Ngày 5/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri huyện Ba Vì.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Phạm Tiến Vinh, Trưởng thôn Xuân Hòa (xã Vân Hòa) cho biết, thôn này có 118 hộ dân với hơn 370 nhân khẩu đang trong tình trạng "chung chiêng không ai ngó đến" giữa huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Theo ông Vinh, trước đây 118 hộ dân này thuộc địa giới hành chính của huyện Ba Vì. Từ năm 2017, cơ quan chức năng phân lại địa giới hành chính, diện tích này được phân về thị xã Sơn Tây.
"Tuy nhiên, thị xã Sơn Tây không có động thái tiếp nhận con người, địa bàn hay đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực 118 hộ dân sinh sống", ông Vinh nói.
Cử tri đặt câu hỏi tại buổi tiếp xúc cử tri (Ảnh: CTV).
Ông Vinh cũng cho hay, hơn 7 năm qua, khu vực 118 hộ dân sinh sống không được hưởng chế độ gì về xây dựng nông thôn mới. Nhân dân phải tự đóng góp tiền tu sửa đường làng, ngõ xóm.
Nguyện vọng của 118 hộ dân này là được quay trở lại phần địa giới hành chính của huyện Ba Vì như trước đây, bởi mọi giấy tờ tùy thân, bảo hiểm y tế vẫn là của huyện Ba Vì, theo Trưởng thôn Xuân Hòa.
"Nếu về với thị xã Sơn Tây, ngoài việc lấy địa giới hành chính thì chính quyền phải lấy cả con người và đầu tư cơ sở hạ tầng, chế độ chính sách cho người dân", ông Vinh nêu ý kiến.
Về vấn đề này, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, yêu cầu các cơ quan liên quan nhanh chóng vào cuộc giải quyết hợp tình, hợp lý cho người dân.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Hà Nội khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu đầy đủ phản ánh, kiến nghị của cử tri.
Bà Hoài cho biết, nội dung nào trong thẩm quyền giải quyết của thành phố, với trách nhiệm vừa là Bí thư Thành ủy Hà Nội, vừa là Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, bà Hoài sẽ chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan liên quan giải quyết. Nếu nội dung nào thuộc thẩm quyền Trung ương, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, sẽ tổng hợp báo cáo, kiến nghị cấp thẩm quyền giải quyết.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại hội nghị (Ảnh: CTV).
Liên quan đến việc chưa phân định địa giới cho 118 hộ dân mà cử tri phản ánh, bà Hoài cho biết, 118 hộ dân tồn tại nhiều năm nay mà chưa biết địa phận hành chính ở đâu. Lãnh đạo thành phố đã có ý kiến.
"Qua cuộc tiếp xúc cử tri hôm nay, các cơ quan, đơn vị liên quan của thành phố phải vào cuộc tích cực hơn, xử lý dứt điểm để tháo gỡ cho cử tri", bà Hoài yêu cầu.
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở liên quan phối hợp ngay với huyện Ba Vì để xử lý dứt điểm, có thời hạn cụ thể.
"Bây giờ không giải quyết lòng vòng nữa. Khó mấy, vướng mấy cũng phải giải quyết để các hộ dân yên tâm sinh hoạt, sản xuất", bà Hoài nêu rõ.
" alt=""/>Hơn 370 người dân Hà Nội "sống chung chiêng không ai ngó đến"Hầu hết các kệ rau, thịt đã "cháy" nhiều mặt hàng
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 4h ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão Yagi vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 620km về phía Đông Nam.
Siêu bão Yagi dự kiến đêm nay vào vịnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa to và giông lốc ở miền Bắc. Lo ngại bão ảnh hưởng kéo dài, người dân ở nhiều nơi tìm đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ nhu yếu phẩm.
Tại một số siêu thị lớn như Big C, Winmart, lượng khách mua hàng tăng đột biến khiến một số thời điểm, kệ hàng rau thịt hết hàng.
Sau khi đưa con đi học, chị Hồng Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) tạt qua siêu thị gần nhà để mua đồ ăn cho cả gia đình. Khi đến nơi, chị bất ngờ vì hầu hết các hàng rau, thịt đã "cháy" nhiều mặt hàng.
"Bình thường giờ này siêu thị khá vắng khách, rau, thịt còn nhiều, nhưng hôm nay mọi người tranh thủ mua từ sớm để tránh bão nên hàng hết nhanh. Ban nãy tôi có qua chợ nhưng các sạp hàng cũng đã được dọn sạch vì hết hàng", chị Hồng Anh chia sẻ.
Kệ thịt tại siêu thị trống trơn (Ảnh: H.A).
Trưa nay, tại siêu thị WinMart Đại La, Hà Nội cũng có rất đông người dân tới mua sắm. Đông nhất là khu vực bán thịt và rau củ quả, nhiều thời điểm khu vực này quá tải. Nhân viên phục vụ tại đây cho biết lượng người tới siêu thị để mua sắm tăng mạnh từ tối qua, buộc nhân viên phải tăng ca làm việc liên tục.
Anh Duy Khoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết lo ngại mưa bão ảnh hưởng nên chủ động đi mua sắm nhu yếu phẩm đủ cho gia đình dùng trong 3 ngày, đề phòng mưa bão, ngập lụt.
"Bão dự báo đổ bộ lớn, có thể sẽ khó khăn trong vài ngày tới nên nhân tiện đi siêu thị tôi mua đủ dùng luôn 3 ngày. Tôi tới muộn nên không mua được nhiều thịt lợn, các loại ăn hàng ngày như rau muống, rau ngót, cải chíp... cũng chỉ còn lại vài bó", anh nói.
Lượng khách tăng 300% so với ngày thường
Để bảo đảm cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân, ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, đơn vị đã chuẩn bị nguồn hàng hóa, nhất là các loại nhu yếu phẩm cần thiết, với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng. Sở Công Thương sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp bảo đảm cung ứng, hỗ trợ người dân các địa phương trong trường hợp xảy ra mưa lũ, chia cắt.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện chuỗi siêu thị Winmart/Winmart+ cho biết trong sáng 6/9, các siêu thị, cửa hàng thuộc hệ thống ghi nhận các mặt hàng có sức mua tăng cao như thực phẩm tươi sống, rau củ có xu hướng lưu trữ lâu như bầu, bí hay các mặt hàng thực phẩm đông lạnh, mì gói…
Riêng tại siêu thị WinMart Thăng Long, lượng hàng nhập về tăng 200-300%, lượng khách đến siêu thị mua sắm sáng 6/9 tăng 300% so với ngày thường.
Các loại rau trong siêu thị cũng liên tục cháy hàng (Ảnh: H.A).
Về lượng hàng hóa chuẩn bị, đặc biệt là những sản phẩm thiết yếu, đại diện chuỗi cho biết đã chủ động làm việc với nhà cung cấp và dự trữ tăng thêm 30% các nhóm hàng thực phẩm tươi sống, đảm bảo đủ hàng hóa để phục vụ.
Thời điểm bão dự kiến đổ bộ vào một số tỉnh phía Bắc, trong trường hợp người dân không thể di chuyển đến siêu thị, đại diện chuỗi siêu thị cho biết sẽ duy trì thời gian hoạt động bình thường. Đồng thời, siêu thị vẫn sẽ triển khai giao hàng qua "đi chợ online" nên sẽ chủ động phục vụ khách hàng tốt hơn.
Đại diện Central Retail - chủ sở hữu chuỗi siêu thị Go!, Big C, Tops Martket - cũng cho biết lo ngại ảnh hưởng của bão số 3, nhu cầu mua sắm của người dân tại các siêu thị tăng hơn trước.
"Tại hệ thống siêu thị GO!, Big C tại Hải Phòng, Quảng Ninh, hàng hóa khá dồi dào, người dân chủ yếu đi mua hàng thiết yếu tích trữ. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa xảy ra hiện tượng khan hàng, giá cả tại siêu thị vẫn đảm bảo như bình thường", đại diện doanh nghiệp cho hay.
Trước nhu cầu tăng cao, doanh nghiệp cho biết đã chủ động làm việc với nhà cung cấp, tăng gấp đôi nguồn cung ứng hàng hóa rau củ quả tươi sống (hàng thiết yếu), đảm bảo không xảy ra tình trạng khan hàng sốt giá. Tại siêu thị GO!, Big C miền Bắc đã tăng thêm thời gian mở cửa tới 23h (tối 5/9 và 6/9), thay vì 22h như ngày thường.
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa có cập nhật tình hình cung ứng hàng hóa tại một số địa phương có ảnh hưởng của bão.
Theo đó, cơ quan này cho biết tình hình thị trường hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3 cơ bản vẫn ổn định, sức mua các hàng hóa thực phẩm tươi sống và mỳ gói, nước uống có tăng nhưng nguồn cung vẫn cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu.
Sở Công Thương một số địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình...) đã chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn trên địa bàn báo cáo về khả năng dự trữ, cung ứng các mặt hàng thiết yếu.
Các mặt hàng được dự trữ là các hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, mì ăn liền, lương khô, nước uống đóng chai, xăng dầu và các mặt hàng khác có nhu cầu cao trong mùa bão lũ (tấm lợp, dây thép, đinh vít, thuốc trị bệnh…) đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân vùng thiên tai.
Khối lượng hàng hóa nhu yếu phẩm dự trữ ước tính đáp ứng 5-10 ngày sử dụng. Lực lượng quản lý thị trường tại các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão số 3 cũng đang tăng cường triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, trục lợi khi nhu cầu hàng hóa tăng cao, gây bất ổn thị trường.
" alt=""/>Người dân vét sạch rau, thịt, siêu thị cháy hàng trước siêu bão YagiGiá vàng hạ nhiệt
Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 87,5-89,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Hôm qua, giá vàng miếng được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm 500.000 đồng mỗi chiều.
Giá vàng nhẫn tròn trơn cũng ghi nhận giảm 300.000 đồng ở cả 2 chiều trong phiên hôm qua, xuống 87,4-88,9 triệu đồng/lượng. Kỷ lục của mặt hàng này từng ghi nhận là 89,2 triệu đồng/lượng ở chiều bán.
Giá vàng trong nước giảm cùng chiều thế giới. Trên thị trường quốc tế, giá vàng đạt 2.743 USD/ounce. Như vậy, sau 2 phiên gần nhất, kim loại màu vàng "bốc hơi" 40 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, giá vàng tương đương hơn 84 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới dao động khoảng 4-6 triệu đồng mỗi lượng.
Thị trường vàng được cho là điều chỉnh sau 2 phiên lập đỉnh liên tiếp trước đó. David Meger, Giám đốc Giao dịch Kim loại quý tại High Ridge Futures, nhận định giá có thể còn điều chỉnh nữa, vì tuần tới sẽ có nhiều sự kiện. Đó là việc bầu cử tại Mỹ vào thứ 3 và cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thứ 4.
Tuy vậy, nhu cầu trú ẩn trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ vẫn giúp vàng ghi nhận tháng 10 vừa rồi là tháng tăng giá thứ 4 liên tiếp. Các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy 2 ứng cử viên tổng thống là ông Donald Trump và bà Kamala Harris bám đuổi sát sao trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Một nguyên nhân khác kéo thị trường đi xuống là lạm phát Mỹ tiếp tục hạ nhiệt. Bộ Thương mại Mỹ ngày 31/10 công bố chỉ số giá chi tiêu cá nhân (PCE) tháng 9 tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này thấp hơn tháng 8 và tiến sát mục tiêu 2% mà Fed đặt ra, củng cố khả năng Fed hạ lãi suất tuần tới.
Vàng trong nước giảm giá (Ảnh: Thành Đông).
USD-Index bật tăng
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đạt 104,17 điểm, tăng 0,19% so với phiên hôm qua sau đà giảm mạnh của vàng.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.242 đồng, giảm 1 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.029-25.454 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.064-25.454 đồng (mua - bán). Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.090-25.454 đồng.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.660-25.760 đồng (mua - bán), giảm 10 đồng ở chiều mua và 20 đồng tại chiều bán ra.
" alt=""/>Giá vàng đồng loạt giảm, đứt chuỗi ngày lập đỉnh liên tiếp