Trong văn bản, Sở này có nêu phối hợp với Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM tổ chức khóa bồi dưỡng viết tin, chụp ảnh và biên tập cho trang tin điện tử của các đơn vị trực thuộc Sở trong 3 ngày, từ 23 đến 25/12 với hình thức tập huấn trực tuyến qua zoom, kinh phí là 1,5 triệu đồng/học viên.
Các đơn vị gửi học phí (bồi dưỡng và cấp giấy chứng nhận) về Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn trước ngày 23/12, qua số tài khoản của trường này.
![]() |
(Ảnh minh hoạ) |
Về kinh phí, các trường sẽ căn cứ vào Thông tư 36 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Trao đổi với VietNamNet, một cán bộ Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho hay đây chỉ là một cuộc tập huấn bình thường như bao cuộc tập huấn khác. Công văn là như vậy nhưng trên tinh thần tự nguyện, tuỳ điều kiện của trường, nếu trường nào eo hẹp kinh phí thì có thể chỉ cử 1 người hoặc 2 người. Thậm chí các trường không có kinh phí thì có thể không tham gia.
Theo lời vị này, lớp tập huấn này đáng lẽ tổ chức từ tháng 6, tuy nhiên do dịch Covid-19 nên lùi tới nay. Trước khi tổ chức, Sở GD-ĐT đã tham khảo rất nhiều nơi để xem giá cả thế nào.
"Ngay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có một trung tâm cũng tổ chức tập huấn như vậy nhưng mức giá tới 2,9 triệu đồng/người. Sở đã chọn mức giá thấp nhất cho tập huấn 3 ngày trọn vẹn.
Mặt khác nếu tổ chức trực tiếp thì kinh phí sẽ phải đội lên cao hơn như tiền ăn, ở, đi lại…nên theo hình thức trực tuyến là phù hợp" - vị này nói.
Theo nguồn tin VietNamNet, Sở GD-ĐT Đắk Lắk vừa quyết định tạm dừng lớp tập huấn nói trên.
Minh Anh
Một cô giáo ở Đắk Lắk mới học hết lớp 8 nhưng mượn bằng tốt nghiệp THPT của hàng xóm để đi học và công tác trong ngành giáo dục suốt 25 năm.
" alt=""/>Đắk Lắk nói gì về yêu cầu trường chi 4,5 triệu tập huấn học viết tin, chụp ảnhTheo truyền thông khu vực, trong số 24 tân sinh viên sử dụng kết quả giả của kỳ thi HKDSE để xét tuyển vào Đại học Khoa học và Công nghệ Macau, có 4 em đang bị cảnh sát Hong Kong (Trung Quốc) bắt giữ phục vụ điều tra, còn lại đã bỏ trốn.
Liên quan đến vụ việc, đại diện cảnh sát Hong Kong khẳng định, bảo vệ đến cùng sự liêm chính và danh tiếng của giáo dục đại học, không khoan nhượng với những trường hợp làm giả thông tin và bằng. Ông Lý Gia Siêu - Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, cũng cho biết, hành vi cung cấp thông tin giả hoặc bằng giả là vi phạm pháp luật cần trấn áp nghiêm khắc.
Trước đó, hồi tháng 10, một sinh viên đại lục bị kết án 17 tuần tù giam vì sử dụng bằng cử nhân giả của Đại học Cornell (Mỹ) để xét tuyển vào chương trình Thạc sĩ Tài chính của Đại học Hong Kong. Đầu tháng 11, Đại học Giáo dục Hong Kong cũng phát hiện kịp thời một trường hợp sử dụng bảng điểm giả để đăng ký học thạc sĩ. Sau đó, nữ sinh bị kết án 3 tháng tù vì tội cố ý lừa dối.
Hiện tại, sau hàng loạt vụ việc sinh viên sử dụng điểm và bằng giả để xét tuyển vào đại học và cao học, Cục Giáo dục và Phát triển Thanh niên Macau đã xây dựng cơ chế liên kết với các cơ quan khu vực để tăng cường hợp tác, tránh sự việc tương tự xảy ra.
Kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) được tổ chức hàng năm, thời gian linh hoạt từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 5, kết quả công bố vào tháng 7 được sử dụng để xét tuyển đại học. Hiện, Macau (Trung Quốc) có 10 trường đại học chấp nhận sử dụng kết quả HKDSE của sinh viên để xét tuyển đầu vào.
Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là phần thưởng cao quý của Ban chấp hành T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm mục đích tôn vinh các điển hình thanh niên tiên tiến tiêu biểu trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó tạo động lực phát triển tài năng trẻ và thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo trong thanh thiếu nhi; củng cố và phát triển tổ chức Đoàn, Đội, Hội.
Đối tượng được đề cử là thanh thiếu nhi Việt Nam độ tuổi dưới 35 có thành tích tốt trong các lĩnh vực: học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh, quốc phòng, an ninh trật tự, thể dục – thể thao, văn hóa nghệ thuật, hoạt động xã hội. 20 ứng viên được đề cử được chọn ra từ hàng trăm hồ sơ gửi khắp các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước.
Độc giả và những người quan tâm tới giải thưởng có thể bình chọn trên website. Kết quả này sẽ làm cơ sở để Hội đồng bình xét và trao tặng giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016, đúng vào dịp Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3/2017.
Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu lần đầu trao năm 1996. 20 năm qua, đã có 200 tấm gương sáng được phát hiện và tôn vinh như: Ngô Đắc Tuấn, Đỗ Quốc Anh, Trương Đình Anh, Nguyễn Thị Vinh, Võ Quốc Thắng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn..... Những gương mặt trẻ tiêu biểu sau khi được tôn vinh đều có những sự tiến bộ trong học tập, công tác và đều là những tấm gương sáng cho thanh niên noi theo.
Năm nay, danh sách 20 đề cử gồm các ứng viên sau:
1. Vũ Xuân Trung - Học tập
2. Đinh Thị Hương Thảo - Học tập
3. Nguyễn Lạc Hà - Nghiên cứu khoa học
4. Trần Xuân Bách - Nghiên cứu khoa học
5. Tạ Đình Huy - Lao động - Sáng tạo
6. Nguyễn Văn Thiết - Lao động - Sáng tạo
7. Đào Xuân Hoàng - Lao động - Sáng tạo
8. Lương Tú Anh - Kinh doanh – Quản lý
9. Giàng Seo Châu - Kinh doanh – Quản lý
10. Hoàng Anh Tuân - Kinh doanh - Quản lý
11. Nguyễn Nhật Quang - An ninh Trật tự
12. Hoàng Anh Tuấn - An ninh Trật tự
13. Lê Kiếm Sơn - Quốc Phòng
14. Phạm Xuân Hoàn - Quốc Phòng
15. Nguyễn Thị Kim Đoan - Hoạt động xã hội
16. Đỗ Thuý Hà - Hoạt động xã hội
17. Lê Văn Công - Thể dục Thể thao
18. Phạm Phước Hưng - Thể dục Thể thao
19. Trần Lê Quang Tiến - Văn hoá Nghệ thuật
20. Ninh Đức Hoàng Long - Văn hoá - Nghệ thuật
Độc giả click vào đường link dưới đây để bình chọn:
http://tainangtre.doanthanhnien.vn/index.html