![]() |
Hari Won chọn bộ váy dài màu xám quý phái. Cô khoe khéo eo thon và bờ vai hờ hững. Năm nay, Hari Won đã bước vào tuổi 36 nhưng nhan sắc và sự trẻ trung của cô khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Trấn Thành trung thành với phong cách bảnh bao và lịch lãm. Đứng bên nhau, Trấn Thành và Hari Won càng nổi bật trước background nội thất cổ điển. Cặp đôi không cần diễn mà trao cho nhau những cử chỉ tình tứ, lãng mạn.
Cặp nghệ sĩ cũng thông báo theo bảng xếp hạng của trang Buzzmetrics Social Index (BSI), Trấn Thành và Hari Won đều có tên trong Top 10 nghệ sĩ có sức ảnh hưởng mạng xã hội nhất tháng 3/2021. Trong đó, Trấn Thành ở hạng 1 còn Hari Won hạng 10.
![]() |
Phía Trấn Thành cho rằng từ kỷ lục doanh thu phòng vé của phim Bố già mà danh tiếng và độ phổ biến mạng xã hội của nam MC tăng mạnh. Mỗi động thái liên quan đến Trần Thành đạt được tiếp cận lớn trên trang Fanpage của sao nam này.
Cẩm Loan
Mừng phim "Bố già" được xuất ngoại ra mắt tại Malaysia và Singapore, Trấn Thành và Tuấn Trần tung bộ ảnh mới cuốn hút.
" alt=""/>Trấn ThànhHình ảnh từ camera đặt bên trong sân bay cho thấy chú gấu đã phá vỡ hàng rào kim loại giữa đêm. Trước đó, nó đã bị camera ghi lại khi đang đi quanh một cửa kiểm tra an ninh khi một chuyến bay đến Moscow đang làm thủ tục.
![]() |
Chú gấu phá hàng rào đột nhập vào sân bay. |
Quan chức đã quyết định bắn hạ chú gấu để ngăn ngừa nó gây nguy hiểm đối với nhân viên sân bay và du khách.
Một phát ngôn viên của sở quản lý tự nhiên khu vực tại Kamchatka cho biết: “Chú gấu đã đột nhập vào phạm vi sân bay một vài lần”.
“Các chuyên gia đã đi theo con thú và cố hù doạ nó về lại rừng, nhưng nó cứ liên tục quay lại”.
“Con gấu đã tỏ ra hung dữ và chúng tôi đã quyết định bắn hạ nó”.
![]() |
Chú gấu nâu trước đó đã bị phát hiện quanh một cổng an ninh |
![]() |
Chú gấu được cho là đã tìm thấy thức ăn bên trong sân bay. |
Theo tờ Siberian Times, sân bay này như một nam châm thu hút con gấu “nghiện máy bay” này.
Các nguồn tin khác cho biết con thú có thể đã tìm thấy một nguồn cung thực phẩm bí mật từ các thức ăn thừa tại sân bay, nơi vận hành thường xuyên các chuyến bay đến thủ đô Moscow.
Hàng ngàn con gấu đi tự do quanh vùng bán đảo Kamchatka bao phủ bởi núi lửa và sông băng.
Hai người đã bị gấu nâu giết chết trong hai vụ việc khác nhau trên bán đảo này, riêng chỉ trong mùa hè năm nay. Trong một vụ tấn công, một người đi câu đã tử vong. Trong vụ còn lại, một công nhân xưởng kim loại đã bị giết trong lúc đi bộ vào rừng.
Tuy nhiên, việc thú hoang đi vào trong thành phố Petropavlovsk-Kamchatsky có dân số 180.000 người này là khá hiếm.
Anh Thư
" alt=""/>Gấu hoang bị bắn chết vì liên tục 'đột nhập' vào sân bayĐầu năm 2023, băng đảng tội phạm mạng LockBit đã thực hiện một vụ tấn công theo cách thức tương tự nhằm vào Royal Mail - dịch vụ bưu chính quốc gia của Vương quốc Anh.
Vụ tấn công đã làm tê liệt hoạt động chuyển phát thư quốc tế, khiến hàng triệu lá thư và bưu kiện bị kẹt. Trong khi đó, các máy in liên tục in ra thông báo đòi tiền chuộc màu cam của nhóm LockBit. Mặc dù vậy, Royal Mail sau đó đã từ chối làm theo yêu cầu.
Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam thời gian qua cũng chứng kiến nhiều vụ tấn công hệ thống của các tổ chức, doanh nghiệp bằng mã độc tống tiền. Số vụ tấn công ransomware tăng cao khiến Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã phải liên tục đưa ra cảnh báo.
Trao đổi với VietNamNet, ông Hà Minh Vũ, Trưởng nhóm tư vấn công nghệ của Công ty an ninh mạng Việt Nam (VSEC) cho biết, năm 2023, các cuộc tấn công sử dụng mã độc tống tiền nhắm vào các tổ chức, cơ sở hạ tầng công nghiệp đã tăng gần gấp đôi so với năm 2022. Trong đó, hơn 70% cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền nhằm vào ngành sản xuất.
Năm 2023, VSEC ghi nhận nhiều phản ánh sự cố liên quan đến việc bị mã hóa tệp tin do ransomware gây ra. Nạn nhân của những cuộc tấn công này thường nhận về những hậu quả nghiêm trọng. Đa số mất hẳn dữ liệu do đã bị tin tặc mã hóa.
“Dù nạn nhân có gửi tiền chuộc hay không, những dữ liệu bị mã hóa cũng khó toàn vẹn. Do vậy, ransomware là hình thức tấn công rất nguy hiểm. Các cuộc tấn công bằng ransomware dự kiến sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong năm 2024”, ông Vũ nói.
Theo TS Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC, trong các vụ tấn công bằng ransomware, ngay cả khi bỏ tiền để chuộc dữ liệu, nạn nhân cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Việc lấy lại được dữ liệu hay không phụ thuộc phần nhiều vào uy tín của chính hacker đã lấy cắp và mã hóa chúng.
Trong trường hợp nạn nhân chấp nhận trả tiền chuộc, thông thường, hacker sẽ giữ uy tín, trả khóa và phần mềm giải mã dữ liệu cho nạn nhân. Điều này nhằm đảm bảo khi một nạn nhân khác bị tấn công, họ cũng sẽ tin tưởng và gửi tiền chuộc dữ liệu.
“Nếu hacker 'ăn non', nạn nhân sẽ truyền tai nhau rằng, mất tiền cũng chẳng giải quyết được gì đâu, và các nạn nhân tiếp theo vì thế sẽ không nộp tiền nữa. Chính vì có 2 khả năng như vậy, việc chuộc tiền xong có thể lấy lại dữ liệu hay không là hên xui. Lúc này nạn nhân sẽ ở thế bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào hacker là bên nắm thông tin giải mã”, TS Đặng Minh Tuấn phân tích.
Đối với các vụ tấn công ransomware, các biện pháp kỹ thuật gần như không thể xử lý được một khi dữ liệu đã mã hóa. Do vậy, để phòng bị, doanh nghiệp, tổ chức cần thường xuyên cập nhật các bản vá.
Khi phần mềm nâng cấp, thông thường sẽ gặp vấn đề về lỗ hổng bảo mật. Các bản vá được sinh ra để giải quyết vấn đề này. Nếu vá không kịp, hacker sẽ khai thác các lỗ hổng để thâm nhập hệ thống.
Biện pháp thứ hai là cài các công cụ, phần mềm giúp hạn chế mã độc, có biện pháp giám sát, tường lửa, phát hiện xâm nhập... Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức cần tiến hành backup (sao lưu) dữ liệu thường xuyên.
Đặc biệt, các dữ liệu quý, nhạy cảm, cần phải backup ít nhất tại hai nơi, một nơi “online” và một nơi “offline”, không kết nối với Internet. Bản backup không được để ở server trong cùng hệ thống, dẫn đến khi hacker tấn công, dữ liệu sao lưu cũng bị mã hóa theo.
Nếu sao lưu thường xuyên, trong trường hợp hệ thống bị tấn công, nạn nhân có thể dùng dữ liệu được lưu ở nơi khác để khôi phục, thay thế, chỉ bị mất một chu kỳ cập nhật dữ liệu.
Theo TS Đặng Minh Tuấn, tất cả những biện pháp bảo vệ trên đều được quy định trong các tiêu chuẩn ISO về an toàn thông tin như 27.001, 27.002 đến 27.0015. Việc tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn thông tin sẽ giúp hạn chế những vụ tấn công bằng mã độc tống tiền.