Facebook bắt đầu trừng phạt mạnh tay hơn với tài khoản cá nhân liên tục chia sẻ tin giả, sai sự thật, một nỗ lực nhằm triệt phá tin giả trên nền tảng.
Theo hệ thống mới, Facebook sẽ giảm lượt phân phối tất cả bài viết từ những người này, khiến nội dung của họ khó tiếp cận người dùng khác, kể cả khi bài viết đó đúng sự thật. Công ty đã áp dụng biện pháp tương tự cho các Page, Groups đăng tin giả nhưng đây là lần đầu tiên dùng cho người dùng cá nhân. Trước đây, Facebook chỉ hạn chế lượt tiếp cận của những bài viết bị các tổ chức xác minh sự thật “gắn cờ” mà chưa phạt người đăng.
Facebook từ chối tiết lộ sau bao nhiêu bài chia sẻ tin giả, người dùng sẽ bị phạt.
Ngoài ra, công ty của ông Mark Zuckerberg còn bắt đầu hiển thị thông điệp nếu người dùng bấm thích một trang thường xuyên chia sẻ tin giả để cảnh báo họ. Theo Facebook, điều này giúp mọi người có quyết định đúng đắn hơn nếu muốn theo dõi một trang nào đó.
Đây là động thái mới nhất của Facebook nhằm kìm chế sự lây lan của tin giả trên mạng xã hội. Nó là một thử thách không dễ dàng, đặc biệt khi liên quan tới bầu cử, dịch Covid-19. Hãng đã mở một trung tâm thông tin dành riêng cho Covid-19 hay biến đổi khí hậu để giới thiệu thông tin đáng tin cậy cho người dùng. Dù vậy, nó vẫn không theo kịp tin đồn, tin giả mà gần 3 tỷ người dùng đang tiếp xúc.
Facebook tuyên bố: “Dù là tin giả, gây nhầm lẫn về Covid-19, vaccine, biến đổi khí hậu, bầu cử hay chủ đề khác, chúng tôi sẽ đảm bảo ít người nhìn thấy thông tin giả mạo trên các ứng dụng của chúng tôi”. Đầu năm nay, công ty cho biết đã xóa 1,3 tỷ tài khoản giả từ tháng 10 tới tháng 12/2020.
Du Lam (Theo Bloomberg, Reuters)
Vụ đụng độ giữa Nga và Big Tech tiếp tục leo thang sau khi một tòa án phạt Google, Facebook vì không xóa nội dung mà Moscow xác định là bất hợp pháp.
" alt=""/>Facebook trừng trị tài khoản chuyên phát tán tin giả như thế nào?Trên diễn đàn hỗ trợ của Apple, một chủ đề thu hút sự chú ý nhiều tháng nay liên quan tới lỗi thông báo của iOS. Đó là người dùng iPhone không thể nhìn thấy thông báo, hoặc thông báo xuất hiện quá trễ. Chủ đề vượt mốc 100 trang với sự tham gia của đông đảo thành viên.
Họ nêu chi tiết sự cố, cách khắc phục để giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên, giải pháp của người này lại không hữu ích với người khác. Kết quả là một vòng luẩn quẩn xảy ra mà không có lời giải cuối cùng. Có người cho biết, đã trao đổi với nhân viên Apple hàng giờ liền nhưng không thành công. Có người thậm chí còn gửi email báo cáo đến CEO Apple Tim Cook.
Trong số những ý kiến gửi lên, gây chú ý nhất phải kể đến thành viên StubbornPixie. Người này chia sẻ: “Chỉ muốn cho mọi người biết là cuối cùng tôi cũng sửa được lỗi sau 6 tháng vô ích. Tôi đã mua Samsung Galaxy A12 với giá 180 USD. Tôi chưa bao giờ bỏ lỡ một thông báo nào kể từ lúc ấy”. StubbornPixie gửi lời chúc may mắn đến tất cả và còn hứa hẹn tiếp tục theo dõi chủ đề trên điện thoại mới.
Thành viên này tiết lộ “từng làm việc cho Apple 10 năm tại phòng Quan hệ khách hàng ở Austin, Texas (Mỹ). Đúng là đáng xấu hổ và tôi vừa phải mua máy Samsung”. StubbornPixie liên lạc nhiều lần với nhân viên Apple nhưng không được hỗ trợ. Thậm chí, bản thân còn bị mất hơn 600 USD vì lỡ thông báo làm việc quan trọng trên các ứng dụng Apple Messages, Facebook, Instagram, WhatsApp.
Một số thành viên khác trên diễn đàn cũng cho biết đã phải mua điện thoại mới do không sửa được lỗi. Người may mắn hơn được Apple gửi iPhone khác để thay thế. ZDN đánh giá đây có lẽ là lỗi “cứng đầu” nhất trên iOS.
Du Lam (Theo ZDN)
Người sáng lập Telegram cho biết việc phát triển phần mềm cho Apple giống như đang làm việc ở thời Trung cổ và gọi bất kỳ ai sử dụng iPhone là “nô lệ kỹ thuật số” trong bối cảnh bị Trung Quốc giám sát.
" alt=""/>Cựu nhân viên tiết lộ sự thật khiến Apple bẽ bàngPhòng nuôi cấy virus SARS-CoV-2 tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Ngày 14/3, bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt nên được chuyển lại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Kết quả xét nghiệm lần 2 tại BV, cho kết quả dương tính. Đến ngày 15/3, kết quả đối chứng tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng khẳng định dương tính.
Lý giải điều này, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị cho thời điểm lấy mẫu.
“Trường hợp bệnh nhân có xét nghiệm âm tính trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính là bình thường. Vì thời điểm lấy mẫu, bệnh nhân mới ở giai đoạn ủ bệnh, chưa đến ngưỡng phát hiện được bằng xét nghiệm. Vì vậy, có thể thấy, quy định cách ly 14 ngày hiện nay là hợp lý”, PGS Mai giải thích.
Theo PGS Mai, hiện nay thế giới sử dụng phương pháp xét nghiệm Realtime RT-PCR để xác định người nhiễm Covid-19. Đây là phương pháp có độ nhạy, độ đặc hiệu rất cao.
Đồng quan điểm, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, về nguyên tắc, virus corona khi vào cơ thể sẽ khu trú ở họng, có một số nhất định vào trong máu, một số sử dụng tế bào của đường hô hấp nhân lên và phát tán ra.
Do đó, việc ngày thứ 8 xét nghiệm âm tính rồi ngày thứ 9 lại dương tính là hết sức bình thường do thời điểm lấy mẫu, virus chưa phát triển ở hầu họng với lượng đủ lớn để phát hiện.
“Thời gian virus ủ bệnh để nhân đôi, nhân 5, nhân 10 phải cần một khoảng thời gian nhất định thì khi phết mẫu làm xét nghiệm mới thấy được”, BS Khanh giải thích.
BS Khanh khẳng định: “Không bao giờ có bệnh nhân nào vừa hít 1 con virus hay hít một lượng virus nhất định vào người mà xét nghiệm cho kết quả dương tính ngay. Khi hít phải, nuốt phải, virus sẽ đọng một lượng nhất định ở cổ họng, sau đó cần thời gian để xâm nhập vào tế bào rồi nhân lên, phát tán trở lại. Việc nhân đôi tuỳ thuộc từng cá thể, có thể 3, 5, 7 hoặc 11 ngày nên những ngày đầu xét nghiệm âm tính là bình thường”.
Do vậy, người tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh (tức F1) vẫn cần phải cách ly đủ 14 ngày vì trong khoảng thời gian này, bất cứ khi nào họ cũng có thể dương tính thành F0.
“Chỉ có phết họng âm tính sau 14 ngày, tức sau ngày 15 ngày thì mới có thể khẳng định không nhiễm bệnh”, BS Khanh nói.
BS Khanh nói thêm, trong thời gian ủ bệnh, virus gần như không lây, chỉ lây trước khi phát bệnh 12-24 giờ.
“Riêng với Covid-19, có đặc biệt khi có người khởi bệnh với các triệu chứng rất nhẹ như mệt mỏi, sốt nhẹ khiến người ta tưởng không có triệu chứng nhưng thực tế là có triệu chứng rồi vì quá nhẹ nên không biết”, BS Khanh giải thích.
Hiện nay, thời gian ủ bệnh trung bình của Covid-19 là 5-6 ngày, sớm nhất là 1 ngày, trễ nhất là 14 ngày.
Thúy Hạnh
- Cả 3 bệnh nhân mắc mới đều ghi nhận tại Hà Nội. Trong đó, có trường hợp đặc biệt bệnh nhân số 59 từng có kết quả âm tính cách đây 8 ngày nhưng ngày 5/3 đã dương tính với Covid-19.
" alt=""/>Vì sao nữ tiếp viên dương tính Covid