Những công nghệ mới trong chăm sóc trước sinh
Trong thời đại công nghệ, chăm sóc thai kỳ nguy cơ cao đã bước lên một tầm cao mới. Các bệnh viện tiên tiến như Bệnh viện Quốc tế Phương Châu đã ứng dụng các công nghệ hiện đại như:
Hệ thống siêu âm 4D: Giúp bác sĩ quan sát chi tiết cấu trúc và sự phát triển của thai nhi.
Chẩn đoán di truyền trước sinh: Trung tâm sinh học phân tử hiện đại, thực hiện các xét nghiệm NIPT, NIPT Plus, xét nghiệm nước ối… đảm bảo độ chính xác cao, giảm thiểu lo lắng cho mẹ bầu.
Những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu
Luôn lắng nghe cơ thể: Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo, giảm cử động thai hoặc đau đầu dai dẳng, mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Tuân thủ lời khuyên y tế: Thai kỳ nguy cơ cao đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa mẹ và bác sĩ. Mẹ bầu cần tuân thủ đầy đủ các chỉ định, từ dùng thuốc, chế độ ăn uống đến lịch tái khám.
Không tự ý dùng thuốc: Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, đặc biệt trong thai kỳ nguy cơ cao.
Chuẩn bị kế hoạch sinh: Mẹ bầu nên chuẩn bị trước kế hoạch sinh, bao gồm việc chọn bệnh viện uy tín, trao đổi với bác sĩ về phương pháp sinh và các biện pháp dự phòng trong trường hợp khẩn cấp.
Bệnh viện Quốc tế Phương Châu là bệnh viện đạt chứng nhận JCI - tiêu chuẩn y tế toàn cầu, cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho các thai kỳ nguy cơ cao. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, Phương Châu đã đồng hành cùng hàng ngàn gia đình trong hành trình vượt cạn an toàn. Tại đây, mẹ bầu không chỉ được theo dõi y tế chặt chẽ mà còn được hỗ trợ tận tình về tâm lý và dinh dưỡng. Dịch vụ tư vấn trực tiếp, gói khám thai định kỳ và chương trình hỗ trợ đặc biệt cho thai kỳ nguy cơ cao là những điểm mạnh giúp mẹ an tâm hơn trong suốt hành trình mang thai. Địa chỉ: Số 300, Nguyễn Văn Cừ (nối dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Tổng đài hỗ trợ (24/7): 1900 54 54 66 |
(Nguồn: Bệnh viện Quốc tế Phương Châu)
" alt=""/>Chăm sóc trước sinh cho thai kỳ nguy cơ caoTiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết tình trạng trẻ rất cam go, viêm phổi trầm trọng do ứ nước và bùn đất.
“Chưa bao giờ lịch sử cấp cứu bệnh nhân suy hô hấp có tổn thương phổi kèm theo nhiều dị vật, cát sỏi như vậy. Nếu không lấy dị vật có thể gây phản ứng viêm, nhiễm trùng, việc cấp cứu khó khăn. Một tuần rửa lọc phổi, dịch từ phổi vẫn đục ngầu bùn cát”, tiến sĩ Sơn nói.
N. còn được làm thêm các xét nghiệm về nấm, vi khuẩn có trong cát, bùn đất mà bệnh nhân hít phải trong thời gian bị lũ cuốn và vùi lấp. Các bác sĩ cùng bàn bạc đưa ra phác đồ tối ưu, giải pháp cứu chữa 2 lá phổi với nhận định không mấy khả quan.
Tiến sĩ Sơn chia sẻ những ngày đầu, việc cấp cứu rất căng thẳng, áp lực, kịch tính, nhiều lúc tưởng chừng tuyệt vọng, cơ hội sống hết sức mong manh.
Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Anh, Phó trưởng khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai, xúc động cho biết: "Chưa bao giờ trong chuyên môn chúng tôi gặp ca bệnh căng thẳng như vậy. Khó khăn nhất là chọn thuốc phù hợp, có những chẩn đoán sử dụng phác đồ chưa có tiền lệ cho bệnh nhi".
Ngày 18/9, em N. dừng lọc máu, ngày 20/9 được rút ống nội khí quản. Đến ngày 21/9, các bác sĩ phải đặt lại ống nội khí quản do sốt cao, tình trạng viêm phổi tiến triển nặng.
Từ ngày 25/9 đến ngày 29/9, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân cải thiện rõ rệt. Ngày 29/9, em N. cai thở máy và ngày 30/9 đã cử động được tại giường. Tiến sĩ Sơn xúc động nhớ lại khoảnh khắc bệnh nhi tỉnh: “Tôi cảm giác như người thân của mình vừa quay lại với sự sống”.
Mời chuyên gia Pháp sang tập phục hồi cho trẻ
Khi trẻ tỉnh, việc phục hồi chức năng rất quan trọng, Bệnh viện Bạch Mai mời chuyên gia từ Pháp sang để phục hồi chức năng. Ngày 9/10, bé N. đã đi lại được, tiếp xúc tốt, thở khí phòng. Các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và biểu hiện lâm sàng ghi nhận bệnh nhân phục hồi tốt.
Phó giáo sư Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ngay từ khi tiếp nhận bé N., ban lãnh đạo đã quyết tâm cố gắng cao nhất cứu người bệnh với mong muốn xoa dịu nỗi đau tại làng Nủ. Nhiều cuộc hội chẩn toàn bệnh viện đã diễn ra với tất cả chuyên khoa và mời chuyên gia Nhật Bản.
Để có nguồn lực điều trị cho bé N., bệnh viện nhận phối hợp chặt chẽ của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội ngay từ ban đầu, cung cấp thông tin về thẻ bảo hiểm y tế. Vì bão lũ, bệnh nhi không có bất cứ giấy tờ để có thể tra cứu, tổng số tiền mà quỹ bảo hiểm y tế chi trả gần 600 triệu đồng.
Số tiền còn lại do Bệnh viện Bạch Mai và các nhà hảo tâm thông qua sự kết nối của Phòng Công tác xã hội giúp đỡ người bệnh và gia đình, bao gồm chi phí về sinh hoạt trong thời gian em N. nằm viện.
Hôm 25/11, Blue Yonder, công ty cung cấp phần mềm quản trị chuỗi cung ứng của Panasonic, cho biết hệ thống bị gián đoạn do sự cố tấn công mã độc tống tiền ngày 21/11.
Starbucks nằm trong số các khách hàng sử dụng phần mềm Blue Yonder để theo dõi ca kíp và chấm công nhân viên tại Bắc Mỹ.
Do đó, theo người phát ngôn Starbucks, các cửa hàng phải chuyển sang phương pháp thủ công như giấy, bút để chấm công.
Tuy nhiên, sự cố không ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi. Vụ xâm phạm Blue Yonder tác động đến cửa hàng tại Mỹ và Canada.
Trong tin nhắn gửi nhân viên, Starbucks nói Blue Yonder chưa cung cấp khung thời gian cụ thể khi nào vấn đề có thể được giải quyết.
Marina Renneke, phát ngôn viên Blue Yonder, chia sẻ đang làm việc với các công ty bảo mật để đẩy nhanh quá trình phục hồi hệ thống.
Theo CNN, một số chuỗi cửa hàng tạp hóa tại Anh đã thực hiện các biện pháp đối phó với sự cố.
Trả lời Bloomberg News, đại diện chuỗi Morrisons nói sự cố Blue Yonder ảnh hưởng đến các hệ thống quản lý kho hàng nhưng các cửa hàng đang vận hành tốt nhờ vào hệ thống dự phòng.
Chuỗi Sainsbury cũng dùng phần mềm Blue Yonder nhưng chưa bị gián đoạn vì có giải pháp thay thế. Chuỗi Asda đưa ra phản hồi tương tự.
Các khách hàng của Blue Yonder hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, tạp hóa, logistics, xe hơi, nhà hàng.
(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Starbucks tê liệt, phải dùng giấy, bút chấm công