
Lọ thuốc gần 5 triệu đồng
Thấy chúng tôi, cháu bé lấm lét nhìn, tưởng bị chích thuốc như những lần khác. Cháu bé vừa khóc mếu đòi mẹ cho về nhà với ba. Chị lấy tay lau giọt nước mắt cho con, nhưng trên khóe mắt chị giọt nước mắt lại lăn dài. Cháu bé còn quá nhỏ để hiểu được nỗi khó khăn, nhọc nhằn mà vợ chồng chị đang phải gánh chịu.
Bé Nguyễn Văn Việt Nam đang thiếu tiền chữa bệnh. |
Cháu bé Nguyễn Văn Việt Nam (4 tuổi ở 1313 ấp Hòa Thịnh, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) mắc phải căn bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu).
Khi được bác sĩ gọi vào phòng tham vấn để thông báo về tình trạng bệnh của con, chị Phan Thị Tuyết Nhung không thể nào tin nổi vào tai mình. Bác sĩ giải thích khá nhiều, nhưng chị nhớ chẳng được bao nhiêu. Trong đầu chị cứ vấn vương những câu hỏi tại sao bé nhỏ thế đã mắc bệnh hiểm nghèo vậy. Lấy tiền đâu để chữa bệnh cho con.
Mới trước đó ít ngày, cháu bé Nguyễn Văn Việt Nam con chị còn khỏe mạnh, chơi đùa bình thường. Vậy mà chỉ sau một tuần sốt, Việt Nam đã không thể tự đứng vững trên đôi chân, da dẻ tái nhợt như không còn giọt máu. Lúc bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm máu thì chỉ số rất đáng lo ngại. Thêm một lần lấy tủy xét nghiệm, bác sĩ có bằng chứng đó là căn bệnh ung thư máu.
Từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, cháu bé Nguyễn Văn Việt Nam được chuyển qua BV Ung Bướu. Sau 2 toa thuốc đầu, cậu con trai mỗi ngày một khỏe lên, lúc mới đầu chỉ nằm một chỗ, giờ đây cậu bé đã có thể chạy nhảy.
Lúc này thì gia đình chị cũng cạn kiệt tiền bạc, vì tiền điều trị bệnh cho bé khá tốn kém. Mặc dù bé Việt Nam được bảo hiểm y tế chi trả 100% những khoản thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế. Nỗi lo lắng của chị là những lọ thuốc ngoài danh mục đắt tiền, có lọ thuốc gần 5 triệu đồng.
Cha “kéo cày” cả tháng không đủ
Hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Hóa và chị Phan Thị Tuyết Nhung phấn đấu mãi mới thoát nghèo được 1 năm thì cậu con trai mắc bệnh.
Hai vợ chồng có dự định dành dụm tiền để sửa lại căn nhà. Dự định chưa thực hiện được thì Việt Nam mắc bệnh. 20 triệu đồng vợ chồng phải tích góp khá lâu mới có được, nhưng lại chi tiêu cho con trong một thời gian ngắn đã cạn kiệt.
Cha mẹ mới thoát nghèo con lại mắc bệnh hiểm. |
Chị Nhung buộc phải nghỉ làm việc ở công ty với mức lương 4-5 triệu đồng. Mặc dù biết khoản thu nhập làm thuê của chồng bấp bênh hơn, nhưng chị Nhung vẫn phải nghỉ để chăm con. Chị nghĩ anh sẽ không thể chăm con chu đáo bằng chị.
Anh Hóa làm đủ công việc, ai kêu gì làm nấy, công việc phụ thuộc vào mùa vụ nên khi làm không hết việc, nhưng cũng có khi ở nhà cả tuần.
Gần 1 năm con nằm viện, gia đình họ đã khó khăn đến mức không còn biết hỏi ai để vay tiền. Nếu như không có tiền điều trị, tính mạng của bé Việt Nam sẽ bị đe dọa.
Chia sẻ với chúng tôi chị Nhung buồn rầu nói: “Vợ chồng em mới chỉ có một đứa con, hoàn cảnh còn khó khăn nên chưa dám sinh tiếp. Cố gắng mãi mới thoát được cảnh nghèo, dự tính sửa ngôi nhà thì con đổ bệnh. Gia đình không ai ngờ tới, cháu mắc phải căn bệnh hiểm nghèo quá. Chúng tôi cứ cố mãi, cố mãi nhưng cũng chỉ như muối bỏ biển. Ông xã không nề hà việc gì nhưng không phải lúc nào cũng có việc. Cháu có khá lên chút nhưng vẫn cần phải điều trị dài ngày. Bác sĩ nói nếu ngưng thuốc khi có tiền lại phải chữa lại từ đầu. Lúc khó khăn càng nghĩ càng rối, không biết làm cách nào để có tiền chữa bệnh cho con”.
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Văn Hóa (1313 ấp Hòa Thịnh, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. ĐT: 0366 689 040) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.135 bé Nguyễn Văn Việt Nam Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
- Trong lúc chơi đùa, bé Khang với tay lấy chiếc điện thoại, không may làm đổ ấm nước để trên bàn. Ấm nước sôi 5 lít đổ xuống người bé khiến toàn thân bị bỏng nặng
" alt=""/>Người mẹ trẻ lặng lẽ lau những giọt nước mắt hằng đêm ở viện nhiTrước mắt, nhà trường vẫn giữ nguyên 5 phương thức xét tuyển. Đó là:
- Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2020 từ 50% - 72% tổng chỉ tiêu.
- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 15% đến 25% tổng chỉ tiêu.
- Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT khoảng 3% tổng chỉ tiêu.
- Xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 10% đến 50% tổng chỉ tiêu.
- Phương thức cuối cùng là xét tuyển thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoài khoảng 1% tổng chỉ tiêu.
Theo ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, nếu kỳ thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp, thì phương thức xét tuyển từ kết quả thi THPT sẽ được điều chỉnh là "sử dụng kết quả thi THPT kết hợp với điểm học bạ". Riêng các phương thức còn lại vẫn giữ nguyên.
“Kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp nhưng rõ ràng vẫn có sự đánh giá kết quả học tập của học sinh và vẫn là một cơ sở tốt để tuyển sinh vào ĐH. Một số trường có nhu cầu tuyển học sinh xuất sắc có thể gặp chút khó khăn, bởi khi mục tiêu thi THPT thay đổi thì độ phân loại học sinh cũng ảnh hưởng theo. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn đang tính toán để sẵn sàng các phương án tốt nhất” - ông Thắng nhận định.
![]() |
Học sinh THPT của TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng) |
Cũng theo ông Thắng, trường hợp thi THPT nhưng giảm môn thì các tổ hợp môn tuyển sinh sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng như thế nào còn tuỳ vào việc môn nào bị giảm. Trường có tổ hợp bị ảnh hưởng sẽ dùng tổ hợp khác, hoặc có thể dùng thêm các điều kiện phụ như điểm học bạ THPT, hoặc tổ chức đánh giá đầu vào (thi tuyển), hay dùng kết quả đánh giá từ các trường/tổ chức khác.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, chỉ một số ít ngành đào tạo cần đúng các môn học THPT (Toán, Lý, Hoá,Tiếng Anh,...) thì điểm học tập các môn này ở bậc THPT mới là quan trọng. Nhưng nhiều ngành cần hơn ở thí sinh năng lực - kiến thức tổng hợp, khả năng tự học, đam mê, cần cù, tư duy logic, nhận thức xã hội..., do đó không nên quá nặng nề chuyện tổ hợp môn thi.
Ông Thắng cũng cho rằng dù là phương án nào nhà trường cũng không bị ảnh hưởng bởi kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM đang dần khẳng định hiệu quả trong công tác tuyển sinh. Chưa kể, ĐHQG TP.HCM dùng thêm phương án ưu tiên xét tuyển các học sinh giỏi từ các trường THPT chuyên và các trường top 100 điểm thi THPT quốc gia.
“Qua theo dõi kết quả học tập cho thấy, các sinh viên xét tuyển bằng các phương thức đánh giá năng lực và ưu tiên xét tuyển có kết quả học tập có phần nhỉnh hơn các em được tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Như vậy, việc mở rộng các phương thức này cũng là một phương án tốt trong tình hình hiện nay” - ông Thắng cho hay.
Lê Huyền
- Tổ chức thi THPT quốc gia nhưng xem xét giảm số môn. Trong trường hợp này, 3 môn Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh vẫn là lựa chọn hàng đầu cho mục tiêu xét tốt nghiệp.
" alt=""/>Trường ĐH Bách khoa TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2020Theo lịch, ngày 8/5 học sinh lớp 5 sẽ trở lại trường, còn các khối từ lớp 1 tới lớp 4 là ngày 11/5.
Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường, các vật dụng chống dịch Covid-19 như thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang, xà phòng...
![]() |
Các trường tiểu học ở TP.HCM không tổ chức bán trú khi chưa an toàn |
Khi học sinh đi học trở lại phải đo thân nhiệt trước khi vào trường. Không để phụ huynh, người không có nhiệm vụ vào trường. Nhà trường bố trí người đón và giao nhận trẻ tại cổng.
Nhà trường phải đảm bảo không tập trung học sinh toàn trường vào cùng một thời điểm ở các khu vực công cộng như cổng trường, sân trường, khu rửa tay…
Tổ chức chào cờ và các hoạt động giáo dục trong phạm vi từng lớp học, không tổ chức các hoạt động tập thể tập trung đông học sinh ở sân trường như chào cờ, sinh hoạt, xếp hàng dưới sân…
Sở yêu cầu các trường bố trí giờ vào học, ra chơi, ra về lệch giờ, lệch ca giữa các khối lớp để tạo giãn cách. Thời gian lệch ca có thể 20 phút tùy tình hình đơn vị.
Trong giờ ra chơi cần giám sát, nhắc nhở học sinh không tụ tập, mỗi buổi cho học sinh ra chơi tối đa 20 phút.
Không sử dụng máy lạnh ở tất cả phòng học và phòng chức năng, đảm bảo mở cửa để phòng thông thoáng.
Sở khuyến cáo các trường căn tin không hoạt động; Không tổ chức bán trú, các hoạt động ngoại khóa… khi điều kiện, thời điểm và thực tế đơn vị chưa an toàn.
Kết thúc mỗi buổi học nhà trường duy trì việc vệ sinh, tẩy trùng trường lớp, bổ sung dung dịch khử khuẩn... để chuẩn bị cho buổi tiếp theo.
Học 7 tuần kiến thức mới
Về chương trình năm học Sở GD-ĐT TP.HCM cũng hướng dẫn. Thời gian học trực tuyến từ 16/3-7/5 thực hiện chương trình từ tuần 21 đến 28.
Thời gian đi học lại 11/5 đến khi hoàn thành chương trình học kỳ II trước ngày 11/7 có 10 tuần thực học, thời gian kết thúc năm học là 15/7. Các trường thực hiện như sau:
Thời gian 2 tuần đầu khi học sinh tiểu học đi học trở lại hướng dẫn kỹ năng phòng chống dịch, ôn tập nội dung đã học trực tuyến, hướng dẫn các môn chưa học và phụ đạo cho học sinh chưa tham gia học trực tuyến.
1 tuần tiếp theo ôn tập, củng cố, kiểm tra, đánh giá kết quả học trực tuyến, kiểm tra giữa học kỳ 2 học sinh lớp 4, lớp 5.
7 tuần tiếp theo thực học từ tuần 29 đến 35. Thực hiện ôn tập, kiểm tra định kỳ cuối năm học, xét hoàn thành chương trình lớp học, hòan thành chương trình tiểu học
Từ 13-15/7, tổng kết và kết thúc năm học
Lê Huyền
- Thời tiết trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường lên tới 35-36 độ C khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì “không điều hoà, sợ con phát ốm trước khi nhiễm virus”.
" alt=""/>TP.HCM không tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học khi chưa an toàn