Regina Dugan
Dugan có bằng tiến sỹ kỹ sư cơ khí từ Caltech, là nhân vật có tiếng tăm trong ngành công nghệ nhờ công trình tại Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA), nơi cô làm giám đốc từ năm 2009 đến 2012. Google tuyển dụng cô năm 2012 để mở bộ phận Dự án và công nghệ hiện đại (ATAP) bên trong Motorola Mobility.
Cô báo cáo trực tiếp công việc cho Sundar Pichai. Thời điểm đó, Pichai là Giám đốc sản phẩm nhưng điều hành công việc hàng ngày và sau này được bổ nhiệm làm CEO Google tháng 8/2015. Dugan không còn liên hệ trực tiếp với Pichai do Chủ tịch Motorola Rick Osterloh quay lại làm Phó Chủ tịch phần cứng tháng 4/2016.
Đây chính là lúc Zuckerberg muốn mở rộng nỗ lực phần cứng của Facebook, trước đó giới hạn trong nhà sản xuất thiết bị đeo thực tế ảo Oculus. Sau thành công của Amazon với loa Echo, Zuckerberg muốn có thiết bị nhà thông minh riêng.
Một trong những điều đầu tiên Dugan làm khi tới Facebook là tìm kiếm dự án đang ở giai đoạn đầu, có tiềm năng nở rộ. Cô tìm ra một nguyên mẫu tên mã Little Foot, có thể xác định ai ở trong phòng và xoay về hướng đó.
Khi Zuckerberg bắt đầu ưu tiên video, Building 8 quyết định dùng Little Foot làm nền tảng cho thiết bị gọi video. Nhóm hợp tác với nhiếp ảnh gia kiêm nhà làm phim tài liệu Lucian Perkins để phát triển tính năng, cho phép camera hướng vào người đang nói trong khung hình.
Ý tưởng của thiết bị là tạo ra cầu nối, xóa nhòa khoảng cách điện tử giữa những người thân yêu. Cuối năm 2016, Building 8 trình ý tưởng cho Giám đốc công nghệ Mike Schroepfer và được bật đèn xanh.
Số 8 trong Building 8 đại diện cho 8 ký tự trong Facebook. Bộ phận nằm ở tòa nhà 59, thuộc trụ sở chính tại Menlo Park, California. Đó là nơi mà vào tháng 6/2017, vài nhân viên được lựa chọn đến sự kiện b*8 Underground để xem công trình của Building 8.
" alt=""/>Chuyện chưa kể về Building 8 và thất bại cay đắng của Facebook trong lĩnh vực phần cứngSmartphone không cần màn hình lớn?
Đây là định kiến đầu tiên mà Samsung phá vỡ với Galaxy Note. Vào thời điểm những năm đầu của cuộc cách mạng smartphone, màn hình điện thoại ở mức ngoài 3 inch đã là rất lớn. Tháng 2/2011, chiếc Galaxy S II với màn hình 4,3 inch ra mắt đã khiến mọi người trầm trồ vì màn hình Super AMOLED với chất lượng hiển thị xuất sắc và rất… khổng lồ.
Chỉ vài tháng sau, Samsung tiếp tục phá vỡ giới hạn về kích thước màn hình khi công bố Galaxy Note đời đầu với màn hình 5,3 inch. Kích thước này lớn đến nỗi những reviewer thời kỳ đó không biết gọi Note là gì, bởi nó lớn hơn hẳn so với một chiếc điện thoại, nhưng lại nhỏ hơn một chiếc máy tính bảng. Cuối cùng, người ta cũng nghĩ ra tên gọi cho thiết bị “khổng lồ” này: phablet, sự kết hợp giữa phone và tablet.
![]() |
Tuy nhiên, đến giờ chúng ta đều biết rằng 5,3 inch là kích thước khá… bình thường đối với một chiếc smartphone hiện đại. Bàn tay con người không hề to ra, nhưng những tiến bộ về thiết kế để “gọt” mỏng phần viền cùng với sự thích ứng với những màn hình lớn khiến nhu cầu những chiếc smartphone màn hình lớn ngày càng cao.
![]() |
Từ một smartphone “cá biệt”, giờ đây những chiếc smartphone màn hình lớn như Note đã trở thành chuẩn mực chung của thị trường
Bút stylus trên smartphone không hữu ích?
Sự phát triển của các công nghệ đôi khi là một vòng tròn, khi những công nghệ quay trở lại với dạng hoàn thiện hơn. Còn nhớ trước khi thời kỳ cách mạng smartphone bắt đầu, thiết bị thông minh bỏ túi là những chiếc PDA với bút stylus cảm ứng thiếu chính xác.
Màn hình cảm ứng đa điểm đã làm thay đổi hoàn toàn nhu cầu sử dụng bút stylus. Chỉ sau vài năm, người dùng gần như đã quên đi bút cảm ứng là gì. Đó là lý do sự xuất hiện của bút S Pen trên chiếc Note đã gây ngạc nhiên đến vậy. Không hẳn là bị phản đối, nhưng S Pen vẫn đối mặt nhiều nghi ngờ khi mới ra mắt.
Là sản phẩm hợp tác với Wacom, hãng sản xuất bảng vẽ điện tử hàng đầu thế giới, S Pen sở hữu nhiều khả năng đặc biệt như viết ghi chú nhanh, vẽ hình với độ chính xác cao hay thao tác với tài liệu.
Không chỉ là thiết bị viết, vẽ hay nhập liệu, chiếc bút này còn có thể giúp người dùng dịch thuật, điều khiển từ xa, cắt dán hình ảnh, thậm chí tạo ảnh hay tin nhắn động. Đây đều là những sự bổ sung để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
![]() |
Samsung nhanh chóng chứng minh rằng S Pen thực sự là một tính năng khác biệt |
Samsung không phải hãng duy nhất cố gắng tạo ra trải nghiệm sử dụng tốt hơn với bút. Sau thành công của Note, những chiếc bút cảm ứng bắt đầu xuất hiện trở lại trên smartphone. Tuy nhiên những sản phẩm cố gắng sao chép sự thành công của Note thiếu đi những tính năng hữu ích của S Pen, điều đã làm cho Note khác biệt ngay từ đầu.
Smartphone không thể làm việc thay máy tính?
Những chiếc smartphone giờ đây đã thay thế rất nhiều thứ, như sổ và bút bi, lịch, đồng hồ báo thức, máy chụp ảnh du lịch và hơn thế nữa. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người giữ định kiến rằng smartphone không đủ khả năng thay thế máy tính.
Quả thực nếu chỉ gói gọn trong thiết bị nằm trong lòng bàn tay, smartphone khó có thể thay thế hoàn toàn cho một cỗ máy tính với màn hình lớn, phím chuột đầy đủ. Tuy nhiên, Samsung đã biết cách đưa hai trải nghiệm này vào một với thiết bị Samsung DeX.
Là chữ viết tắt của ”Desktop eXperience” và được công bố cùng dòng Galaxy Note8, DeX thực sự phát huy tác dụng khi kết hợp cùng những chiếc Samsung Galaxy Note. Với hiệu năng mạnh mẽ, Galaxy Note8 vốn không hề e ngại những tác vụ công việc, bút S Pen thậm chí đôi lúc còn linh hoạt hơn cả chuột máy tính.
![]() |
DeX giúp chiếc Note trở thành một chiếc CPU thu nhỏ. Với khả năng kết nối hàng loạt thiết bị, thậm chí xuất hình lên máy tính và kết nối mạng Ethernet, điều mà nhiều laptop hiện đại vẫn còn chưa thực hiện mượt mà bằng. Với Samsung DeX, chiếc Galaxy Note hoàn toàn có thể “biến hình” thành một cỗ máy tính sẵn sàng làm việc mọi lúc, mọi nơi cho người dùng.
![]() |
Chân dung Galaxy Note10 trước thềm ra mắt hé lộ thiết kế và tính năng cao cấp dành cho người dùng trẻ, năng động |
Trong thế giới công nghệ, tạo ra xu hướng là mong muốn của tất cả những kẻ tham gia cuộc chơi. Tuy nhiên chỉ những người có năng lực thực sự, cùng khả năng thấu hiểu những nhu cầu của người tiêu dùng mới có thể phá vỡ những định kiến, tạo ra xu hướng mới cho thị trường.
Nhìn lại xuyên suốt lịch sử của Galaxy Note, có thể nhận thấy đây chính là hình mẫu của một kẻ phá vỡ giới hạn và nâng tầm trải nghiệm. Bên cạnh cấu hình, thiết kế hay tính năng, chính cá tính này của Galaxy Note đã biến dòng sản phẩm này thành một tượng đài trong làng công nghệ.
Thu Hằng
" alt=""/>Samsung Galaxy NoteÔng Phạm Văn Tam, CEO Asanzo (áo trắng). Ảnh: FBNV
Theo đó, CEO Asanzo sẽ nói về quá trình phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, xây dựng và phát triển các sản phẩm của Asanzo. CEO Asanzo cũng sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của những người tham dự liên quan đến quy trình sản xuất các sản phẩm của Asanzo.
Mới đây, Bộ Công Thương đang đưa ra lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Dự thảo Thông tư này được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Tại dự thảo này, Bộ Công Thương đưa ra 2 tiêu chí để xác định hàng hóa made in Vietnam. Đó là tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng và tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa”.
Tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng chiếm 30%
Đối với tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng, Bộ Công Thương đưa ra 2 công thức tính để doanh nghiệp lựa chọn áp dụng.
Một là, một hàng hóa được xác định là có xuất xứ Việt Nam khi có trị giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ tại Việt Nam chiếm 30% giá trị xuất xưởng của hàng hóa đó. Ví dụ, một chiếc áo có giá xuất xưởng là 100 nghìn đồng thì nếu trị giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ tại Việt Nam đạt khoảng 30% thì được công nhận là hàng made in Vietnam.
Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam bao gồm trị giá của nguyên liệu mua của nhà sản xuất trong nước hoặc do tổ chức, cá nhân tự sản xuất; chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy; nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo các chi phí khác và lợi nhuận…
Một công thức tính khác được Bộ Công Thương đưa ra để doanh nghiệp chọn lựa, đó là trị giá xuất xưởng trừ đi trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam chiếm khoảng 30% giá trị xuất xưởng của hàng hóa thì hàng hóa đó cũng được coi là made in Vietnam.
"Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam” là trị giá CIF (bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của Việt Nam) của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.
" alt=""/>Sáng mai, CEO Asanzo đăng đàn nói về Made in Vietnam