Dư luận Pháp rất quan tâm đến những gì Mbappethể hiện từ khi gia nhập Madrid. Thế nên, cầu thủ 25 tuổi hứng chịu không ít chỉ trích sau trận thua Milan.
“Tôi nghĩ cả đội đang thất vọng với Kylian. Tôi hoàn toàn có thể hiểu được điều này…”, huyền thoại Thierry Henry bình luận.
Henry phân tích: “Chúng ta phải cho Mbappe thời gian nhưng đồng thời cậu ấy phải học cách chơi như ‘số 9’, có khát khao và ý chí thể hiện bản thân.
Bellingham đang cố gắng làm những gì mà ‘số 9’ như Mbappe phải làm. Hầu như lúc nào Jude cũng cố gắng thực hiện những pha chạy chỗ, để cho cả đội có thể chơi bóng”.
Huyền thoại của Arsenal dành lời khen cho những nỗ lực không ngừng từ Bellingham, và chỉ ra những hạn chế của Mbappe.
“Ai đang chạy và cố gắng đạt được bàn thắng? Đó là Bellingham, không phải ‘số 9’ của đội. Có sự thất vọng. Hãy nhìn vào ‘số 9’! Một lần nữa, cậu ấy không có ở đó.
Tôi biết Mbappe không phải là ‘số 9’ và đó không phải vai trò cậu ấy thích này. Nhưng bạn có nghĩ Bellingham thích thực hiện những pha chạy chỗ này không? Jude làm điều đó vì khát vọng và ý chí”.
Trong khi đó, nhà báo nổi tiếng Daniel Riolo không ngần ngại khuyên HLV Carlo Ancelotti nên để Mbappe ngồi dự bị sau những trận tệ hại.
“Real Madrid chơi mà không có trung phong”, Riolo nêu quan điểm trên After Foot. “Đó là câu chuyện cũ, đội tuyển Pháp đã gặp phải và giờ đến ‘Los Blancos’ cũng vậy. Tôi đã nói điều đó trong nhiều tháng.
Mbappe không phải và sẽ không bao giờ là ‘số 9’. Giống như những người trước đây, Ancelotti đang bị đẩy vào cùng một nhà tù vì điều này.
Tôi lặp lại một cụm từ mà tôi đã đề cập đến150 lần: Mbappe nên đá ở cánh trái hoặc phải ngồi trên ghế dự bị.
Vì cánh trái hiện có người giỏi hơn, vì Vinicius có đặc quyền gắn bó lâu dài với CLB và sự hiệu quả, nên Kylian phải dự bị. Không thể nào khác được”.
Tốt nghiệp đại học loại Xuất sắc năm 1989, ông được nhận vào một trường trong khối Ivy League học tiến sĩ. Trong giai đoạn này, khả năng nghiên cứu khoa học của ông được cải thiện. Đó cũng là hành trang giúp ông trên con đường nghiên cứu sau này.
Đến năm 1995, tốt nghiệp ngành Vật lý sinh học phân tử của Trường Y Johns Hopkins (thuộc Đại học Johns Hopkins), ông được mời về Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (MSK) làm việc. Sau 3 năm gắn bó tại đây, năm 1998, ông chuyển sang làm trợ lý giáo sư tại Đại học Princeton (Mỹ).
Suốt quá trình làm việc tại Đại học Princeton, tên tuổi của ông được giới học thuật để ý. Với những cống hiến không ngừng nghỉ, năm 2002, ông được bổ nhiệm trở thành giáo sư khoa Sinh học phân tử của trường. Trở thành giáo sư trẻ, thời điểm đó, ông có phát ngôn gây tranh cãi: "Ở tuổi 35, tôi là giáo sư trẻ nhất Đại học Princeton. Ai trong số mọi người làm được điều này?”.
Năm 2008, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp ông quyết định về nước cống hiến. Lúc đó, GS Công đã từ chối mức lương hàng chục triệu USD/năm của Viện Y khoa Howard Hughes (HHMI). Thậm chí, ông còn từ bỏ chế độ đãi ngộ biệt thự rộng 500m2 trên đất Mỹ.
Quyết định để lại sự nghiệp và địa vị xây dựng suốt 13 năm của ông ở Mỹ thời điểm đó gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng, đây là lựa chọn mạo hiểm, bởi điều kiện nghiên cứu ở Mỹ tốt, thuận lợi cho việc GS Công phát triển.
Bất chấp bàn tán, về nước ông gia nhập Đại học Thanh Hoa trong vai trò là Viện trưởng Viện Khoa học Đời sống. Dưới sự dẫn dắt của GS Công, Viện phát triển vượt bậc, mở rộng quy mô từ 40 lên đến 120 phòng thí nghiệm.
Với tầm nhìn và chiến lược của mình, ông đưa Viện Khoa học Đời sống của Đại học Thanh Hoa lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này và khẳng định được danh tiếng quốc tế. Nhờ đó, năm 2015, ông được bổ nhiệm làm hiệu phó Đại học Thanh Hoa.
Chưa đầy 10 năm về nước, ông tiếp tục đạt được địa vị đáng nể trong xã hội. Thế nhưng, năm 2018, một lần nữa, ông lại đưa ra quyết định bất ngờ - xin từ chức tại Đại học Thanh Hoa. Ông từ bỏ vị trí nhiều người mơ ước để làm lại sự nghiệp ở tuổi 51.
Rời đại học top 1 châu Á, ông thành lập Đại học Tây Hồ (Trung Quốc), chuyên đào tạo tài năng nghiên cứu. Khác với các trường thông thường, Đại học Tây Hồ tập trung đào tạo nghiên cứu sinh. Mục tiêu của giáo sư hướng đến là xây dựng đại học đẳng cấp thế giới sánh ngang Thanh Hoa - Đại Bắc. Ông khẳng định, chất lượng giáo dục của Đại học Tây Hồ sẽ bắt kịp các trường top đầu.
GS Công kỳ vọng, 5 năm tới, Đại học Tây Hồ có tên trong danh sách trường hàng đầu ở Trung Quốc. Theo GS Công, đến nay đã đầu tư vào trường khoảng 20 tỷ NDT (78.000 tỷ đồng). Ông cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư để đạt được mục tiêu.
Dưới đây là một số giải thưởng danh giá GS Thi Nhất Công nhận được:
Giải thưởng quốc tế:
- Giải thưởng Emmy Noethertrong lĩnh vực Tinh thể học (2014): Tôn vinh đóng góp đột phá của ông trong nghiên cứu cấu trúc tinh thể của protein, axit nucleic và các phân tử sinh học khác.
- Giải thưởng Shaw(2012) về Khoa học Y sinh và Dược học: Ghi nhận đóng góp của ông trong việc làm sáng tỏ cơ chế phân tử của apoptosis (chết tế bào theo chương trình).
- Giải thưởng Gregory Aminoff (2009) của Hiệp hội Sinh học Cấu trúc Mỹ: Ghi nhận đóng góp của ông trong nghiên cứu cấu trúc và chức năng của protein.
Giải thưởng quốc gia:
- Giải thưởng Khoa học Quốc gia Trung Quốc (2006): Giải thưởng danh giá nhất của Trung Quốc dành cho nhà khoa học có thành tựu đột phá trong các lĩnh vực.
- Giải thưởng Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Hà Lương - Hà Lợi (2003): Dành cho các nhà khoa học trẻ xuất sắc có tiềm năng nghiên cứu.
" alt=""/>Giáo sư từ bỏ vị trí hiệu phó đại học top 1 châu Á để lập nghiệp tuổi 51Trong 2 năm tiếp theo, cậu thường xuyên bị ngã khi đi lại và bị cảm lạnh. Dần dần, việc đi lại bình thường cũng trở nên khó khăn. Năm này qua năm khác, tình trạng ngày càng trầm trọng. Thủ Kiệt không thể đi lại và nhấc cánh tay lên được nữa.
Khi viết, cậu chỉ dựa vào sức mạnh của cổ tay để cử động nhẹ các ngón tay. Thấy Thủ Kiệt không thể tự chăm sóc bản thân trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ nhiều lần khuyên cậu từ bỏ việc học và ở nhà dưỡng bệnh, nhưng cậu không chịu đồng ý.
“Đi học có thể trang bị cho mình kiến thức, khiến cuộc sống trở nên trọn vẹn hơn và giảm bớt áp lực tinh thần”. Chàng trai tin chắc rằng kiến thức sẽ thay đổi vận mệnh. Thấy Triệu Thủ Kiệt có ý chí như vậy, cha mẹ không nài nỉ nữa mà mua cho con trai rất nhiều sách học.
Mẹ lái xe ba gác, chở con đi học mỗi ngày
Việc học và đọc sách đã giúp Triệu Thủ Kiệt có thêm dũng khí và ước mơ khi còn trẻ, vượt qua sự bi quan và nỗi cô đơn mà những người khuyết tật thường gặp phải.
Trong hơn mười mấy năm học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cậu đã vượt qua những khó khăn mà người thường không thể chịu nổi và luôn dùng ý chí mạnh mẽ của mình để truyền cảm hứng cho bản thân tiến về phía trước.
Khi Thủ Kiệt còn đi học, gần trưa mỗi ngày, mẹ đều cùng em trai đi chiếc xe ba gác duy nhất trong nhà đến đón cậu tan học. Với sự giúp đỡ của các bạn cùng lớp, bà Triệu đã bế được Kiệt ra ngồi sau xe. Trở về nhà, bà mới bắt đầu làm vài món ăn đơn giản.
Để nuôi sống gia đình, bố của Kiệt phải làm việc bên ngoài nên mọi gánh nặng ở gia đình đều đổ lên vai mẹ Thủ Kiệt.
“Bây giờ người duy nhất có thể kiếm tiền trong nhà chỉ là bố của đứa trẻ, còn tôi ở nhà chỉ có thể chăm sóc hai đứa con. Điều tôi lo lắng nhất là một ngày nào đó tôi và bố của đứa bé sẽ già và ra đi. Ai sẽ lo cơm nước và cuộc sống hàng ngày cho con. Tôi chỉ mong thời gian trôi qua nhanh, để các cháu lớn nhanh, trình độ y tế được nâng cao và chúng ta phát triển công nghệ chữa khỏi căn bệnh này một cách nhanh chóng, không chỉ cho Kiệt mà còn với những đứa trẻ có hoàn cảnh tương tự”, bà Triệu lau nước mắt chia sẻ.
Người mẹ bên trong mong manh nhưng bên ngoài kiên cường luôn đưa Triệu Thủ Kiệt đến trường như mọi khi, dù mưa hay nắng. Từ tiểu học đến cấp ba, bà đã trở thành người bạn đồng hành với Kiệt trên mỗi chặng đường.
Tiến lên trước nghịch cảnh và không phụ cha mẹ, Thủ Kiệt luôn giành điểm cao và đạt được các danh hiệu danh dự “Đoàn viên Thanh niên Cộng sản tiêu biểu toàn quốc” và “Thanh niên ngoan ngoãn thời đại mới”.
Hình ảnh người mẹ khuôn mặt khắc khổ nhưng luôn tươi cười chở con trai khuyết tật đi thi đại học năm 2018 đã làm lay động cộng đồng mạng Trung Quốc. Thủ Kiệt xuất sắc đạt 519 điểm.
Dù số phận có bất công với mình nhưng Triệu Thủ Kiệt vẫn chọn đối mặt với những khó khăn của cuộc sống bằng sức mạnh của ý chí và lạc quan. “Em muốn vượt qua khó khăn, học hỏi kiến thức, văn hóa như những sinh viên khỏe mạnh khác và trở thành người có ích cho xã hội trong tương lai”, Triệu Thủ Kiệt kiên quyết nói.
"Vì đau khổ đã chọn bạn, bạn có thể quay lưng lại với đau khổ với nụ cười tỏa nắng", Thủ Kiệt viết trong nhật ký của mình. Nam sinh biết rằng không thể lựa chọn số phận nhưng có thể lựa chọn thái độ sống. “Hãy mỉm cười để lại đau khổ sau lưng”.
“Em ấy là một học sinh rất mạnh mẽ, lạc quan và tích cực trong cuộc sống. Em hòa đồng với các bạn trong lớp, rất chăm chỉ và tận tâm trong học tập và hay đặt câu hỏi khi cậu ấy không hiểu. Các giáo viên đều rất yêu quý Kiệt. Điểm số của em ấy luôn đứng đầu lớp", giáo viên chủ nhiệm mói.
Khi nói về ước mơ của mình, Triệu Thủ Kiệt cho biết: “Em mong có thể vào đại học để học Trung y. Nếu có thể, em sẽ tiếp tục học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Em muốn vận dụng các kỹ năng y học cổ truyền của Trung Quốc để chữa bệnh và cứu người, để thế giới ngày càng ít người như em hơn".
Hình ảnh mẹ chở Thủ Kiệt đi thi đại học vẫn thường được cộng đồng mạng Trung Quốc chia sẻ lại để nhắc nhở mỗi người về sức mạnh của tình mẫu tử và ý chí vượt lên trên nghịch cảnh.
Tử Huy