Cụ thể, với cơ sở đào tạo Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã sẽ tuyển 300 sinh viên ngành An toàn thông tin; 200 sinh viên ngành CNTT và 100 sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông.
Đối với phân hiệu Học viện Kỹ thuật mật mã tại TP.HCM, nhà trường chỉ tuyển sinh và đào tạo 2 ngành là An toàn thông tin và CNTT, với chỉ tiêu cho mỗi ngành là 60 sinh viên.
Các thí sinh dự tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy hệ dân sự của Học viện tại 2 cơ sở Hà Nội và TP.HCM sẽ được xét tuyển theo 1 trong 3 nhóm tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT năm 2022, bao gồm A00 (Toán - Vật lý - Hóa học); A01 (Toán - Vật lý - Tiếng Anh); D90 (Toán - Tiếng Anh – Khoa học tự nhiên) .
Thời gian tuyển sinh của Học viện sẽ áp dụng theo kế hoạch tuyển sinh chung cho các cơ sở giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT năm 2022.
Điểm mới trong tuyển sinh của Học viện Kỹ thuật mật mã năm 2022 là ngoài điểm ưu tiên theo quy chế tuyển sinh hiện hành, Học viện sẽ cộng thêm 2 điểm ưu tiên cho thí sinh (sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển) có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn giá trị sử dụng tính đến ngày xét tuyển, với IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEIC từ 650 trở lên hayTOEFL iBT từ 65 trở lên.
Trong 3 ngành đào tạo đại học chính quy hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã, an toàn thông tin là ngành được trường mở tuyển sinh và đào tạo sớm hơn cả. Học viện cũng là 1 trong 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin, theo Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 99).
Đến nay, nhà trường đã đào tạo và tốt nghiệp ra trường trên 2.000 kỹ sư an toàn thông tin, trên 200 Thạc sĩ an toàn thông tin. Các thế hệ sinh viên, học viên của Học viện sau khi ra trường đã đáp ứng tốt yêu cầu nguồn nhân lực an toàn thông tin trong giai đoạn vừa qua.
Vân Anh
Theo yêu cầu của lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, thời gian tới, Học viện Kỹ thuật Mật mã cần đẩy mạnh chuyển đổi số các mặt công tác, từng bước hình thành hệ sinh thái quản trị theo hướng đại học thông minh, đổi mới sáng tạo.
" alt=""/>Học viện Kỹ thuật Mật mã công bố chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy nămTheo đó, hiện một số cơ sở GDĐH băn khoăn về Thông tư 27/2019 của Bộ GD-ĐT, trong đó quy định nội dung ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng GDĐH chưa rõ.
Có cơ sở GDĐH nhận được chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT là từ ngày 1/3/2020 cấp bằng cử nhân cho người tốt nghiệp các chương trình đào tạo trình độ ĐH có khối lượng học tập dưới 150 tín chỉ. Việc này áp dụng chung cho tất cả các chương trình đào tạo kỹ sư, kể cả các chương trình đào tạo đã tuyển sinh trước ngày Luật số 34, Nghị định 99 có hiệu lực thi hành.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Thường trực Ủy ban nhận thấy Luật số 34 có quy định về hệ thống văn bằng GDĐH gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Luật này giao trách nhiệm cho Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng GDĐH, quy định văn bằng, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù và không có quy định chuyển tiếp hoặc hồi tố về nội dung này.
Do vậy, nội dung văn bản hướng dẫn thi hành cũng như văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan có thẩm quyền cũng không được vi phạm vào nguyên tắc không hồi tố.
Nhưng Điều 152 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Chỉ trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước”.
Đồng thời, luật cũng nghiêm cấm việc quy định hiệu lực trở về trước với các trường hợp: Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; Và quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Vì vậy, đối với trường hợp cơ sở GDĐH đã thực hiện tuyển sinh và đào tạo theo chương trình đào tạo cũ trước khi Luật số 34 có hiệu lực thi hành thì vẫn được tiếp tục thực hiện đào tạo, cấp văn bằng tốt nghiệp theo quy định cũ. Các trường hợp tuyển sinh, tổ chức đào tạo sau ngày Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 phải thực hiện theo quy định mới.
Do đó, Thường trực Ủy ban đề nghị Bộ GD-ĐT có văn bản báo cáo, trong đó thể hiện rõ quan điểm của Bộ về nội dung này. Đồng thời, Bộ GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể và thống nhất trong toàn hệ thống về việc cấp bằng trình độ tương đương và nội dung chính ghi trên văn bằng tốt nghiệp các trình độ đào tạo chuyên sâu, đặc thù, trình độ tương đương đối với các trường hợp đã tuyển sinh và đào tạo trước thời điểm Luật số 34 có hiệu lực thi hành, đảm bảo đúng quy định pháp luật và quyền lợi sinh viên.
Thanh Hùng
Năm 2020, cả nước có hơn 895 nghìn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có hơn 640 nghìn em đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.
" alt=""/>Uỷ ban Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục xem lại việc cấp bằng cử nhân thay kỹ sưChiều và tối 20/12 Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội đã tổ chức Ngày Văn hoá Quốc tế đón chào Noel và năm mới 2013.
Sinh viên của khoa cùng các sinh viên đến từ các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Cuba, Lào, Ucraina, Séc, Mông Cổ, Ba Lan đã cùng nhau tham gia chương trình ẩm thực buổi chiều và văn nghệ buổi tối.
11 gian hàng với các món ăn truyền thống đã được sinh viên mang tới để giới thiệu về văn hóa ẩm thực mỗi quốc gia.
Các gian ẩm thực đều được ban chấm giải trao các loại giải thưởng khác nhau như, món ăn bán chạy nhất, món ăn ngon nhất, trang trí đẹp nhất…
Sau thời gian dành cho ẩm thực, mọi người lại cùng nhau tham gia chương trình văn nghệ. Các sinh viên Việt Nam, Nhật Bản, Mông Cổ, Ucraina… đều có những tiết mục văn nghệ đặc sắc, nhận được nhiều tràng vỗ tay tán thưởng của khán giả.
Đây là một hoạt động đã trở thành thông lệ ở Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt trước khi các sinh viên bước vào kì nghỉ Noel và năm mới, góp phần giúp cho sinh viên có cơ hội giao lưu và hiểu biết về con người, truyền thống văn hóa các quốc gia trên thế giới.
Một vài hình ảnh của chương trình Ngày hội văn hóa quốc tế vừa diễn ra tối 20/12:
![]() |
Các bạn sinh viên thể hiện nghệ thuật viết thư pháp. |