Với sự vào cuộc tích cực của lực lượng công an và ĐVTN, tính đến ngày 23/2/2024, có 201 nghìn trường hợp trong tổng số 322 nghìn thanh, thiếu niên từ 16 - 30 tuổi trên địa bàn tỉnh đã được lực lượng công an thu nhận hồ sơ cấp tài khoản ĐDĐT mức độ 2. Trong đó, có hơn 175 nghìn tài khoản đã kích hoạt.
Để phong trào “Tôi và bạn có ví điện tử VNeID” đi vào chiều sâu và đạt kết quả tích cực, thời gian tới, Tỉnh đoàn và Công an tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, ĐVTN và người dân về mục đích, ý nghĩa của việc phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử trong chuyển đổi số quốc gia.
Duy trì thường xuyên việc ra quân hỗ trợ ĐVTN và người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản ĐDĐT và sử dụng ứng dụng VNeID trong thực hiện các giao dịch hành chính...
Theo Bá Sơn(Báo Quảng Ngãi)
" alt=""/>Đẩy mạnh phong trào “Tôi và bạn có ví điện tử VNeID”So với bảng giá đất của Hà Nội hiện nay, mức trúng đấu giá trên cao hơn so với bảng giá đất của các quận nội thành. Thậm chí còn cao hơn bảng giá đất nhiều khu vực tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng…
Theo bảng giá đất, giá đất cao nhất của thành phố thuộc về quận Hoàn Kiếm với 187,9 triệu đồng/m2. Mức giá này tương ứng với vị trí 1, gồm các đường Lê Thái Tổ, đường Hàng Ngang, đường Hàng Đào.
Đường Trần Hưng Đạo (Từ Trần Thánh Tông- Lê Duẩn), Phố Huế có giá đất là 114 triệu đồng/m2, thấp hơn giá trúng đấu giá cao nhất tại Hoài Đức.
Nhiều khu vực khác tại quận Hoàn Kiếm có giá đất từ 90-98 triệu đồng/m2, như Hàng Mã, Lý Nam Đế, Nguyễn Hữu Huân… thấp hơn mức trúng đấu giá ở cả Đan Phượng và Thanh Oai.
Đất đấu giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2 cũng “vượt mặt” bảng giá đất cao nhất tại các quận Ba Đình (132,6 triệu đồng/m2), Hai Bà Trưng (106,7 triệu đồng/m2), Đống Đa (92,8 triệu đồng/m2), Tây Hồ (78,8 triệu đồng/m2).
Trong khi đó, so với bảng giá đất khu dân cư nông thôn tại các xã có khu đất đấu giá, mức trúng “vọt giá” hơn nhiều lần.
Ghi nhận trên bảng giá đất, tại huyện Đan Phượng, xã Hạ Mỗ có giá đất là gần 1,7 triệu đồng/m2. Thị trấn Phùng giá đất cao nhất ở vị trí 1, đường quốc lộ 32 là 15,8 triệu đồng/m2.
Tại huyện Thanh Oai, xã Thanh Cao có giá đất là gần 0,8 triệu đồng/m2. Giá đất ở thị trấn Kim Bài cao nhất là 8 triệu đồng/m2 (đường quốc lộ 21B qua địa phận thị trấn, vị trí 1).
Tại huyện Hoài Đức, giá đất tại xã Tiền Yên là 2,47 triệu đồng/m2. Giá đất ở thị trấn Trạm Trôi cao nhất là 17,9 triệu/m2 (quốc lộ 32, vị trí 1).
Trên thị trường, khảo sát thông tin rao bán, giá đất khu vực xã Thanh Cao (huyện Thanh Oai), thời gian qua có xu hướng đi lên. Trong 3 tháng qua, giá rao bán trên nhiều trang về bất động sản dao động từ 18-39 triệu đồng/m2, trung bình rơi vào 28,5 triệu đồng/m2. Có thể thấy giá trúng đấu giá vẫn cao gấp khoảng 3 lần mặt bằng chung.
Còn tại Hoài Đức, khảo sát cho thấy, nhà đất khu vực Tiền Yên đang được rao bán ở mức trung bình 43 triệu đồng/m2. Giá đất các xã lân cận cũng ở ngưỡng tương tự, như Vân Côn 41 triệu đồng/m2...
Theo một số nhà đầu tư, môi giới, giá đất thổ cư xung quanh khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đang ở mức 80 triệu đồng/m2 đối với mặt đường, trong khi mặt ngõ ở mức 40-50 triệu đồng/m2.
Đất đấu giá leo thang, phiên sau cao hơn phiên trước ở Hà Nội. Biểu đồ: Hồng Khanh
Ông Phạm Đức Toản, CEO CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ Việt Nam (EZ Property) chia sẻ, bản thân doanh nghiệp làm dự án cũng thấy rất hoang mang khi đất đấu giá có dấu hiệu bất thường, bị bơm thổi không đúng với giá trị thật.
"Từ một khu đất sau phiên đấu giá bỗng tăng gấp nhiều lần mặt bằng chung sẽ khiến sản phẩm bất động sản bài bản của doanh nghiệp không bán được như giá trúng. Nhà nước khi thu hồi đất cũng có thể gặp khó khăn do người dân phản ứng vì chênh lệch quá lớn khi nhìn vào đất đấu giá”, ông Toản nói.