Như truyền thống mọi năm, Google Nhật Bản lại ra mắt một phiên bản bàn phím "kỳ quặc" như trò đùa. Thiết kế được họ sử dụng ở bản mới nhất là dạng hai mặt như dải Mobius, thay vì hình chữ nhật quen thuộc.
![]() |
Sản phẩm này không được tạo ra cho mục đích thương mại. Nhưng đề phòng trường hợp có người muốn dùng thử, bản mẫu in 3D của sản phẩm được các nhà phát triển cung cấp trên GitHub để tải xuống miễn phí. |
![]() |
"Có lẽ nhưng thiết kế bàn phím của chúng tôi trước đây chỉ tìm cách giải quyết vấn đề bề mặt. Do vậy, chúng ta cần một loại sản phẩm đột phá, giải quyết vấn đề cả 'trong lẫn ngoài'. Đây là bàn phím hai mặt có hai phần trước sau nối với nhau", Google Nhật Bản cho biết. |
![]() |
Giống như một trò đùa, nhưng chiếc bàn phím vẫn được thiết kế với kết cấu có thể chạy được. Nó được tạo thành bằng cách nối 26 mô-đun, mỗi phần có 8 phím cơ và cấp nguồn bằng cổng USB-C. Phụ kiện còn được trang bị cả đèn LED RGB thời thượng. |
![]() ![]() |
Google Nhật Bản cũng mô tả những trường hợp có thể khai thác chiếc bàn phím kỳ quặc này như đeo vào cổ tay, cả nhóm cùng lập trình hay làm đồ trang trí Giáng sinh. Thiết kế 208 phím của thiết bị gấp đôi thông thường, nên nó có thể được dùng cho cả tiếng Anh và tiếng Nhật cùng lúc. |
![]() ![]() |
Các dự án bàn phím DYI của Google Nhật Bản bắt đầu hơn 10 năm trước với nhiều phim bản "độc lạ" như keycap siêu to đội được trên đầu, dài như thanh katana xếp thành chiếc cốc. |
![]() |
Dù phi thực tế, các dự án này của đội ngũ vẫn nhận được lượng lớn sự quan tâm và ủng hộ của người dùng Internet. Các video công bố hàng năm luôn thu về hàng trăm nghìn lượt xem, cao hơn các nội dung khác của Google Nhật Bản. |
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
" alt=""/>Bàn phím hai mặt vô cực của Google![]() |
Ảnh Lê Ngọc Trinh xuống tóc gây xôn xao. |
Theo Lê Ngọc Trinh, cô từng trải qua những năm ví như "hố đen" của cuộc đời. Người mẫu liên tục chịu những cú sốc tình cảm, bị phản bội, tỵ nạnh, gia đình thì mỗi người một hướng không còn hạnh phúc, trong công việc bị người khác hại và nhiều người thân yêu bên cạnh lần lượt qua đời.
Những tổn thương dồn nén khiến Lê Ngọc Trinh suy sụp cả sức khỏe lẫn tinh thần. Cụ thể, cô bị trầm cảm, phải gặp bác sĩ điều trị suốt một thời gian dài nhưng không hiệu quả. Sau đó, Lê Ngọc Trinh nương nhờ Phật pháp, dần buông bỏ phiền não và hồi phục lại tinh thần.
![]() |
Cô cạo trọc đầu để thay đổi mình vì xưa nay vẫn luôn chấp ngã mái tóc dài. |
Hiện tại, Lê Ngọc Trinh vẫn là một cư sĩ thuần thành chứ không thọ giới xuất gia. Cô đang nuôi lại tóc. Mỗi ngày, cô dành thời gian tu tập tại gia, luôn giữ thân tâm an lạc.
"Tôi hiện sống nhẹ nhàng hơn, luôn muốn làm điều gì đó có ích cho cuộc đời và xã hội. Giờ tôi không mưu cầu gì nữa, tránh những điều tiêu cực. Mọi chuyện đã qua, tôi tin rằng đều là nghiệp duyên mình đã tạo", Lê Ngọc Trinh nói.
Về công việc, cô nói thêm: "Nghệ thuật vẫn là cái duyên với tôi. Nếu còn duyên, tôi vẫn sẽ cống hiến để làm đẹp và mua vui cho đời".
![]() |
Hình ảnh trước đây của Lê Ngọc Trinh. |
Lê Ngọc Trinh sinh năm 1996, quê gốc Cần Thơ, là diễn viên, người mẫu. Năm 2017, Lê Ngọc Trinh tham gia Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam nhưng không đạt thành tích như mong muốn. Cùng năm, cô thi Hoa hậu áo dài Việt Nam thế giới, giành vị trí Á hậu. Cô từng đóng các phim truyền hình như Kén mẹ chồng, Trả em kiếp này, Yêu em anh chạm vào đâu, Báo thù, Chuông gió...
Cẩm Loan
Người mẫu Lê Ngọc Trinh có vòng eo 56 cm từng "chinh chiến" tại các cuộc thi sắc đẹp, đóng nhiều phim trên sóng HTV.
" alt=""/>Sự thật chuyện người mẫu Lê Ngọc Trinh xuống tócThông tin tới báo chí tại buổi họp báo vào chiều ngày 8/4 tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chủ trì, ông Trần Nguyên Chung, Trưởng phòng An toàn hệ thống thông tin, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết các chiến dịch tấn công mạng, đặc biệt là tấn công ransomware, tập trung vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lớn đang cung cấp dịch vụ cho nhiều người dân và doanh nghiệp; chủ yếu vào các lĩnh vực quan trọng như chứng khoán, tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông…
Cuộc tấn công ransomware thường được bắt đầu từ một điểm yếu bảo mật của cơ quan, tổ chức. Sau khi xâm nhập vào hệ thống, kẻ tấn công sẽ “nằm vùng” trong hệ thống và chờ thời cơ chín muồi để phát động tấn công, làm tê liệt hệ thống, mã hóa toàn bộ dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp và yêu cầu nạn nhân phải trả tiền chuộc.
Ông Chung nhìn nhận nếu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng, thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ, có giám sát để phát hiện và phòng ngừa sớm, chủ động săn lùng lỗ hổng và điểm yếu thì hệ thống có thể khắc phục nhanh khi bị tấn công, giảm nhẹ thiệt hại.
Không thể tránh khỏi tấn công mạng, nhưng các tổ chức, doanh nghiệp có thể sẵn sàng. Sự sẵn sàng này sẽ giúp các đơn vị kịp thời khắc phục sự cố, nhanh chóng khôi phục lại hoạt động. Ông Trần Nguyên ChungNghị định 85 năm 2016 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đã nêu rõ các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước cũng như các hệ thống phục vụ nhiều người dân, doanh nghiệp cần phải được phân loại và bảo vệ an toàn theo cấp độ, từ 1 đến 5. Các hệ thống được xác định từ cấp độ 3 trở lên thì phải định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hàng năm.
Tại Quyết định 05 năm 2017 về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có phương án ứng cứu sự cố khi bị tấn công.
“Dù đã triển khai song đến nay, mức độ đầu tư cũng như các hoạt động tuân thủ vẫn chưa tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu”, ông Trần Nguyên Chung nhận xét.
Đặc biệt khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ theo mốc thời gian được nêu trong Chỉ thị 09 hồi tháng 2 và Công điện 33 ngày 7/4, đại diện Cục An toàn thông tin lưu ý các đơn vị quan tâm đến việc rà soát lại toàn bộ các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý của mình.
Cùng với đó, theo đại diện Cục An toàn thông tin, hiện nay các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang có xu hướng giấu thông tin khi gặp sự cố mất an toàn thông tin hoặc bị tấn công mạng. Điều này gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc cảnh báo, hỗ trợ khắc phục cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
“Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ hoạt động báo cáo ứng cứu sự cố đến các cơ quan chức năng để được hỗ trợ khắc phục, kịp thời cảnh báo trên diện rộng, giảm thiểu thiệt hại cho các cơ quan, đơn vị”, đại diện Cục An toàn thông tin đề nghị.
Trước sự gia tăng các cuộc tấn công ransomware vào tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam thời gian gần đây, Cục An toàn thông tin đã liên tục phát cảnh báo, đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc, nhất là các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông... chủ động rà soát và triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình. Cục An toàn thông tin cũng đã ban hành ‘Sổ tay hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ’ (Phiên bản 1.0), cùng với đó xây dựng ‘Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware’ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia. Đây là những tài liệu hữu ích giúp các cơ quan, tổ chức triển khai thuận lợi việc đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, đáp ứng các yêu cầu đề ra, chủ động phòng tránh và bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng của đơn vị trước các nguy cơ tấn công mạng tiềm ẩn. |