
- Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá VietNamNet là tờ báo uy tín hàng đầu trong các báo điện tử hiện nay của cả nước.Tân Phó bí thư TP.HCM - người cũ trở về
Sáng nay, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thành Phong dẫn đầu đoàn lãnh đạo TP đến thăm văn phòng báo VietNamNet phía Nam nhân kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng VN.
Phó bí thư Thành ủy quan tâm vị thế của VietNamNet với khởi nguồn là tờ báo điện tử đầu tiên ở VN xuất hiện từ 1997.
 |
Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá cao những bài phản biện sắc sảo của VietNamNet. Ảnh: Linh Phạm
|
Theo ông Nguyễn Thành Phong, trong thời gian qua VietNamNet đã phản ánh sinh động các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước cũng như TP.HCM nói riêng.
Cá nhân ông cũng chia sẻ những bài báo ấn tượng trên VietNamNet, về những thông tin được đưa tin nhanh chóng, cập nhật kịp thời trên các lĩnh vực.
Một kỷ niệm thú vị, đó là khi ông được điều động từ Bến Tre về TP.HCM, người thân trong gia đình của ông đã đọc bài báo viết về ông và đã "mách" cho ông tìm đọc.
Phó bí thư TP.HCM cũng chia sẻ ông đánh giá cao các bài báo phản biện vĩ mô sắc sảo, chất lượng của VietNamNet.
Lãnh đạo văn phòng phía Nam báo VietNamNet khẳng định phản biện xã hội với tiếng nói đa dạng nói chung, các chuyên mục về chính trị xã hội nói riêng là một phần đặc sắc làm nên thương hiệu của báo.
Các thông tin trên mọi mặt của đời sống, xã hội được cập nhật hàng giờ với đội ngũ phóng viên năng động ở khắp các vùng miền của cả nước.
Chia sẻ với lãnh đạo văn phòng báo VietNamNet về những khó khăn của tờ báo phải tự chủ về kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh thông tin mà vẫn phải đảm bảo không đi chệch nhiệm vụ của báo chí cách mạng trong thời đại mới, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, chất lượng sẽ là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển.
Ông kỳ vọng VietNamNet sẽ dành tâm huyết để chăm chút cho chất lượng nội dung như nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nếu để chất lượng yếu thì bạn đọc sẽ tẩy chay, không truy cập, từ đó ảnh hưởng nguồn thu quảng cáo, thu nhập của báo.
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM chúc tập thể VietNamNet sẽ luôn giữ vững ngọn lửa đam mê để cống hiến những sản phẩm báo chí chất lượng, tiếp tục có những bài báo sắc sảo, góp phần động viên nhân dân TP thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội.
Xuân Linh
Bộ Công an giới thiệu nhân sự vào Trung ương" alt=""/>Khi Phó bí thư TP.HCM làm độc giả của VietNamNet
Những hình ảnh của thầy Hồ Phan Ngọc trong trang phục áo dài truyền thống dành cho phái nữ cùng nón lá sau khi được chia sẻ đã hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. |
Thầy giáo Hồ Phan Ngọc mặc áo dài mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. |
Sau khi bức ảnh được đăng tải, nhiều học sinh bày tỏ sự trầm trồ về sự thú vị, “dám vào vai” của thầy giáo.
Nhiều học sinh cũng nhận ra giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân của trường mình.
Những hình ảnh của thầy giáo thực sự được quan tâm hơn với bối cảnh gần ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Một số cũng không tiếc lời khen ngợi cho thầy giáo vì “không ngại xả thân” để ủng hộ ngày lễ của các chị em phụ nữ.
Qua tìm hiểu của VietNamNet, thầy giáo trong những bức ảnh là thầy Hồ Phan Ngọc, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và cũng là giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A8, Trường THPT Quỳnh Lưu 4.
Những hình ảnh này để tham gia cuộc thi “Khoảnh khắc tháng Ba” do Đoàn Trường THPT Quỳnh Lưu 4 phát động, nhằm hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” và kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3).
Sự kiện nhằm phát động phong trào khuyến khích các nữ giáo viên, công nhân viên mặc áo dài hưởng ứng các sự kiện trong tháng 3. Qua đó cũng có thể lưu giữ nhiều hơn nữa những khoảnh khắc đẹp của các nữ giáo viên, công nhân viên nhà trường.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện Trường THPT Quỳnh Lưu 4 cho hay, nội dung của cuộc thi là những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc dạy học hoặc làm việc của nữ giáo viên trong nhà trường.
“Đối tượng tham gia là các nữ giáo viên của nhà trường. Nếu lớp có giáo viên chủ nhiệm là nữ thì các cô sẽ tham gia, lớp nào mà do thầy giáo chủ nhiệm thì có thể nhờ các cô giáo bộ môn hỗ trợ.
Nhưng vì lớp thầy Ngọc tham gia muộn, khi đó, các nữ giáo viên bộ môn cũng đã được các lớp khác nhờ hết, nên thầy “bất đắc dĩ” đứng ra mặc áo dài thay các cô để cùng lớp tham gia cuộc thi. Mục đích của thầy Ngọc cũng chỉ là muốn gửi thông điệp tốt đẹp, trân trọng nhất đến với các cô giáo và các nữ sinh của nhà trường nhân dịp 8/3”, đại diện nhà trường cho hay.
Vị này cũng cho hay, thực tế, sau khi những hình ảnh được các trang mạng đăng tải lại không ghi rõ nội dung, khiến một số người không hiểu tính chất nên cũng có những bình luận tiêu cực.
“Thầy Ngọc tham gia với suy nghĩ hưởng ứng phong trào, tất cả vì hoạt động của lớp, vì học sinh nhưng một số người có thể vì chưa hiểu nên đã có những bình luận không hay, thậm chí đã có những bình luận ác ý, khiến thầy Ngọc cũng có chút ngại”, vị này chia sẻ thêm.
Đại diện nhà trường cho hay, cuộc thi cũng là hoạt động ý nghĩa của nhà trường nhằm tôn vinh và đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ cùng với những giá trị áo dài, nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam.
Hải Nguyên

Lớp học bỗng 'lặng thinh' và nỗi xót xa của cô hiệu trưởng
Bài thơ 'Em là F0' của cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai (huyện Hoài Đức, Hà Nội) mới đây đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người.
" alt=""/>Thầy giáo mặc áo dài mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 khiến cộng đồng náo loạn