Đây là trường ĐH thứ 2 ở Việt Nam nhận chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cấp trường theo bộ tiêu chuẩn của AUN-QA. Trước đó tại Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội cũng đã đón nhận chứng nhận này.
Theo báo cáo gửi ĐH Bách khoa, đoàn chuyên gia AUN đã đánh giá các hoạt động của trường bao gồm lãnh đạo và quản lý, quản lý chiến lược, thiết kế và rà soát chương trình đào tạo, quản lý nghiên cứu khoa học, các hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học, kết nối và phục vụ cồng đồng là “tốt hơn mong đợi”.
![]() |
Bà Nantana Gajaseni, quyền Chủ tịch Hội đồng AUN-QA đã trao chứng nhận đạt chuẩn chất lương cấo trường của mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á cho ĐH Bách khoa TP.HCM |
Bà Nantana Gajaseni, quyền Chủ tịch Hội đồng AUN-QA đã trao chứng nhận đạt chuẩn chất lương cấo trường của mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á cho ĐH Bách khoa TP.HCM.
Ông Vũ Đình Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa cho biết, ngoài 12 chương trình đào tạo được công nhận chất lượng bởi AUN, hiện tại trường có 2 chương trình đạt kiểm định ABET (Tổ chức chuyên kiêm định chất lượng các chương trình kỹ thuật và công nghệ), 7 chương trình đào tạo đạt kiểm định CTI-ENAEE ( Uỷ ban Bằng kỹ sư Pháp, Cơ quan kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư Châu Âu công nhận thương hiệu chất lượng Châu Âu EUR- ACE Master Program), 2 chương trình đào tạo thạc sĩ đạt chuẩn khác...nâng tổng chương trình đào tạo đã được đánh giá và công nhận bởi các tổ chức kiểm định uy tín của khu vực và thế giới lên 23 chương trình.
![]() |
"Chúng tôi tin rằng, tự do trong giáo dục phải vượt qua biên giới các quốc gia. Đây là lý do để trường chúng tôi tích cực trong các hoạt động nhằm hội nhập quốc tế. Chất lượng không phải là đích đến mà là một hành trình. Sự tham gia của ĐH Bách khoa không chỉ nhằm cung cấp cho người học một môi trường học tập chất lượng, chuẩn mực quốc tế mà còn nâng cao danh tiếng trường"- ông Thành nói.
Ông Thành cho biết, ngay sau lễ đón nhận chứng nhận kiểm định này, trường sẽ bước bào đợt đánh giá lần thứ 101 theo bộ tiêu chuẩn AUN- QA và có thêm 1 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn này.
Cùng với việc trao giấy chứng nhận, AUN-QA cấp chương trình đào tạo cho 9 chương trình của 6 trường đại học thành viên của ĐHQG TP.HCM.
Lê Huyền- Văn Bình
Ngày 26/12, Trường ĐH Hà Nội tổ chức lễ đón nhận Quyết định và trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (thuộc Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) kiểm định và công nhận.
" alt=""/>Trường ĐH thứ 2 ở Việt Nam nhận chứng nhận đạt chuẩn chất lượng Đông Nam ÁHai anh em Bảo - Huy sinh ra trong một gia đình đông con có hoàn cảnh khó khăn. Để mưu sinh và chăm sóc người cha bị tai biến liệt giường, hai anh đã lăn lộn đủ nghề vất vả. Cách đây ít lâu, anh Huy vay mượn người quen chút tiền làm vốn để buôn bán nội thất cho một số công trình trên địa bàn tỉnh. Quốc Bảo đi theo anh trai để thi công.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 16/7/2024, khi đang làm việc tại một nhà hàng chuẩn bị khai trương ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, bình gas trong nhà phát nổ. Hậu quả, cả hai anh em bị bỏng nặng toàn thân, bất tỉnh, được người dân đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu.
Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, bác sĩ đã chuyển cả hai đến Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội). Tại đây, anh Bảo được xác định bỏng 70% diện tích cơ thể. Anh Huy nghiêm trọng hơn khi bỏng đến 97%. Đặc biệt, các vết bỏng sâu độ II gây tổn thương nội tạng trên cơ thể.
Bác sĩ đã dốc lòng tìm đủ mọi cách cứu chữa cho hai anh em. Toàn bộ phần da trên cơ thể anh Huy bị tuột, tổn thương các cơ quan nội tạng rất nặng. Anh phải mổ khí quản, đồng thời duy trì sự sống bằng việc ăn uống qua ống xông.
Đối với trường hợp anh Bảo, bác sĩ cho truyền thuốc tại phòng hồi sức tích cực. Điều đáng lo ngại là cả 2 đều không có bảo hiểm y tế, toàn bộ viện phí gia đình phải tự túc. Trung bình tiền thuốc cần thanh toán lên tới 30 triệu đồng/ngày.
Đây là con số quá lớn vượt ngoài khả năng lo liệu của gia đình. Bấy lâu nay, anh Bảo vốn là trụ cột kinh tế của cả nhà. Vợ lần lượt sinh 3 người con, nay đang mang thai con út ở tháng thứ 8, không thể đi làm kiếm tiền. Dù vậy, chị vẫn gửi các con cho họ hàng trông nom rồi vào bệnh viện chăm sóc chồng.
Trong khi đó, anh Huy cũng đang nuôi 4 người con ở độ tuổi đi học. Vợ anh là lao động tự do, thu nhập bất bênh. Số tiền vay để làm ăn chưa trả được thì nay đã gặp hoạ, chị hết sức lo lắng vì chẳng vay thêm được nữa để cứu chồng.
Chỉ trong vòng 1 tuần, gia đình đã chi trả hơn 300 triệu đồng cho hai anh em, đều là vay mượn người thân, bạn bè. "Có người tốt lắm, đưa tiền bảo cho chứ không cần trả, nhưng thật sự chúng tôi đang cần rất nhiều tiền để chạy chữa. Điện thoại, giấy tờ tuỳ thân, thẻ ngân hàng đã cháy hết, nhà cửa rối bời, tôi vẫn chưa biết làm cách nào xoay xở", chị Trâm chia sẻ.
Dự kiến, thời gian điều trị của hai anh em Bảo - Huy sẽ còn kéo dài vì tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí, khi có tiến triển, anh Huy vẫn cần lọc máu tích cực mới giữ được tính mạng. Do đó, chi phí chạy chữa sắp tới là gánh nặng cực lớn, trực tiếp đe doạ đến mạng sống của cả hai.
Phòng CTXH bệnh viện xác nhận: Hai anh em Dương Quốc Bảo và Dương Quốc Huy bị bỏng ga rất nặng, hiện đang được theo dõi ở phòng cấp cứu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông con, cả hai bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế nên chi phí càng thêm tốn kém.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phó Chủ tịch UBND xã Quất Lưu thông tin: Vụ nổ ga vừa qua ở phường Khai Quang khiến hai anh em ruột Dương Quốc Bảo và Dương Quốc Huy bị bỏng nặng. Hai người là công dân địa phương, lao động chính trong nhà, nuôi con nhỏ. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ nhưng chưa thấm vào đâu. Rất mong báo chí và các đơn vị kêu gọi cộng đồng cùng chung tay, giúp đỡ cho các nạn nhân có thêm điều kiện chữa bệnh.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Nguyễn Ngọc Trâm (vợ anh Bảo), thôn Phổ, xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. SĐT: 0971840161 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.203 (anh em Bảo - Huy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
Học sinh phải hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm và các năng lực của người công dân Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội theo yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới, đặc biệt là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
![]() |
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn đạo đức ở bậc tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển cảm xúc tích cực, ý thức đúng đắn về những chuẩn mực hành vi đạo đức. |
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Đạo đức và Giáo dục công dân là môn học bắt buộc; Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Học sinh phải đạt năng lực phát triển bản thân; năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, năng lực điều chỉnh hành vi pháp luật; năng lực giải quyết vấn đề về kinh tế cũng như các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Ở bậc tiểu học, môn Đạo đức giúp học sinh hình thành và phát triển cảm xúc tích cực, ý thức đúng đắn về những chuẩn mực hành vi đạo đức; cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập và sinh hoạt phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đồng, quy định của pháp luật, quy luật của tự nhiên và xã hội.
Ở THCS, môn Giáo dục công dân giúp học sinh có ý thức tự điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân; hình thành, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh; thích ứng một cách linh hoạt với xã hội biến đổi và thực hiện mục tiêu, kế hoạch của bản thân trên cơ sở các giá trị đạo đức, quy định của pháp luật.
Theo đó, ở hai bậc học này môn Giáo dục công dân nhằm định hướng học sinhvào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Ở THPT, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật giúp học sinh có được tình cảm, nhận thức, niềm tin và bản lĩnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật; có được năng lực thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân; có kỹ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kỹ năng sống.
Ngoài ra, trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của mình.
Yêu cầu người dạy phải chú trọng tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động khám phá, phân tích, khai thác các thông tin, xử lý các tình huống thực tiễn, các trường hợp điển hình của cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống học sinh;
Coi trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm của người học để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kỹ năng và thái độ tích cực, trên cơ sơ đó tự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai;
Vận dụng các hình thức giáo dục theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài trường; tăng cường các sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, công tác đoàn, đội của học sinh; tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo ra sự hứng thú cho học sinh; Kết hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội.
Bộ GD- ĐT cho biết, để dạy môn Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên có thể nghiên cứu kỹ chương trình và tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng là hoàn toàn có thể thực hiện được chương trình và triển khai kế hoạch giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng nội dung dạy học cụ thể trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở từng lớp, từng trường, từng địa phương.
Tuy nhiên lớp học cần được trang bị các tư liệu và đồ dùng dạy học gồm: tranh; ảnh; băng, đĩa; sách, tài liệu tham khảo có nội dung giáo dục về đạo đức, kỹ năng sống, kinh tế, pháp luật và đầu đĩa DVD; máy chiếu projector; màn hình tivi; giá để thiết bị; giá và nẹp treo tranh, ảnh; các văn phòng phẩm khác.
Việc đánh giá kể quả môn Giáo dục công dân sẽ được giác định trên mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt đặt ra cho mỗi lớp học. Cụ thể, đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra, bài tập thực hành, bài tập nghiên cứu,... ) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng, cũng như trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày;
Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng;
Kết quả đánh giá sau mỗi học kỳ và cả năm học đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Đạo đức. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Lê Huyền
Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành.
" alt=""/>Môn đạo đức trong chương trình giáo dục phổ thông mới