo sát mà ĐHQGHN tiến hành thì có tới 70% những người được hỏi xếp yếu tố điều kiện làm việc ở vị trí số 1 trong khi đó, tiền và lương chỉ được xếp ở vị trí số 7.
Điều này cho thấy, điều quan trọng nhất đối với các trí thức ở nước ngoài khi về Việt Nam làm việc chính là môi trường để họ có thể làm việc, cống hiến là quan trọng nhất chứ không phải mức lương.
TS. Hoàng Văn Kể, Chủ tịch hiệp hội khoa học kỹ thuật Hải Phòng thì kể rằng, bản thân ông từng biết nhiều trí thức nước ngoài về Việt Nam đầu tư cả dự án triệu đô nhưng bị "hành" nhiều quá nên không chịu được, chấp nhận phá sản rồi bỏ đi.
"Nếu sự việc đó tiếp tục tiếp diễn thì nó loang ra ghê gớm. Bởi chỉ cần 1 sự việc đố thôi là trí thức không dám về nữa" - ông Kể khẳng định.
Không nên câu nệ chuyện về hay ở
Ông Mai Trọng Nhuận cũng chia sẻ quan điểm rằng, điều quan trọng đối với thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài không phải là chuyện về hay ở. "Quan trọng nhất là sử dụng kiến thức, kỹ năng của họ chứ không nhất thiết người đó phải sống và làm việc ở Việt Nam" - ông Nhuận nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Phú Bình, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài cho rằng, các du học sinh đi nước ngoài học xong ở lại cũng tốt, không nên câu nệ.
"Các em có thể làm việc ở đâu đó, sau này sẽ có nhiều trải nghiệm và kiến thức hơn. Vấn đề là sau này chúng ta có thể thu hút để sử dụng các em cống hiến cho đất nước được không" - ông Bình nói.
 |
TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam. Ảnh: Lê Văn. |
Một đại diện đến từ Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam thì cho rằng, việc thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài là vấn đề lâu dài chứ không phải nhất thời do đó không nên coi nó như một cuộc vận động.
"Các em học xong có thể ở lại làm việc 20 năm. Quan trọng là sau 20 năm đó các em sẽ về phát triển đất nước" - vị này nói.
Một đại diện đến từ Bộ KHCN thì cho rằng, chính sách thu hút trí thức về Việt Nam sở dĩ không đi vào thực tế vì thiếu thực chất. Nếu không đi vào thực chất, việc thu hút sẽ không thể thực hiện được.
Tán đồng quan điểm chính sách thu hút nhân tài phải đi vào thực chất, ông Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam kể lại câu chuyện của GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, con gái ông học tiến sĩ ở Mỹ về nhưng chỉ nhận mức lượng 3,5 triệu đồng trong khi ở Mỹ lương có thể vài ngàn đô.
"Không biết chính sách thu hút nhân tài của ta thế nào nhưng mức lương đó không bằng lương trả cho ôsin là 5 triệu đồng" - ông Tân nói.
TS Hoàng Văn Kể thì cho rằng, để thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài thì cần có sự quan tâm của những người lãnh đạo cao nhất của đất nước. "Chúng ta đang phát động sống và học tập theo gương Bác Hồ vậy chúng ta phải nghiên cứu xem vì sao trước đây lại có nhiều trí thức giỏi như vậy về nước cống hiến".
Ông Kể cũng cho rằng, bên cạnh các chuyên gia Việt Nam, Chính phủ cũng nên tìm kiếm những người Việt Nam ở nước ngoài để tham vấn ý kiến giải quyết những vấn đề bức xúc nhất của xã hội đang đặt ra chạy chức chạy quyền, cải cách hành chính sao cho minh bạch, kẹt xe ở hai thành phố lớn, biến đổi khí hậu.
1,5 triệu USD xây dựng mạng lưới chuyên gia người Việt ở nước ngoài Tại hội nghị, TS Tạ Bá Hưng cũng cho biết, mới đây, Bộ trưởng Bộ KHCN đã Phê duyệt Đề án Xây dựng Mạng lưới chuyên gia Việt Nam trên thế giới với nguồn kinh phi triển khai trên 1,5 triệu USD. Theo đó, khi hoàn thành, cơ sở dữ liệu chuyên gia Việt Nam trên thế giới sẽ bao gồm khoảng 25-50 chuyên gia cố vấn cao cấp, 3.000 chuyên gia chuyên ngành (trong đó có khoảng 2.500 người Việt Nam ở nước ngoài và khoảng 500 chuyên gia giỏi nước ngoài), khoảng 100 doanh nhân xuất sắc, các CEO thành đạt và một số nghệ nhân, cá nhân có tay nghề cao, kỹ năng, bí quyết kỹ thuật quan trọng) và khoảng 500 đề xuất, dự án của các đối tác trong nước có nhu cầu thu hút và sử dụng chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia giỏi nước ngoài. Theo kế hoạch, khoảng tháng 6/2017, mạng lưới này sẽ đi vào vận hành trên nền tảng website. |
Lê Văn
" alt=""/>Tiến sĩ về nước lương không bằng osin thì thu hút thế nào?