Ngày 3/1, trao đổi với PV, bà Trần Thị Thanh Cẩm - Phó Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) xác nhận chính quyền địa phương đã nhận được đơn trình báo của cha mẹ bé Nguyễn Thị Thu Ngân (13 tháng tuổi) về việc cháu bị chấn thương sọ não sau khi được gửi tại một nhà giữ trẻ tư nhân trên địa bàn.
![]() |
Gia đình cháu Ngân đã gửi đơn trình báo chính quyền địa phương về việc cháu bị chấn thương sọ não sau khi gửi ở nhà trẻ tư nhân. |
Theo trình báo của gia đình bé Ngân gửi đến các cơ quan chức năng, sáng ngày 23/12/2016, bé Ngân được đưa đến gửi tại nhà trẻ tư nhân của bà Ngô Thị Anh Đào, tại đường Nguyễn Cư Trinh. P. Lê Hồng Phong. TP. Quảng Ngãi.
Đến khoảng 16h cùng ngày, bà Ngô Thị Anh Đào gọi điện thoại cho anh Nguyễn Duy Tuấn (bố bé Ngân) đến đón con. Đến nơi, anh Tuấn phát hiện toàn thân con gái mình tím tái, sốt cao và méo miệng. Thấy tình hình nguy cấp, lập tức anh Tuấn đưa con đến phòng khám đa khoa Phúc Hưng (TP. Quảng Ngãi) để cấp cứu. Tại đây, sau khi thăm khám, do sức khỏe cháu bé nguy kịch nên các bác sĩ đã tức tốc chuyển cháu lên Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi để cấp cứu.
Được chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi trong tình trạng ngút thở, do quá lo lắng trước việc con gái mình nguy kịch, người nhà bệnh nhi này đã nổi nóng với các y, bác sĩ của bệnh viện. Sau đó, khi được các bác sĩ cho biết rằng con mình đã được cấp cứu trước đó ít giờ đồng hồ cùng một bản cam kết chịu trách nhiệm về việc xin cháu ra viện do “mẹ” của cháu kí, người nhà cháu Ngân đã “ngã ngửa” vì không hề hay biết gì.
“Hai vợ chồng tôi như khụyu xuống sau khi được bác sĩ cho xem bản cam kết xin ra viện do cô Đào (người giữ trẻ) ký”. Chị Trang (mẹ cháu Ngân) khóc nói.
Trao đổi với PV, bác sĩ Phạm Ngọc Lân - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi xác nhận, trường hợp bệnh nhi Nguyễn Thị Thu Ngân được chuyển tới bệnh viện để cấp cứu hai lần trong một ngày. Trước đó, trưa 23/12 cháu được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng tím tái, gần ngừng thở.
“Sau khi cấp cứu xong, bệnh nhân được chuyển lên khoa Nhi. Tại đây, người của nhà trẻ đã mạo danh người nhà bệnh nhân và kí vào bệnh án xin cháu Ngân về mặc dù bệnh viện yêu cầu phải nhập viện để điều trị” - ông Lân nói.
Sau khi tiến hành cấp cứu lần hai, cháu Ngân tạm thời qua cơn nguy kịch và được gia đình chuyển ra Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng để tiếp tục cứu chữa. Tại đây, sau khi tiến hành chụp CT, X-Quang các bác sĩ đã thông báo cháu Ngân bị chấn thương sọ não, tụ máu bầm trong não, tụ máu bầm cột sống và bị liệt một bên. Mặc dù được chỉ định phẩu thuật nhưng do sức khỏe cháu qua yếu nên không thể tiến hành.
Đến ngày 26/12/2016, tình trạng sức khỏe của cháu Ngân nặng hơn vì não đã bị phù, suy hô hấp nặng nên bác sĩ phải can thiệp sâu để hỗ trợ cháu thở oxy. Hiện bé gái này vẫn đang được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng. Theo gia đình nạn nhân, hiện bé vẫn chưa thể nhận biết được gì và liên tục rơi vào tình trạng hôn mê.
“Tôi đã trình báo lên Công an phường Lê Hồng Phong, nơi xảy ra vụ việc và Công an phường Trần Hưng Đạo, nơi gia đình tôi đang sinh sống và Công an thành phố Quảng Ngãi mong cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ việc” - chị Trang bức xúc.
Được biết, nhà trẻ tư nhân của bà Ngô Thị Anh Đào là một nhà trẻ tự phát, hiện đang giữ 3 trẻ (trong đó hai cháu là người thân trong nhà và cháu Ngân). Hiện cơ quan công an đã tiến hành đình chỉ nhà trẻ này, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra nguyên nhân sự việc.
Theo Dân trí
Tương tự vậy, tỉnh Thái Nguyên cũng có bước nhảy vọt về ICT Index chỉ sau 1 năm triển khai thành công IOC. Năm 2020, Thái Nguyên đứng thứ 44/63 trên bảng xếp hạng Vietnam ICT Index, đến năm 2021 đã xếp thứ 12/63 tỉnh thành trên cả nước về chuyển đổi số, đặc biệt là chỉ số về chính quyền số xếp thứ 3 toàn quốc.
Điểm giống nhau là 2 tỉnh cùng chọn một đơn vị tư vấn, triển khai dự án IOC: Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions).
Triết lý thiết kế mô hình IOC theo nguyên tắc “may đo” do Viettel Solutions triển khai cho 2 tỉnh cũng giúp dự án mang lại hiệu quả ngay lập tức. Mỗi tỉnh có những đặc điểm về nguồn lực cũng như nhu cầu bức thiết khác nhau, việc lựa chọn phương án may đo và triển khai quyết liệt, thần tốc là nhân tố then chốt giúp dự án thành công.
Bắt đầu từ sự thành công của IOC, Thừa Thiên - Huế có một “bệ phóng” vững chãi cũng như sự tự tin cần thiết để triển khai tiếp nhiều hạng mục khác của chính quyền số. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng giúp Huế vọt lên vị trí số 2 toàn quốc ở xếp hạng DTI và chính quyền số trong năm 2021.
Riêng với Thái Nguyên, ngoài chung quan điểm hướng tới người dân và doanh nghiệp, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Hải còn chia sẻ một giá trị quan trọng mà Thái Nguyên và Viettel có chung, đó là tính kỷ luật. Theo Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực thi chuyển đổi số. Tính kỷ luật cùng với sự tương đồng về triết lý đã tạo ra may mắn kép, giúp Thái Nguyên thực hiện thành công chuyển đổi số.
Khi nhìn lại cách mà Viettel Solutions đã triển khai, dẫn tới thành công về chuyển đổi số ở Thái Nguyên, một số chuyên gia đã liên tưởng tới mô hình “máy bay cất cánh”. Theo đó, để triển khai chuyển đổi số với một dự án lớn thành công nhanh, an toàn, hiệu quả sẽ giống như làm một chiếc máy bay cất cánh.
“Chiếc máy bay” cần yếu tố quan trọng là tốc độ và kỷ luật. Khi máy bay cất cánh, muốn nhanh và an toàn thì cần lập danh sách các đầu việc phải kiểm tra.
Trong dự án chuyển đổi số, nếu lãnh đạo tỉnh nắm được danh sách việc cần làm và kiểm tra khi thực hiện - đặc biệt với những dự án trọng điểm, thì việc tăng tốc nhanh nhưng vẫn an toàn và hiệu quả là khả thi.
Để có một danh sách như vậy, việc lựa chọn đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm thành công, với mô hình chuẩn về dự án là điều quan trọng. Vì thế, Viettel Solutions với các giá trị tương đồng về triết lý và kỷ luật quân đội là lựa chọn tốt.
Tuy nhiên, Thái Nguyên và Thừa Thiên - Huế sẽ phát triển các dự án mới về chính quyền số ra sao để nối tiếp thành công hiện tại vẫn là câu hỏi cần thêm thời gian để trả lời.
Thu Hà
" alt=""/>Giải mã thành công của chính quyền số ở Huế và Thái NguyênKhông chỉ anh Thái, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam cũng ghi nhận vấn đề tương tự. Theo phản ánh, một số người còn gặp phải tình trạng tin nhắn Messenger bị “nghẽn”, một lúc lâu sau khi gửi đi mới đến được máy người nhận. Sự cố trên xày ra với cả website Facebook và ứng dụng Facebook trên di động.
Ghi nhận của DownDetector cho thấy, trên toàn cầu, trong 24 giờ qua, không có sự gia tăng đột biến lượng phản ánh sự cố từ người dùng Facebook.
Những vấn đề chủ yếu mà người dùng Facebook trên khắp thế giới gặp phải là việc không thể truy cập Facebook thông qua website và ứng dụng. Do vậy, sự cố mà người dùng Việt gặp phải nhiều khả năng chỉ là vấn đề cục bộ và sẽ sớm được khắc phục.
Trọng Đạt
" alt=""/>Facebook gặp lỗi, người dùng Việt không gửi được file tài liệu