
Việt Nam đang có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Điển hình như Momo, doanh nghiệp mới về tài chính công nghệ (FinTech) và gần đây Momo đã thu hút được khoản đầu tư lên đến 28 triệu đô la từ Standard Chartered và Goldman Sachs.
Hiện, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã xem Việt Nam như là Thung lũng Silicon kế tiếp. Tuy nhiên, để tạo sức bật cho mảng kinh doanh công nghệ, đòi hỏi phải có băng thông mạng tốc độ cao.
SD-WAN - Giải pháp kết nối tốc độ cao
Các doanh nghiệp mới nổi cần kết nối mạng tốc độ cao và ổn định để có thể làm việc nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho tài sản, và dễ dàng mở rộng địa điểm khi việc kinh doanh phát triển.
Một cách để duy trì hiệu suất của hệ thống mạng ở trạng thái cao nhất là tận dụng những công nghệ WAN (mạng diện rộng) tiên tiến nhất. Các công nghệ WAN trước đây từng phải sử dụng nhiều phần cứng và hệ thống bản mạch cố định có chi phí cao. Nhưng hiện nay, công nghệ WAN dựa trên phần mềm SD-WAN (Software-Defined Wide Area Networks – Mạng điều khiển bằng phần mềm) và công nghệ ảo hóa hạ tầng mạng NFV (Network Function Virtualization) có thể thực hiện các chức tốt hơn rất nhiều so với hệ thống cũ nhưng có chi phí thấp hơn. Với công nghệ SD-WAN, doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp ở trung tâm khu vực có thể cải thiện khả năng kết nối mạng và tăng cường tính linh động trong hệ thống. Tiếp đến, khi tận dụng tốt những kiến trúc ảo hóa và tính năng tiên tiến này của công nghệ mạng, doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất lao động, đưa ra những chiến lược kinh doanh mới, và cuối cùng là tận dụng những điều này làm lợi thế cạnh tranh.
" alt=""/>Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng công nghệ mạng thế hệ mớiNgày 4/4/2017, tại Triển lãm - Hội thảo Quốc gia về An ninh bảo mật (Security World 2017), Công ty máy tính CMS (thuộc Tập đoàn công nghệ CMC) đã giới thiệu tới khách hàng dòng sản phẩm máy tính để bàn CMS Powercom tích hợp các giải pháp an ninh an toàn thông tin, giúp chống đánh cắp dữ liệu hiệu quả.
Theo thống kê từ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho thấy, năm 2016 đã có hơn 134.000 sự cố an ninh mạng đã xảy ra (bao gồm sự cố Phishing, Malware và Deface), tăng gấp bốn lần so với năm 2015.
VNCERT cũng cảnh báo mức độ phát triển và lây lan nhanh chóng của mã độc mã hóa dữ liệu Ransomware trong năm qua.
Báo cáo của một doanh nghiệp bảo mật cũng ghi nhận năm 2016 là năm bùng nổ của Ransomware khi trung bình 10 email nhận được thì 1,6 email có chứa Ransomware.
Cũng theo báo cáo này, người dùng Việt Nam đã chịu thiệt hại lên đến 10.400 tỷ đồng, tăng gần 9.000 tỷ đồng so với mức thiệt hại năm 2015.
Trước nguy cơ bùng nổ của Ransomware, Công ty máy tính CMS (thuộc Tập đoàn công nghệ CMC) đã tung ra thị trường các sản phẩm thuộc dòng máy tính để bàn CMS Powercom như CMS Powercom PB59-889, CMS Powercom PB75-889… với nhiều tính năng bảo mật được tích hợp.
" alt=""/>CMS ra mắt dòng máy tính Powercom bảo mật cao tại Security World 2017Thông tin đưa ra tại cuộc họp gần đây ở Bộ TT&TT cho biết, ngân sách dành cho quảng cáo ở Việt Nam năm 2016 ước khoảng 1,5 tỷ USD, trong đó riêng quảng cáo trên môi trường số chiếm 60% ngân sách dành cho quảng cáo ở Việt Nam. Quảng cáo trên môi trường số đang đe dọa và cạnh tranh rất mạnh với quảng cáo truyền thống.
Tuy nhiên, trên thực tế thì quảng cáo trên môi trường số không thực sự hiệu quả như người ta tưởng. Theo đại diện WPP, hãng truyền thông đại diện cho 6 agency truyền thông lớn nói rằng: "Google và Facebook đưa ra thuật toán thay thế cho con người, làm cho quảng cáo trên mạng không thật 100%, các kênh treo quảng cáo cũng không được tối ưu như quảng cáo truyền thống. Càng ngày quảng cáo trên môi trường số càng cho thấy nó thực sự không hiệu quả như nhiều người vẫn nghĩ”.
Các nhà quản lý còn cảnh báo các nhãn hàng tại Việt Nam phải kiểm soát để hình ảnh quảng cáo của mình không xuất hiện ở các trang web vi phạm bản quyền. Theo thống kê có 73 trang web phát phim không bản quyền, sống nhờ các nhãn hàng quảng cáo, thông qua mạng quảng cáo của Google, nhưng các nhãn hàng này cũng không biết rằng họ đang vi phạm pháp luật.
Việc quản lý để quảng cáo của các nhãn hàng không xuất hiện ở những kênh có nội dung xấu không phải vấn đề của riêng Việt Nam. Gần đây, Bộ TT&TT đã có cuộc làm việc với Google, ngay đại diện Google cũng trả lời rằng rất khó có thể kiểm soát hết nội dung mà người dùng Internet đăng lên mạng, vì cứ mỗi phút trôi qua là có thêm 400 giờ clip tung lên mạng. Việc Google dùng từ khóa để chặn lọc không hiệu quả, số lượng video up lên mạng quá nhiều và Google không quản lý được vì những video có nội dung xấu được xếp vào các nhóm giải trí nên đã qua mặt thuật toán Google.
Theo đại diện WPP, các nhà quảng cáo luôn cam kết với khách hàng (là các đơn vị, nhãn hàng) khi quảng cáo trên phương tiện nào đều đảm bảo phải an toàn cho khách hàng, trong môi trường tuân thủ pháp luật, yêu cầu các nội dung phải đảm bảo đúng chất lượng, không ảnh hưởng vấn đề về chính trị, game, sex. Có nghĩa là khi quảng cáo cho khách hàng phải chọn đúng đối tượng trong môi trường an toàn. Tuy nhiên, mạng xã hội là nơi những người sử dụng gặp nhau trên đó nên để quản lý nội dung phức tạp hơn nhiều so với quảng cáo truyền thống.
" alt=""/>Quảng cáo online không thật sự hiệu quả như người ta tưởng