Phát biểu tại buổi lễ, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định vai trò của văn học nghệ thuật trong công tác tuyên truyền về biên giới, biển đảo đồng thời nhấn mạnh về tấm lòng tri ân bao thế hệ cha ông ta đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
![]() |
Nhà thơ Hữu Thỉnh và đại diện Bộ Tư lệnh Hải Quân trao giải Nhất cho 4 tác giả. |
Tinh thần ấy được lan tỏa, tiếp nối trong nhiều thế hệ người Việt và giới văn nghệ sĩ để cho ra đời những tác phẩm đầy tính hiện thực và xúc động. Các tác giả, tác phẩm và tập thể được tôn vinh, trao giải thưởng đợt 1 có chất lượng nội dung tốt, cách tiếp cận tinh tế, sâu sắc, nhiều tác phẩm đã chinh phục được bạn đọc, đoạt nhiều giải thưởng văn chương uy tín của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Hội Nhà văn Việt Nam…
![]() |
Các tác giả nhận giải Tôn vinh. |
Hội đồng Chung khảo đã trao 12 giải Tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc về đề tài biên giới, biển đảo. Đây là những tác phẩm đã xuất bản, được công chúng đón nhận, nhận các giải thưởng văn học bao gồm: Tổ quốc nhìn từ biển(Nguyễn Việt Chiến), Đảo chìm và hơi thở rừng hồi(Vương Trọng);Hạ thủy những giấc mơ(Nguyễn Hữu Quý); Sóng trầm biển dựng(Đoàn Văn Mật); Nơi khôn thiêng của biển(Lương Hữu Quang); Không phải trò đùa(Khuất Quang Thụy); Huyền thoại tàu không số(Đình Kính); Trường Sa kỳ vĩ và gian lao(Sương Nguyệt Minh); Biển xanh màu lá(Nguyễn Xuân Thủy); Trường Sa trong mắt trong(Nguyễn Mạnh Hùng);Nậm Ngặt mây trắng(Nguyễn Hùng Sơn); Tình không biên giới(Kim Quyên).
Nhà thơ Hữu Thình dù được Hội đồng chấm giải trao giải Tôn vinh nhưng ông đã xin rút.
![]() |
Những tác giả trẻ nhận giải Tôn vinh và giải thưởng đợt này. |
Bên cạnh giải Tôn vinh, Hội Nhà văn Việt Nam cũng trao giải thưởng sáng tác về biên giới, biển đảo cho 32 tác phẩm văn học. Giải Nhất thuộc về bốn tác phẩm: Đảo chìm Trường Sa(Trần Đăng Khoa); Mình và họ(Nguyễn Bình Phương); Ba phần tư trái đất(Thi Hoàng);Từ biển mà đi, Thơ viết về biển, Mộ gió(Trịnh Công Lộc).
Ban Tổ chức cũng trao 10 giải Nhì, 18 giải Ba. Giải thưởng cho Tập thể thuộc về các đơn vị: Báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Trang Web Hội Nhà văn Việt Nam, Tạp chí Thơ, Tạp chí Hồn Việt.
Tình Lê
Dịch giả Đoàn Tử Huyến qua đời sáng 22/11 tại Sơn Tây.
" alt=""/>Nhà thơ Hữu Thỉnh xin rút khỏi giải Tôn vinh về tác phẩm về biên giới, biển đảoDưới đây là 5 lý do giải thích vì sao ghế phía dưới so le với người lái lại VIP nhất:
1. An toàn nhất
Đối với ô tô con có từ 2-3 hàng ghế thì hàng ghế thứ 2 sẽ là nơi an toàn nhất khi xảy ra va chạm. Đơn giản vì vị trí này nằm ở giữa xe, các cú đâm từ trước hoặc sau cũng khó tác động trực tiếp tới người ngồi ở hàng ghế này.
Trong khi đó, người ngồi trước phải chịu lực quán tính lớn khi va chạm nên dễ bị đập đầu và ngực vào bảng taplo nếu dây an toàn và túi khí hoạt động không hiệu quả. Đặc biệt càng nguy hiểm hơn nếu kính chắn gió phía trước không may bị vỡ.
![]() |
Các nguyên thủ quốc gia luôn ngồi ở vị trí ghế VIP trên xe, đơn giản đây là vị trí an toàn nhất. |
2. Có vị trí ngồi thoải mái nhất
Vị trí VIP có chỗ để chân rất rộng rãi, nhất là khi kéo ghế phụ phía trước lên cao. Trong khi ở vị trí đối diện (ghế phía bên trái), việc điều chỉnh ghế của tài xế để có khoảng để chân rộng rãi hơn là không thể.
Trong 3 vị trí ở hàng ghế phía sau, vị trí ở giữa thường khá cứng và ở một số xe không có tựa đầu nên khi ngồi ở vị trí này trong thời gian dài rất khó chịu. Chính vì vậy, ở nhiều dòng xe cao cấp thường bỏ luôn vị trí này để biến thành bệ tỳ tay, cấu hình xe với 4 chỗ ngồi.
![]() |
Vị trí "Boss" ở trên các dòng xe cao cấp được trang bị rất nhiều tiện ích để phục vụ các ông chủ. |
3. Ít bị nắng trực tiếp
Ở những xe sedan hoặc xe 7 chỗ, hàng ghế thứ 2 là nơi mát mẻ và gần như không bị nắng trực tiếp so với hàng ghế trước. Do vậy phụ nữ và trẻ em thường ngồi ở hàng ghế này trong những ngày nắng gắt để tránh hại cho da.
4. Dễ dàng lên xuống xe
Những nước có tay lái bên trái như Việt Nam thì xe sẽ được đỗ ở sát lề phải, do vậy ghế bên phải chính là vị trí dễ dàng bước ra khỏi xe nhất. Chỉ cần mở cửa là người ngồi ở vị trí này có thể bước xuống xe an toàn và dễ dàng. Điều này các vị trí khác ở hàng ghế thứ hai không thể có được.
5. Khó bị lái xe “soi” qua gương chiếu hậu
So với tất cả các vị trí khác trên xe thì vị trí VIP có tầm bao quát trên xe tốt nhất. Người ngồi ở chỗ này có thể nhìn được phía trước (người lái xe), bên cạnh và phía sau dễ dàng. Đây cũng là vị trí đảm bảo sự riêng tư nhất bởi lái xe rất khó nhìn thấy người ngồi ở vị trí này qua gương chiếu hậu.
Như vậy, 5 lý do trên đã lý giải tại sao vị trí bên phải hàng ghế thứ 2 luôn là vị trí VIP nhất trên xe. Tại một số nước và khu vực phát triển còn có "luật bất thành văn" mặc định đây là vị trí dành cho ông chủ như một phần trong văn hoá sử dụng ô tô.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau vụ tai nạn của Youtuber triệu view "Nam Ok" ở Bắc Ninh, nhiều người đặt câu hỏi: "Liệu một chiếc xe 5 chỗ ngồi có được phép chở đến 6 người hay không?".
" alt=""/>Năm lý do giải thích vì sao đây lại là chỗ ngồi VIP nhất trên ô tôTôi đi học gần nhà, sau lên bậc cao mới phải học xa. Đoạn đường đi về 20 cây số bằng xe đạp. Đến khi ra trường 1999, tôi vẫn cọc cạch xe đạp và lập tức lên kế hoạch mua xe máy. Chỉ dám ước “con 78”, giá khoảng 1,5 cây vàng khi ấy!.
Honda Supper Dream thời đó giá 30 triệu đồng, tức khooảng 6 cây vàng (giá có thể mua được nhà nhỏ). May sao rộ lên xe máy Tàu. Thấy bạn mua con Wave 12 triệu tôi rất thích, dành dụm và vay mượn, có trong tay 10 triệu đồng, bạn dẫn tôi ra cửa hàng dọc đường Phan Đăng Lưu, tôi lại chọn con Dream Lifan với giá đúng 10 triệu, là 2 cây vàng.
![]() |
Chiếc xe đầu tiên: Thương thời dĩ vãng... |
Lần đầu ngồi trên xe do chính mình mua để tự mình điều khiển về nhà, tôi thấy cuộc sống thật tươi mới! Chiếc xe được tôi dán tem hồng, trông nó không khác xe Thái là mấy. Về sau, dòng xe Tàu giá càng giảm, lẽ đương nhiên chất lượng nếu so với con Lifan của tôi sẽ không bằng.
Năm ấy là năm 2000, tức sau chỉ vài tháng tôi đi làm chính thức. Có xe, tôi đăng ký ngay một khoá học ngoại ngữ. Đến nay ngót đã 20 năm, tôi đã thành thạo thêm một ngoại ngữ, là nhờ con Dream Lifan đó.
Chỉ một vài tháng sau, người bạn dẫn tôi đi mua xe rao bán mảnh đất nhà nó ở Bình Triệu 48m2 với giá 24 triệu đồng. Tôi tiếc nuối, nghĩ đến con xe, tài sản có giá trị duy nhất...Tôi quý nó. Ngủ mơ thấy mất xe cũng làm tôi hoảng hốt.
Tôi sử dụng chiếc xe 6 năm, rồi đổi chiếc khác, Sau đó, tôi chỉ quyết định bán nó với giá 3 triệu, hơn 2 chỉ vàng, lấy tiền đó bù chi phí sửa nhà. Nghĩa là trong căn nhà đầu tiên của tôi có xác chiếc xe máy đầu tiên. Đó là điều tôi ghi nhớ trên hành trình tự mình tạo lập.
Có người đổi qua hàng mấy chiếc xe rồi khát vọng lên đời xe hơi. Trong ước mơ của tôi lại không có xe hơi. Tôi đang sở hữu một xe số Honda bình thường, là chiếc xe thứ 3 tôi từng có. Tuổi thọ của nó tính cũng đã 6 năm. Nhiều biến động về giá cả, mẫu mã, chất lượng với xe máy hiện nay, đồng nghĩa với nhiều sự chọn lựa, không còn như thời tôi lúc mới ra trường... Tôi chỉ xem xe là phương tiện, nên chỉ mong nó bền, ít hỏng hóc.
Trong các dòng xe, tôi thích dòng bình dân là Wave Alpha, thích từ thời giá của nó chỉ 11 triệu. Tôi thương thời dĩ vãng của mình, cày cóc để có thứ mình muốn và gắn bó với nó, đầy ân tình. Tôi và chiếc xe đã rong ruổi trên nhiều con đường Sài Gòn, cả những con hẻm, nó đưa tôi ra cả ngoại thành, bước chân và tầm mắt tôi mở xa hơn là nhờ nó.
Đọc giả Nhiên Văn (Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh)
Bạn có kỷ niệm khó quên nào với chiếc xe đầu tiên của mình sở hữu? Trân trọng mời bạn đọc gửi bài viết chia sẻ tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Không hiểu do “yếu bóng vía” hay tâm lý thiếu tự tin của một lái mới mà tôi rất sợ mỗi khi phải đi qua chốt cảnh sát giao thông. Thấy bóng dáng “áo vàng” từ xa, tôi đã có cảm giác hồi hộp, tim đập loạn xạ.
" alt=""/>Tôi đã bước vào đời với chiếc Honda Dream Tàu giá 2 cây vàng